CTTĐT - Sở Công Thương Yên Bái chỉ đạo các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, nhằm ổn định thị trường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, lợi dùng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất thường, gây bất ổn thị trường.
Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện cam kết cung cấp hàng hóa thiết yếu đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời, không lợi dụng tình hình bão, lũ để găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Sở Công Thương đề nghị Công ty điện lực Yên Bái, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và các Trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở kinh thương mại trên địa bàn tỉnh phối hợp triển khai thực hiện ngay một số nội dung, như sau:
1. Cục quản lý thị trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong công tác tuyên truyền, nắm bắt diễn biến thị trường cung – cầu hàng hoá nhất là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm (phở, mỳ tôm, bột canh …), dung dịch tẩy khuẩn … để đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ công tác phòng, chống dịch; chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, nhằm ổn định thị trường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, lợi dùng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất thường, gây bất ổn thị trường; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu.
- Chỉ đạo các Đội quản lý thị trường tại các huyện, thị, thành phố chủ động, tăng phối kết hợp với các cơ quan chức năng trên địa bản hướng dẫn các hộ kinh doanh và các chợ thực hiện việc niêm yết giá và bán hàng hoá cung ứng dịch vụ theo giá niêm yết, chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn kịp thời việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm, lợi dụng để đầu cơ, tăng giá hàng hoá thu lợi bất chính.
- Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ký cam kết không lợi dụng tình hình bão, lũ để găm hàng, đầu cơ, tích trữ, tăng giá bất hợp lý.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các chốt, trạm kiểm soát trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị, các phương tiện, người tham tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh được lưu thông thông suốt.
- Phối hợp chặt với các cơ quan chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh để đưa ra các phương án xử lý linh hoạt, hỗ trợ lưu thông hàng hóa trong các trường hợp phát sinh cụ thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh.
3 Sở Y tế
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị thuốc chữa bệnh đáp ứng kịp thời trong việc khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tình; đồng thời cung cấp đầy đủ các loại dung dịch tẩy khuẩn và hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh sau bão lũ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương sản xuất, nuôi trồng các loại nông, lâm, thủy sản phù hợp với nhu cầu, khả năng tiêu thụ, nhằm chủ động đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động, phối hợp làm việc với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản … có quy mô trang trại, hộ gia đình để huy động thu mua, tập kết hàng hóa đưa ra lưu thông trên địa bàn khi cần thiết.
- Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp các thông tin về hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
5. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp chặt với các cơ quan chức năng, địa phương của tỉnh để đưa ra các phương án xử lý kịp thời tại thời điểm cụ thể; chỉ đạo đơn vị trực thuộc tạo điều kiện cho phương tiện, con người của các doanh nghiệp được lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng phương án đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ người dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc tình hình dịch bệnh, tình hình thị trường, nhu cầu của người dân có phương án đảm bảo nguồn hàng hóa, phương án cung ứng hàng hóa phù hợp. Có phương án bố trí về con người, phương tiện để sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại khu vực đang còn bị chia cắt, khó khăn trong việc di chuyển.
- Phối hợp với Sở Công Thương thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung ứng điện, giá cả thị trường hàng hóa để có biện pháp xử lý kịp thời.
7. Công ty Điện lực Yên Bái
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục tập trung cao độ để sửa chữa, khôi phục hệ thống điện để cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân.
- Chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, vật tư, thiết bị để ứng phó kịp thời với tình huống thiên tai, đảm bảo an toàn và nhanh chóng khắc phục để cấp điện trở lại khi có sự cố xảy ra.
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền đến nhân dân các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão, duy trì và đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.
8. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
- Chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…); phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân khi có yêu cầu.
- Giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng; có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các khu vực đang thực hiện, phong tỏa, giãn cách xã hội; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.
- Thực hiện cam kết cung cấp hàng hóa thiết yếu đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời, không lợi dụng tình hình bão, lũ để găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động nhập hàng để đảm bảo cung ứng phục vụ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh, cố gắng sửa chữa, khôi phục các cửa hàng xăng dầu bị ngập nước, bị hỏng để nhanh chóng bán hàng.
