CTTĐT - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên mực nước sông Hồng qua Yên Bái dâng cao, lúc 7h00 hôm nay đã đạt 33,68 m (trên báo động 3 là 1,68 m). Dự báo trong thời gian tới vẫn tiếp tục lên và đạt đỉnh 34,1m (trên báo động 3 là 4,1 m), gây ngập úng, chia cắt nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Người dân được các lực lượng chức năng hỗ trợ, di dời ra khỏi vùng nguy hiểm
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến 8h00 sáng nay - 9/9, trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có 5 nhà bị tốc mái, hỏng mái (trong đó có 3 nhà ở xã Tuy Lộc, 1 nhà ở xã Tân thịnh và 1 nhà ở phường Minh Tân); 5 hộ bị ảnh hưởng do sạt lở đất. 1 cột điện hạ thế tại xã Tân Thịnh bị đổ, gãy; gây đổ gãy 73 cây xanh tại các xã phường như Âu Lâu, Tân Thịnh, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh, Văn Phú, Tuy Lộc.
Cùng với đó, mưa lớn và nước sông dâng cao đã gây ngập úng, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình, trọng điểm là tại các xã, phường gồm Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Văn Phú, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Tuy Lộc, Nam Cường. Nơi ngập sâu nhất khoảng 4m. Hiện nay, thành phố Yên Bái đã tiến hành di dời tạm thời khoảng 3.500 hộ (trong đó có 1.500 hộ dân ở phường Hồng Hà; 326 hộ dân ở phường Nguyễn Thái Học; 282 hộ dân ở phường Nguyễn Phúc; 40 hộ dân ở phường Đồng Tâm; 13 hộ ở phường Minh Tân; 230 hộ ở phường Yên Ninh; 406 hộ ở xã Tuy Lộc; 272 hộ ở phường Nam Cường; 97 hộ ở xã Văn Phú; 86 hộ ở xã Giới Phiên, 285 hộ ở xã Âu Lâu; 64 hộ ở phường Hợp Minh và 9 hộ ở xã Tân Thịnh); ngập úng khoảng trên 500 ha lúa, rau màu, ao cá của các xã, phường ven sông.
Ngập úng cũng khiến nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố bị tắc nghẽn như tại khu vực đường Thanh Niên, Nguyễn Thái Học; đường qua khu vực Chợ, Ga Yên Bái; đường Trần Hưng Đạo, khu vực Bến xe Yên Bái cũ; đường Yên Bái - Khe Sang; đường 32C qua thôn Tiền Phong, Đông Thịnh, xã Giới Phiên; đường 168 qua thôn Ngòi Sen, Lưỡng Sơn, Bình Sơn, xã Văn Phú; đường 37 qua thôn Đắng Con, xã Âu Lâu; đường Hồ Xuân Hương, đường Hoàng Hoa Thám, phường Yên Ninh.
Trước tình hình đó, Thành phố Yên Bái đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các xã, phường trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra tại các khu vực bị thiệt hại, kịp thời chỉ đạo huy động lực lượng dân quân và các phương tiện để xử lý cây xanh, cột điện bị đổ và giúp đỡ các hộ bị thiệt hại nhà ở khắc phục để đảm bảo an toàn. Đến nay, các hộ bị thiệt hại về nhà ở, cây xanh, cột điện đã được khắc phục xong. Đối với các hộ đã bị ngập và có nguy cơ cao bị ngập do nước lũ sông Hồng dâng cao tại các xã, phường, Thành phố Yên Bái đã huy động 850 người, chủ yếu là lực lượng công an, quân đội, bảo vệ dân phố và 35 xuồng, thuyền máy, trên 50 xe tải để cùng nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Thành phố Yên Bái sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và mực nước trên các sông, suối chảy qua địa bàn để kịp thời thông báo trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân phòng tránh, sơ tán tạm thời đến nơi an toàn, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao sạt lở ta luy, ven sông, suối và ngập úng trên địa bàn. Đề nghị các xã, phường ven sông khẩn trương tuyên truyền, cảnh báo và huy động lực lượng, phương tiện giúp các hộ trong khu vực trũng thấp, bị ảnh hưởng do nước sông Hồng dâng cao sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn theo kế hoạch. Phân công lực lượng cảnh giới tại các khu vực ngập úng, sạt lở… Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phân luồng giao thông tại các khu vực ngập úng, sạt lở đảm bảo giao thông thông suốt.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi các khu vực như: Hồ đập, công trình đang thi công, các khu vực có nguy cơ về sạt lở ta luy, ven sông, suối và kiên quyết di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ cao bị ngập úng, bị sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng người dân để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. Sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, chủ động nắm bắt tình hình, thống kê và báo cáo kịp thời các thiệt hại để tổng hợp báo cáo tỉnh.
