Yên Bái là tỉnh miền núi với nhiều di sản, di tích văn hóa - lịch sử. Nhận thức lợi thế này, các cấp bộ đoàn cơ sở đã xây dựng chương trình phát triển du lịch gắn với những di sản - di tích, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Các chương trình du lịch về địa chỉ đỏ và các di tích lịch sử đang được các cấp bộ đoàn triển khai hiệu quả.
Tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 137 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 124 di tích cấp tỉnh. Mới đây, ngày 9/8, Lễ hội Gầu tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Lễ hội truyền thống.
Hơn hết, Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi với những địa danh được biết đến như: Hồ Thác Bà, vùng văn hóa Mường Lò, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, Suối nước nóng Trạm Tấu… đều là những danh thắng với cảnh quan đẹp làm “say lòng” những khách bộ hành có dịp dừng chân tại đây tham quan.
Mô hình du lịch cộng đồng được nhân rộng trong thanh niên Yên Bái.
Nhận thức rõ những lợi thế đó, anh Giàng A Dê (SN 1989, ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải) chia sẻ: “Là một thanh niên Mông, tôi hiểu phong tục, tập quán, văn hóa bản địa là nét riêng đặc sắc của quê hương mình. Mù Cang Chải rất đặc sắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên, ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Năm 2017, tôi đã quyết định mở một homestay dựa vào những lợi thế này để phát triển du lịch tại xã La Pán Tẩn với nhiều chương trình để du khách cùng ăn, cùng ở, cùng trải nghiệm cuộc sống của dân tộc Mông…”.
Không chỉ chăm phát triển bản thân, A Dê còn liên kết với các thanh niên khác trên địa bàn xây dựng các tour du lịch để quảng bá đất và người Mù Cang Chải. Từ đó, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Giàng A Dê nói: "Mình hy vọng những hoạt động này sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân La Pán Tẩn ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, từ việc làm của bản thân sẽ truyền cảm hứng để nhiều người Mông vươn lên thoát nghèo."
Ngoài Giàng A Dê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, hàng năm có hàng chục, hàng trăm đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn liền với phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên các vùng di sản.
Không chỉ vậy, các cấp bộ đoàn cơ sở hàng năm tổ chức hiệu quả các tour du lịch tham quan, tìm hiểu tại các "địa chỉ đỏ", các tour du lịch tâm linh đến các di tích lịch sử Bến Âu Lâu, Đèo Lũng Lô, Di tích lịch sử quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ... thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan.
Các thế hệ thanh niên Yên Bái thăm lại con đường Tà Xi Láng sau 20 năm.
Ngoài ra, Tỉnh Đoàn Yên Bái thường xuyên tổ chức các cuộc thi "Thiếu nhi với bản sắc văn hóa dân tộc", Cuộc thi "Tìm hiểu về văn hoá – lịch sử Yên Bái bằng tiếng anh – Yen Bai Discovery"... cùng nhiều hoạt động, chương trình thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, nhằm tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi về việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Trong đó, việc xây dựng mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong trường học”, triển khai sâu rộng đến trường học trên địa bàn. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với địa phương như: thành lập các câu lạc bộ Múa xòe cổ, Câu lạc bộ Khắp Thái, học chữ Thái cổ…
Các nhà trường đưa nghệ thuật xòe Thái vào để dạy ngoài giờ nhằm truyền dạy và bảo tồn văn hóa.
Trao đổi với Tiền Phong, anh Triệu Trí Lộc - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái cho biết: Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, Tỉnh Đoàn đã tích cực chỉ đạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội cấp cơ sở gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó quan tâm chú trọng tới các nội dung tuyên truyền, định hướng đoàn viên thanh niên giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái.
Bản sắc văn hóa chính là “linh hồn” của đồng bào. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ Yên Bái đã và đang mong muốn góp sức mình trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc bằng những việc làm cụ thể. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, anh Triệu Trí Lộc cho biết thêm.
Nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã thành lập và phát huy hiệu quả trên 200 đội thanh niên tình nguyện tập trung tại chỗ nhằm bảo tồn, tổ chức các hoạt động lễ hội.Trong đó, triển khai, cho ra mắt nhiều câu lạc bộ, mô hình thanh niên phát triển du lịch. Đặc biệt, tuổi trẻ Yên Bái đã cho ra mắt 32 mô hình “Thôn (bản) văn hóa thanh niên gắn với phát triển du lịch cộng đồng” tại 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
878 lượt xem
Theo TPO
Yên Bái là tỉnh miền núi với nhiều di sản, di tích văn hóa - lịch sử. Nhận thức lợi thế này, các cấp bộ đoàn cơ sở đã xây dựng chương trình phát triển du lịch gắn với những di sản - di tích, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.Tính đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 137 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 124 di tích cấp tỉnh. Mới đây, ngày 9/8, Lễ hội Gầu tào của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Lễ hội truyền thống.