682 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Công Thương Yên Bái chỉ đạo các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, nhằm ổn định thị trường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, lợi dùng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất thường, gây bất ổn thị trường. Sở Công Thương đề nghị Công ty điện lực Yên Bái, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và các Trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở kinh thương mại trên địa bàn tỉnh phối hợp triển khai thực hiện ngay một số nội dung, như sau:
1. Cục quản lý thị trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong công tác tuyên truyền, nắm bắt diễn biến thị trường cung – cầu hàng hoá nhất là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm (phở, mỳ tôm, bột canh …), dung dịch tẩy khuẩn … để đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ công tác phòng, chống dịch; chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, nhằm ổn định thị trường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, lợi dùng tình hình dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất thường, gây bất ổn thị trường; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu.
- Chỉ đạo các Đội quản lý thị trường tại các huyện, thị, thành phố chủ động, tăng phối kết hợp với các cơ quan chức năng trên địa bản hướng dẫn các hộ kinh doanh và các chợ thực hiện việc niêm yết giá và bán hàng hoá cung ứng dịch vụ theo giá niêm yết, chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn kịp thời việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm, lợi dụng để đầu cơ, tăng giá hàng hoá thu lợi bất chính.
- Hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh ký cam kết không lợi dụng tình hình bão, lũ để găm hàng, đầu cơ, tích trữ, tăng giá bất hợp lý.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các chốt, trạm kiểm soát trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị, các phương tiện, người tham tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh được lưu thông thông suốt.
- Phối hợp chặt với các cơ quan chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh để đưa ra các phương án xử lý linh hoạt, hỗ trợ lưu thông hàng hóa trong các trường hợp phát sinh cụ thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh.
3 Sở Y tế
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị thuốc chữa bệnh đáp ứng kịp thời trong việc khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tình; đồng thời cung cấp đầy đủ các loại dung dịch tẩy khuẩn và hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh sau bão lũ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương sản xuất, nuôi trồng các loại nông, lâm, thủy sản phù hợp với nhu cầu, khả năng tiêu thụ, nhằm chủ động đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động, phối hợp làm việc với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản … có quy mô trang trại, hộ gia đình để huy động thu mua, tập kết hàng hóa đưa ra lưu thông trên địa bàn khi cần thiết.
- Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp các thông tin về hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
5. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp chặt với các cơ quan chức năng, địa phương của tỉnh để đưa ra các phương án xử lý kịp thời tại thời điểm cụ thể; chỉ đạo đơn vị trực thuộc tạo điều kiện cho phương tiện, con người của các doanh nghiệp được lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiêu thụ nông sản cho người dân trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng phương án đảm bảo cung ứng, lưu thông hàng hóa, đảm bảo đủ hậu cần hàng hóa lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để phục vụ người dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc tình hình dịch bệnh, tình hình thị trường, nhu cầu của người dân có phương án đảm bảo nguồn hàng hóa, phương án cung ứng hàng hóa phù hợp. Có phương án bố trí về con người, phương tiện để sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân tại khu vực đang còn bị chia cắt, khó khăn trong việc di chuyển.
- Phối hợp với Sở Công Thương thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung ứng điện, giá cả thị trường hàng hóa để có biện pháp xử lý kịp thời.
7. Công ty Điện lực Yên Bái
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục tập trung cao độ để sửa chữa, khôi phục hệ thống điện để cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân.
- Chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, vật tư, thiết bị để ứng phó kịp thời với tình huống thiên tai, đảm bảo an toàn và nhanh chóng khắc phục để cấp điện trở lại khi có sự cố xảy ra.
- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền đến nhân dân các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão, duy trì và đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.
8. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
- Chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…); phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân khi có yêu cầu.
- Giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng; có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các khu vực đang thực hiện, phong tỏa, giãn cách xã hội; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.
- Thực hiện cam kết cung cấp hàng hóa thiết yếu đảm bảo chất lượng, đầy đủ, kịp thời, không lợi dụng tình hình bão, lũ để găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động nhập hàng để đảm bảo cung ứng phục vụ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; chấp hành nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh, cố gắng sửa chữa, khôi phục các cửa hàng xăng dầu bị ngập nước, bị hỏng để nhanh chóng bán hàng.