1513 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên mực nước sông Hồng qua Yên Bái dâng cao, lúc 7h00 hôm nay đã đạt 33,68 m (trên báo động 3 là 1,68 m). Dự báo trong thời gian tới vẫn tiếp tục lên và đạt đỉnh 34,1m (trên báo động 3 là 4,1 m), gây ngập úng, chia cắt nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Yên Bái.Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tính đến 8h00 sáng nay - 9/9, trên địa bàn thành phố Yên Bái đã có 5 nhà bị tốc mái, hỏng mái (trong đó có 3 nhà ở xã Tuy Lộc, 1 nhà ở xã Tân thịnh và 1 nhà ở phường Minh Tân); 5 hộ bị ảnh hưởng do sạt lở đất. 1 cột điện hạ thế tại xã Tân Thịnh bị đổ, gãy; gây đổ gãy 73 cây xanh tại các xã phường như Âu Lâu, Tân Thịnh, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Yên Thịnh, Văn Phú, Tuy Lộc.
Cùng với đó, mưa lớn và nước sông dâng cao đã gây ngập úng, chia cắt nhiều thôn, tổ, hộ gia đình, trọng điểm là tại các xã, phường gồm Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Văn Phú, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh, Tuy Lộc, Nam Cường. Nơi ngập sâu nhất khoảng 4m. Hiện nay, thành phố Yên Bái đã tiến hành di dời tạm thời khoảng 3.500 hộ (trong đó có 1.500 hộ dân ở phường Hồng Hà; 326 hộ dân ở phường Nguyễn Thái Học; 282 hộ dân ở phường Nguyễn Phúc; 40 hộ dân ở phường Đồng Tâm; 13 hộ ở phường Minh Tân; 230 hộ ở phường Yên Ninh; 406 hộ ở xã Tuy Lộc; 272 hộ ở phường Nam Cường; 97 hộ ở xã Văn Phú; 86 hộ ở xã Giới Phiên, 285 hộ ở xã Âu Lâu; 64 hộ ở phường Hợp Minh và 9 hộ ở xã Tân Thịnh); ngập úng khoảng trên 500 ha lúa, rau màu, ao cá của các xã, phường ven sông.
Ngập úng cũng khiến nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố bị tắc nghẽn như tại khu vực đường Thanh Niên, Nguyễn Thái Học; đường qua khu vực Chợ, Ga Yên Bái; đường Trần Hưng Đạo, khu vực Bến xe Yên Bái cũ; đường Yên Bái - Khe Sang; đường 32C qua thôn Tiền Phong, Đông Thịnh, xã Giới Phiên; đường 168 qua thôn Ngòi Sen, Lưỡng Sơn, Bình Sơn, xã Văn Phú; đường 37 qua thôn Đắng Con, xã Âu Lâu; đường Hồ Xuân Hương, đường Hoàng Hoa Thám, phường Yên Ninh.
Trước tình hình đó, Thành phố Yên Bái đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các xã, phường trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra tại các khu vực bị thiệt hại, kịp thời chỉ đạo huy động lực lượng dân quân và các phương tiện để xử lý cây xanh, cột điện bị đổ và giúp đỡ các hộ bị thiệt hại nhà ở khắc phục để đảm bảo an toàn. Đến nay, các hộ bị thiệt hại về nhà ở, cây xanh, cột điện đã được khắc phục xong. Đối với các hộ đã bị ngập và có nguy cơ cao bị ngập do nước lũ sông Hồng dâng cao tại các xã, phường, Thành phố Yên Bái đã huy động 850 người, chủ yếu là lực lượng công an, quân đội, bảo vệ dân phố và 35 xuồng, thuyền máy, trên 50 xe tải để cùng nhân dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, Thành phố Yên Bái sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và mực nước trên các sông, suối chảy qua địa bàn để kịp thời thông báo trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân phòng tránh, sơ tán tạm thời đến nơi an toàn, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao sạt lở ta luy, ven sông, suối và ngập úng trên địa bàn. Đề nghị các xã, phường ven sông khẩn trương tuyên truyền, cảnh báo và huy động lực lượng, phương tiện giúp các hộ trong khu vực trũng thấp, bị ảnh hưởng do nước sông Hồng dâng cao sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn theo kế hoạch. Phân công lực lượng cảnh giới tại các khu vực ngập úng, sạt lở… Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phân luồng giao thông tại các khu vực ngập úng, sạt lở đảm bảo giao thông thông suốt.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi các khu vực như: Hồ đập, công trình đang thi công, các khu vực có nguy cơ về sạt lở ta luy, ven sông, suối và kiên quyết di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ cao bị ngập úng, bị sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng người dân để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra. Sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, chủ động nắm bắt tình hình, thống kê và báo cáo kịp thời các thiệt hại để tổng hợp báo cáo tỉnh.