Mù Cang Chải là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại vào mùa mưa lũ. Đứng trước những đợt mưa lớn bất thường năm nay, chính quyền và người dân huyện vùng cao phía Tây tỉnh Yên Bái này đã và đang tích cực triển khai các biện pháp phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân cũng như các công trình của nhà nước.
Người dân vùng lũ được bố trí tái định cư tại khu vực an toàn, thuận tiện
Cách đây tròn một năm, một trận mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề về người, nhà ở và các công trình công cộng ở Mù Cang Chải. 3 người chết do sạt lở đất đá và lũ cuốn trôi; gần 250 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó có 58 nhà bị sập đổ, vùi lấp và lũ cuốn trôi hoàn toàn, hơn 130 ngôi nhà bị hư hỏng và 52 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, viễn thông bị đổ gẫy, chia cắt, đất đá vùi lấp... Theo thống kê, trận lũ đã gây thiệt hại trên 400 tỷ đồng.
Gia đình ông Giàng A Chống ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn là một trong những hộ dân bị thiệt hại lớn sau trận mưa lũ. Ngôi nhà cùng nhiều tài sản đều trôi theo dòng lũ dữ, may mắn không có thiệt hại về người. Lũ qua đi, gia đình ông Chống đã được Nhà nước, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, người dân trong bản giúp công lao động để tìm đất dựng lại ngôi nhà mới. Trước mùa mưa lũ năm nay, ngôi nhà đã hoàn thành ở vị trí bằng phẳng, không lo sạt lở, đảm bảo kiên cố, an toàn hơn nơi ở trước đây.
“Nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước và người dân trong bản, năm nay gia đình không lo lũ quét và sạt lở đất nữa. Mọi thành viên trong gia đình rất yên tâm”, ông Chống nói.
Cũng như gia đình ông Chống, tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, hàng chục hộ dân bị mất trắng nhà và tài sản đã được huyện tìm quỹ đất, san tạo mặt bằng, cấp đất và hỗ trợ kinh phí để làm nhà mới. Đến nay, 100% hộ dân đã có nơi ở mới đảm bảo an toàn.
Anh Giàng A Hồng, Trưởng bản Trống Là chia sẻ, năm nay bản đã tổ chức họp dân và tuyên truyền cho bà con về các biện pháp phòng chống bão lũ, sạt lở đất: “Bản cũng có phương án, ví dụ như mưa bình thường thì dân có thể ở nhà, nhưng mưa to đến rất to thì có thể huy động di dời vào những nơi bản đã quy hoạch có thể an toàn trong thời gian mưa bão, lũ quét, sạt lở đất”.
Ông Sùng A Bình, Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn cho hay, trận lũ năm ngoái, xã bị thiệt hại nặng nhất huyện với 58 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó 21 nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 13 nhà phải di dời khẩn cấp. Nhiều tuyến đường, kênh mương thủy lợi, cây trồng, vật nuôi của người dân bị thiệt hại...
Để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa lũ năm nay, xã đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ như tuyên truyền, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, tích trữ lương thực. Bên cạnh đó, thực hiện sửa chữa, vệ sinh các công trình thoát nước, khơi thông dòng chảy để tiêu lũ kịp thời. Chính quyền xã cũng rà soát các hộ dân có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để có biện pháp đảm bảo an toàn.
Các công trình được làm mới, tu sửa sau lũ
Cũng theo ông Bình, mỗi một khu dân cư trong xã cũng được trang bị 1 chiếc kẻng để phòng khi mất điện, mất sóng điện thoại có thể gõ kẻng để cảnh báo cho người dân. Đồng thời mỗi khi có dự báo sắp có mưa lũ, xã chỉ đạo các bản cử đội xung kích phòng chống thiên tai đi thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân...
“Xã rút ra một số bài học kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương án đảm bảo tốt hơn. Trong đó cụ thể nhất là bổ sung nội dung nếu như mất đường thì phải làm như thế nào, mất điện phải làm như thế nào”, ông Sùng A Bình cho biết.
Mù Cang Chải nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, nhiều khe sâu, suối, dễ bị chia cắt, cô lập khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất. Ông Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, qua rà soát trước mùa mưa bão, trên địa bàn còn 40 hộ dân có nguy cơ ngập lụt; hơn 100 hộ có thể bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất.
Người dân bản Trống Là yên tâm sinh sống tại nơi ở mới
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiểm cứu nạn huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, ban, ngành thành viên, khi có tình huống xảy ra, sẽ huy động 4 tại chỗ hỗ trợ người dân. Các xã cũng tiếp tục chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả; từng bước di dời các hộ dân sinh sống ven khe, suối, khu vực sườn đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn...
“Chúng tôi chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN tăng cường kiểm tra cơ sở và chỉ đạo các xã đến từng bản thường xuyên rà sát, nắm bắt các phát sinh về nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, những hộ dân ở trong vùng nguy cơ sạt lở cao để khẩn trương chỉ đạo di dời”, ông Lê Trọng Khang cho hay.
Cũng theo ông Khang, huyện đã triển khai các giải pháp bảo vệ an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước... nhằm đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của người dân trong mùa mưa lũ.
