CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2018.
100% các cơ quan hành chính nhà nước có mạng LAN đảm bảo tiêu chuẩn, được kết nối Internet tốc độ cao và mạng Truyền số liệu chuyên dùng
Mục đích của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với công tác cải cách hành chính nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, nhằm thúc đẩy cải cách hành chính góp phần đẩy nhanh việc xây dựng nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh; Triển khai quyết liệt, đồng bộ, liên thông các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh tới các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là triển khai đưa vào hoạt động Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến kết nối liên thông với phần mềm quản lý Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái để xử lý tất cả các thủ tục hành chính công và những giao dịch hành chính liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương của tỉnh; Đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT một cách đồng bộ, sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; Phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo về chất và lượng. Tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị hệ thống, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho công chức chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Yên Bái triển khai xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái phiên bản 1.0; mua sắm, nâng cấp các hệ thống mạng LAN, 100% các cơ quan hành chính nhà nước có mạng LAN đảm bảo tiêu chuẩn, được kết nối Internet tốc độ cao và mạng Truyền số liệu chuyên dùng; nâng cấp và trang bị thêm máy vi tính cho các cán bộ, công chức trong các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đạt tỷ lệ 1 người/1máy vi tính và cấp xã, phường, thị trấn tối thiểu đạt 1,5 cán bộ/1 máy tính; tiếp tục triển khai xây dựng mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Yên Bái đảm bảo 100% các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện qua hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện; triển khai ứng dụng hệ thống chữ ký số và chứng thực điện tử cho 100% các cơ quan, đơn vị cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã đáp ứng nhu cầu gửi nhận văn bản điện tử, đảm bảo giao dịch điện tử và đảm bảo bí mật nhà nước; Tăng cường hợp tác với các địa phương, tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Duy trì, phát triển Trang thông tin điện tử cho 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; Đảm bảo 100% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh; Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của địa phương để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin (xây dựng Trục tích hợp liên thông); nâng cấp, chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến hoàn thiện các chức năng, tính năng của phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Duy trì phần mềm đến 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; phấn đấu triển khai mới phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho 20 xã, phường, thị trấn; cấp mới tài khoản và hướng dẫn sử dụng thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ cán bộ, công chức sử dụng hòm thư điện tử công vụ tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố đạt 80%; tại các xã, phường, thị trấn đạt 40%; xây dựng và nâng cấp các dịch vụ công lên mức giao tiếp mức độ 3, 4 đạt 100% (theo danh mục được phê duyệt tại Kế hoạch số 196/KH-UBND 09/11/2017 của UBND tỉnh Yên Bái); xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính y tế, giáo dục và đào tạo; nâng cấp, phát triển các phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự, tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản…
Xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Yên Bái, xây dựng 247 dịch vụ công (DVC) mức độ 3, 4 (210 cấp tỉnh, 35 cấp huyện và 02 cấp xã theo Kế hoạch xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công số 196/KH-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh), kết nối với phần mềm quản lý Trung tâm Hành chính công tỉnh; 100% các sở, ban, ngành triển khai phần mềm một cửa liên thông theo quy mô xây dựng phần mềm Trung tâm Hành chính công, triển khai xây dựng mới từ 1-2 phần mềm một cửa điện tử liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời triển khai tới các xã trực thuộc; Hoàn thiện việc nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thành viên trên cổng đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, tiến tới triển khai xây dựng Trang thông tin điện tử tới các xã, phường, thị trấn; Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ cán bộ, công chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trên Cổng Thông tin điện tử, Cổng dịch vụ hành chính công đạt tỷ lệ sử dụng dịch vụ công đạt 20-40%.
Đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp… đảm bảo kết nối đồng bộ với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mở 01 lớp quản trị mạng chuyên sâu, trong đó tập trung vào nội dung đảm bảo an toàn thông tin; mở 01 lớp đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; mở 04 lớp đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức cơ bản, nâng cao cho toàn thể cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tổ chức 01 buổi diễn tập phòng thủ đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, biên tập nội dung trên mạng Internet; Tập huấn kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin chuyên ngành, các hệ thống dịch vụ công gắn liền với việc triển khai các chương trình, dự án.
Đào tạo chuyên gia về CNTT của tỉnh theo các chương trình ngắn và dài hạn đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin mạng, quản lý dự án và một số lĩnh vực khác nhằm tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án; đảm bảo an toàn thông tin mạng, chống lộ lọt thông tin.
