CTTĐT - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT-TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Lục Yên ngày càng được quan tâm, phát triển.
Người dân xã Tân Phượng tìm hiều về các quy định, chính sách của NHCSXH được niêm yết tại điểm giao dịch xã. Ảnh Báo Yên Bái
Đến 30/6/2024, dư nợ của huyện Lục Yên đã đạt trên 809 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2014. Trong đó đã có 11.204 hộ vay là người dân tộc thiểu số với dư nợ trên 703 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 86,87%/tổng dư nợ. Riêng các chương trình đặc thù dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số là chương trình cho vay theo Quyết định 755/QĐ-TTg và Quyết định 2085/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đạt 10,36 tỷ đồng, tăng 6,3 tỷ đồng so với thời điểm năm 2014.
Với ưu đãi về lãi suất cho vay, thời gian cho vay; quy trình, thủ tục phục vụ người dân tại các xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, góp phần làm chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn. Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sử dụng nguồn vốn tín dụng đúng mục đích, cơ bản có hiệu quả và trả nợ đúng hạn và có lãi để đầu tư tái sản xuất.
Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả thiết thực, đến nay đã có rất nhiều mô hình sản xuất của hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng cây ăn quả của hộ gia đình ông Nông Đức Ái, thôn 11 xã Mường Lai, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp của hộ gia đình ông Đinh Quang Thơ, thôn Khau Dự - xã Minh Tiến, thu nhập 150 triệu đồng/năm; Mô hình dự án sản xuất gạch không nung của hộ gia đình ông Trần Văn Cương, tổ 2, thị trấn Yên Thế, thu nhập 500 triệu đồng/năm; mô hình thực hiện dự án chế tác đá phong thủy của hộ gia đình ông Hoàng Văn Học, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, thu nhập 800 triệu đồng/năm; mô hình thực hiện dự án sản xuất tràng hạt của hộ gia đình ông Nông Mạnh Tuân, thôn Sơn Hạ, xã Mai Sơn, thu nhập trên 600 triệu đồng/năm; mô hình dự án xây dựng nhà lưới trồng rau và hoa quả sạch của hộ gia đình Lý Thị Cúc, Long Thị Ca, Đào Thị Lý thôn São, xã Tân Lập mỗi năm thu nhập trên 700 triệu đồng....Ngoài ra, nguồn vốn cho vay để đầu tư cho lĩnh vực xã hội, phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân đã phát huy hiệu quả, giúp cho đồng bào xây dựng được nhà cửa khang trang, ổn định cuộc sống, tạo việc làm cho lao động nông thôn; học sinh có thêm nguồn tài chính để đi học nghề, cao đẳng, đại học.
Kết quả trên đã góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương được đông đảo bà con người dân tộc thiểu số đồng tình ủng hộ, quyết tâm cao. Đến 30/6/2024, huyện Lục Yên đã giảm 2 xã thuộc khu vực III; 4 xã thuộc khu vực II theo Quyết định 861, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, và mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, huyện Lục Yên không còn xã thuộc khu vực III và khu vực II, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,8% so với năm 2023; phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 58 triệu đồng/người.
1226 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT-TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Lục Yên ngày càng được quan tâm, phát triển. Đến 30/6/2024, dư nợ của huyện Lục Yên đã đạt trên 809 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2014. Trong đó đã có 11.204 hộ vay là người dân tộc thiểu số với dư nợ trên 703 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 86,87%/tổng dư nợ. Riêng các chương trình đặc thù dành cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số là chương trình cho vay theo Quyết định 755/QĐ-TTg và Quyết định 2085/QĐ-TTg và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đạt 10,36 tỷ đồng, tăng 6,3 tỷ đồng so với thời điểm năm 2014.
Với ưu đãi về lãi suất cho vay, thời gian cho vay; quy trình, thủ tục phục vụ người dân tại các xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, góp phần làm chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn. Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sử dụng nguồn vốn tín dụng đúng mục đích, cơ bản có hiệu quả và trả nợ đúng hạn và có lãi để đầu tư tái sản xuất.
Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả thiết thực, đến nay đã có rất nhiều mô hình sản xuất của hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng cây ăn quả của hộ gia đình ông Nông Đức Ái, thôn 11 xã Mường Lai, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp của hộ gia đình ông Đinh Quang Thơ, thôn Khau Dự - xã Minh Tiến, thu nhập 150 triệu đồng/năm; Mô hình dự án sản xuất gạch không nung của hộ gia đình ông Trần Văn Cương, tổ 2, thị trấn Yên Thế, thu nhập 500 triệu đồng/năm; mô hình thực hiện dự án chế tác đá phong thủy của hộ gia đình ông Hoàng Văn Học, thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, thu nhập 800 triệu đồng/năm; mô hình thực hiện dự án sản xuất tràng hạt của hộ gia đình ông Nông Mạnh Tuân, thôn Sơn Hạ, xã Mai Sơn, thu nhập trên 600 triệu đồng/năm; mô hình dự án xây dựng nhà lưới trồng rau và hoa quả sạch của hộ gia đình Lý Thị Cúc, Long Thị Ca, Đào Thị Lý thôn São, xã Tân Lập mỗi năm thu nhập trên 700 triệu đồng....Ngoài ra, nguồn vốn cho vay để đầu tư cho lĩnh vực xã hội, phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân đã phát huy hiệu quả, giúp cho đồng bào xây dựng được nhà cửa khang trang, ổn định cuộc sống, tạo việc làm cho lao động nông thôn; học sinh có thêm nguồn tài chính để đi học nghề, cao đẳng, đại học.
Kết quả trên đã góp phần vào thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương được đông đảo bà con người dân tộc thiểu số đồng tình ủng hộ, quyết tâm cao. Đến 30/6/2024, huyện Lục Yên đã giảm 2 xã thuộc khu vực III; 4 xã thuộc khu vực II theo Quyết định 861, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, và mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, huyện Lục Yên không còn xã thuộc khu vực III và khu vực II, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,8% so với năm 2023; phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 58 triệu đồng/người.