902 lượt xem
Theo VOV
Mù Cang Chải là địa phương thường chịu nhiều thiệt hại vào mùa mưa lũ. Đứng trước những đợt mưa lớn bất thường năm nay, chính quyền và người dân huyện vùng cao phía Tây tỉnh Yên Bái này đã và đang tích cực triển khai các biện pháp phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân cũng như các công trình của nhà nước.Cách đây tròn một năm, một trận mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề về người, nhà ở và các công trình công cộng ở Mù Cang Chải. 3 người chết do sạt lở đất đá và lũ cuốn trôi; gần 250 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó có 58 nhà bị sập đổ, vùi lấp và lũ cuốn trôi hoàn toàn, hơn 130 ngôi nhà bị hư hỏng và 52 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, trường học, viễn thông bị đổ gẫy, chia cắt, đất đá vùi lấp... Theo thống kê, trận lũ đã gây thiệt hại trên 400 tỷ đồng.
Gia đình ông Giàng A Chống ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn là một trong những hộ dân bị thiệt hại lớn sau trận mưa lũ. Ngôi nhà cùng nhiều tài sản đều trôi theo dòng lũ dữ, may mắn không có thiệt hại về người. Lũ qua đi, gia đình ông Chống đã được Nhà nước, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, người dân trong bản giúp công lao động để tìm đất dựng lại ngôi nhà mới. Trước mùa mưa lũ năm nay, ngôi nhà đã hoàn thành ở vị trí bằng phẳng, không lo sạt lở, đảm bảo kiên cố, an toàn hơn nơi ở trước đây.
“Nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước và người dân trong bản, năm nay gia đình không lo lũ quét và sạt lở đất nữa. Mọi thành viên trong gia đình rất yên tâm”, ông Chống nói.
Cũng như gia đình ông Chống, tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, hàng chục hộ dân bị mất trắng nhà và tài sản đã được huyện tìm quỹ đất, san tạo mặt bằng, cấp đất và hỗ trợ kinh phí để làm nhà mới. Đến nay, 100% hộ dân đã có nơi ở mới đảm bảo an toàn.
Anh Giàng A Hồng, Trưởng bản Trống Là chia sẻ, năm nay bản đã tổ chức họp dân và tuyên truyền cho bà con về các biện pháp phòng chống bão lũ, sạt lở đất: “Bản cũng có phương án, ví dụ như mưa bình thường thì dân có thể ở nhà, nhưng mưa to đến rất to thì có thể huy động di dời vào những nơi bản đã quy hoạch có thể an toàn trong thời gian mưa bão, lũ quét, sạt lở đất”.
Ông Sùng A Bình, Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn cho hay, trận lũ năm ngoái, xã bị thiệt hại nặng nhất huyện với 58 nhà dân bị ảnh hưởng, trong đó 21 nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 13 nhà phải di dời khẩn cấp. Nhiều tuyến đường, kênh mương thủy lợi, cây trồng, vật nuôi của người dân bị thiệt hại...
Để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa lũ năm nay, xã đã chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa lũ như tuyên truyền, hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, tích trữ lương thực. Bên cạnh đó, thực hiện sửa chữa, vệ sinh các công trình thoát nước, khơi thông dòng chảy để tiêu lũ kịp thời. Chính quyền xã cũng rà soát các hộ dân có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để có biện pháp đảm bảo an toàn.
Các công trình được làm mới, tu sửa sau lũ
Cũng theo ông Bình, mỗi một khu dân cư trong xã cũng được trang bị 1 chiếc kẻng để phòng khi mất điện, mất sóng điện thoại có thể gõ kẻng để cảnh báo cho người dân. Đồng thời mỗi khi có dự báo sắp có mưa lũ, xã chỉ đạo các bản cử đội xung kích phòng chống thiên tai đi thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân...
“Xã rút ra một số bài học kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương án đảm bảo tốt hơn. Trong đó cụ thể nhất là bổ sung nội dung nếu như mất đường thì phải làm như thế nào, mất điện phải làm như thế nào”, ông Sùng A Bình cho biết.
Mù Cang Chải nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, nhiều khe sâu, suối, dễ bị chia cắt, cô lập khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất. Ông Lê Trọng Khang, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết, qua rà soát trước mùa mưa bão, trên địa bàn còn 40 hộ dân có nguy cơ ngập lụt; hơn 100 hộ có thể bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất.
Người dân bản Trống Là yên tâm sinh sống tại nơi ở mới
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiểm cứu nạn huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, ban, ngành thành viên, khi có tình huống xảy ra, sẽ huy động 4 tại chỗ hỗ trợ người dân. Các xã cũng tiếp tục chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả; từng bước di dời các hộ dân sinh sống ven khe, suối, khu vực sườn đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn...
“Chúng tôi chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN tăng cường kiểm tra cơ sở và chỉ đạo các xã đến từng bản thường xuyên rà sát, nắm bắt các phát sinh về nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, những hộ dân ở trong vùng nguy cơ sạt lở cao để khẩn trương chỉ đạo di dời”, ông Lê Trọng Khang cho hay.
Cũng theo ông Khang, huyện đã triển khai các giải pháp bảo vệ an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước... nhằm đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của người dân trong mùa mưa lũ.