1990 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2018.Mục đích của Kế hoạch nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với công tác cải cách hành chính nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, nhằm thúc đẩy cải cách hành chính góp phần đẩy nhanh việc xây dựng nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh; Triển khai quyết liệt, đồng bộ, liên thông các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh tới các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là triển khai đưa vào hoạt động Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến kết nối liên thông với phần mềm quản lý Trung tâm Hành chính công tỉnh Yên Bái để xử lý tất cả các thủ tục hành chính công và những giao dịch hành chính liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương của tỉnh; Đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT một cách đồng bộ, sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; Phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo về chất và lượng. Tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về quản trị hệ thống, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho công chức chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
Để đạt được mục tiêu trên tỉnh Yên Bái triển khai xây dựng và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái phiên bản 1.0; mua sắm, nâng cấp các hệ thống mạng LAN, 100% các cơ quan hành chính nhà nước có mạng LAN đảm bảo tiêu chuẩn, được kết nối Internet tốc độ cao và mạng Truyền số liệu chuyên dùng; nâng cấp và trang bị thêm máy vi tính cho các cán bộ, công chức trong các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đạt tỷ lệ 1 người/1máy vi tính và cấp xã, phường, thị trấn tối thiểu đạt 1,5 cán bộ/1 máy tính; tiếp tục triển khai xây dựng mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Yên Bái đảm bảo 100% các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện qua hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện; triển khai ứng dụng hệ thống chữ ký số và chứng thực điện tử cho 100% các cơ quan, đơn vị cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã đáp ứng nhu cầu gửi nhận văn bản điện tử, đảm bảo giao dịch điện tử và đảm bảo bí mật nhà nước; Tăng cường hợp tác với các địa phương, tổ chức và chuyên gia trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Duy trì, phát triển Trang thông tin điện tử cho 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; Đảm bảo 100% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh; Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của địa phương để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin (xây dựng Trục tích hợp liên thông); nâng cấp, chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến hoàn thiện các chức năng, tính năng của phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Duy trì phần mềm đến 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện; phấn đấu triển khai mới phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho 20 xã, phường, thị trấn; cấp mới tài khoản và hướng dẫn sử dụng thư điện tử công vụ cho 100% cán bộ cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ cán bộ, công chức sử dụng hòm thư điện tử công vụ tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố đạt 80%; tại các xã, phường, thị trấn đạt 40%; xây dựng và nâng cấp các dịch vụ công lên mức giao tiếp mức độ 3, 4 đạt 100% (theo danh mục được phê duyệt tại Kế hoạch số 196/KH-UBND 09/11/2017 của UBND tỉnh Yên Bái); xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính y tế, giáo dục và đào tạo; nâng cấp, phát triển các phần mềm ứng dụng quản lý nhân sự, tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản…
Xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Yên Bái, xây dựng 247 dịch vụ công (DVC) mức độ 3, 4 (210 cấp tỉnh, 35 cấp huyện và 02 cấp xã theo Kế hoạch xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công số 196/KH-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh), kết nối với phần mềm quản lý Trung tâm Hành chính công tỉnh; 100% các sở, ban, ngành triển khai phần mềm một cửa liên thông theo quy mô xây dựng phần mềm Trung tâm Hành chính công, triển khai xây dựng mới từ 1-2 phần mềm một cửa điện tử liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời triển khai tới các xã trực thuộc; Hoàn thiện việc nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thành viên trên cổng đảm bảo việc cung cấp đầy đủ các nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, tiến tới triển khai xây dựng Trang thông tin điện tử tới các xã, phường, thị trấn; Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ cán bộ, công chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trên Cổng Thông tin điện tử, Cổng dịch vụ hành chính công đạt tỷ lệ sử dụng dịch vụ công đạt 20-40%.
Đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp… đảm bảo kết nối đồng bộ với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mở 01 lớp quản trị mạng chuyên sâu, trong đó tập trung vào nội dung đảm bảo an toàn thông tin; mở 01 lớp đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; mở 04 lớp đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức cơ bản, nâng cao cho toàn thể cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tổ chức 01 buổi diễn tập phòng thủ đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, biên tập nội dung trên mạng Internet; Tập huấn kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin chuyên ngành, các hệ thống dịch vụ công gắn liền với việc triển khai các chương trình, dự án.
Đào tạo chuyên gia về CNTT của tỉnh theo các chương trình ngắn và dài hạn đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực đảm bảo an toàn thông tin mạng, quản lý dự án và một số lĩnh vực khác nhằm tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án; đảm bảo an toàn thông tin mạng, chống lộ lọt thông tin.