Hơn hết, Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi với những địa danh được biết đến như: Hồ Thác Bà, vùng văn hóa Mường Lò, danh thắng cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, Suối nước nóng Trạm Tấu… đều là những danh thắng với cảnh quan đẹp làm “say lòng” những khách bộ hành có dịp dừng chân tại đây tham quan.
Mô hình du lịch cộng đồng được nhân rộng trong thanh niên Yên Bái.
Nhận thức rõ những lợi thế đó, anh Giàng A Dê (SN 1989, ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải) chia sẻ: “Là một thanh niên Mông, tôi hiểu phong tục, tập quán, văn hóa bản địa là nét riêng đặc sắc của quê hương mình. Mù Cang Chải rất đặc sắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên, ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Năm 2017, tôi đã quyết định mở một homestay dựa vào những lợi thế này để phát triển du lịch tại xã La Pán Tẩn với nhiều chương trình để du khách cùng ăn, cùng ở, cùng trải nghiệm cuộc sống của dân tộc Mông…”.
Không chỉ chăm phát triển bản thân, A Dê còn liên kết với các thanh niên khác trên địa bàn xây dựng các tour du lịch để quảng bá đất và người Mù Cang Chải. Từ đó, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Giàng A Dê nói: "Mình hy vọng những hoạt động này sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân La Pán Tẩn ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, từ việc làm của bản thân sẽ truyền cảm hứng để nhiều người Mông vươn lên thoát nghèo."
Ngoài Giàng A Dê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, hàng năm có hàng chục, hàng trăm đoàn viên thanh niên xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng gắn liền với phát huy giá trị văn hóa dân tộc trên các vùng di sản.
Không chỉ vậy, các cấp bộ đoàn cơ sở hàng năm tổ chức hiệu quả các tour du lịch tham quan, tìm hiểu tại các "địa chỉ đỏ", các tour du lịch tâm linh đến các di tích lịch sử Bến Âu Lâu, Đèo Lũng Lô, Di tích lịch sử quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ... thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến tham quan.
Các thế hệ thanh niên Yên Bái thăm lại con đường Tà Xi Láng sau 20 năm.
Ngoài ra, Tỉnh Đoàn Yên Bái thường xuyên tổ chức các cuộc thi "Thiếu nhi với bản sắc văn hóa dân tộc", Cuộc thi "Tìm hiểu về văn hoá – lịch sử Yên Bái bằng tiếng anh – Yen Bai Discovery"... cùng nhiều hoạt động, chương trình thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, nhằm tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi về việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Trong đó, việc xây dựng mô hình "Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương trong trường học”, triển khai sâu rộng đến trường học trên địa bàn. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với địa phương như: thành lập các câu lạc bộ Múa xòe cổ, Câu lạc bộ Khắp Thái, học chữ Thái cổ…
Các nhà trường đưa nghệ thuật xòe Thái vào để dạy ngoài giờ nhằm truyền dạy và bảo tồn văn hóa.
Trao đổi với Tiền Phong, anh Triệu Trí Lộc - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái cho biết: Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, Tỉnh Đoàn đã tích cực chỉ đạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội cấp cơ sở gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó quan tâm chú trọng tới các nội dung tuyên truyền, định hướng đoàn viên thanh niên giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái.
Bản sắc văn hóa chính là “linh hồn” của đồng bào. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ Yên Bái đã và đang mong muốn góp sức mình trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc bằng những việc làm cụ thể. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, anh Triệu Trí Lộc cho biết thêm.
Nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã thành lập và phát huy hiệu quả trên 200 đội thanh niên tình nguyện tập trung tại chỗ nhằm bảo tồn, tổ chức các hoạt động lễ hội.Trong đó, triển khai, cho ra mắt nhiều câu lạc bộ, mô hình thanh niên phát triển du lịch. Đặc biệt, tuổi trẻ Yên Bái đã cho ra mắt 32 mô hình “Thôn (bản) văn hóa thanh niên gắn với phát triển du lịch cộng đồng” tại 9/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.