CTTĐT - Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, với gần 90% dân số là đồng bào Mông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, với địa hình đồi núi dốc, khí hậu khắc nghiệt và tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa tạo ra nguồn hàng hóa.
Mô hình giống ngô lai đơn NK6275 tại xã La Pán Tẩn
Thực hiện Chương trình hành động số 10/CTr-UBND tỉnh Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mù Cang Chải đã tập trung phát triển theo hướng phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô vừa và lớn liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất.
Cùng với đó, các mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế đã góp phần làm thay đổi tư duy cũng như phương thức sản xuất của bà con nhân dân. Trước kia người dân vùng cao chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, phục vụ đời sống gia đình đến nay đã thay đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, đem ra thị trường tiêu thụ. Sau nhiều năm, bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, ý thức của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, không còn trông chờ, ỷ lại vào chính quyền, không cam chịu đói nghèo mà nỗ lực vươn lên, học hỏi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, phát triển chăn nuôi trên cơ sở khai thác các thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu. Nhiều người dân còn mạnh dạn đưa vào nuôi thử nghiệm các loại cây con mới với kỳ vọng trên cơ sở thành công sẽ nhân rộng để phát triển thành hàng hóa tiêu thụ được ra thị trường.
Trung tâm Khuyến nông Yên Bái đã tiến hành triển khai mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học". Thông qua thực hiện, các hộ tham gia thiết thực nâng cao thu nhập gia đình và là những nhân tố góp phần nhân rộng mô hình ra cộng đồng.
Mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học” xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
Có thể khẳng định tư duy phát triển kinh tế gia đình của người dân vùng cao đã thay đổi từng bước từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, tức là tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích đất. Đồng thời phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để lựa chọn được những loại cây trồng, con giống thích hợp, có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc sản vùng miền, bản địa, từng bước góp phần vào sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ cấu đặc sản, tiêu chuẩn OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) và các chứng nhận VietGAP hữu cơ.
Mô hình phát triển cây ăn quả ôn đới Hồng giòn tại xã Nậm Khắt
Trong giai đoạn năm 2021-2023, ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục tập trung thực hiện phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ để đảm bảo an ninh lương thực, từng bước chuyển đổi hình thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ bằng việc khai thác các lợi thế so sánh của huyện. Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và thời tiết bất lợi vào sản xuất thử nghiệm. Chuyển dịch dần từ sản xuất số lượng sang chú trọng chất lượng, gắn với thị trường, góp phần tăng năng suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Người dân đã chủ động tự túc mua giống, vật tư sản xuất theo cơ cấu giống và thời vụ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Giống lúa Thuỵ hương 308 là giống lai ba dòng, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất thực thu giống lúa Thuỵ hương 308 của mô hình ước đạt 85 tạ/ha. Phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương huyện Mù Cang Chải.
Mô hình giống lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308
Giống ngô lai NK6275 là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, bắp to, hạt sâu cay, lõi nhỏ, có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và chịu hạn tốt, năng suất thực thu ước đạt 67 tạ/ha, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi dần diện tích trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 68 ha lúa hiệu quả thấp được chuyển sang trồng hoa và rau màu hàng hóa; có trên 700 ha lúa chất lượng cao cho sản lượng khoảng trên 2.600 tấn/năm. Năm 2023, các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện đã xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 2,5 triệu bông hoa hồng; 200 tấn nấm ăn các loại, trên 400 tấn rau an toàn.
Mô hình trồng hoa hồng tại xã Nậm Khắt
Trong năm 2022 - 2023, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã Nậm Có, Púng Luông và Dế Xu Phình phối hợp với Viện Dược liệu - Bộ Y tế thực hiện khảo sát xây dựng trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua thực tế khảo sát, đánh giá, tháng 3 năm 2023 Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã hoàn thành “Báo cáo hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn đánh giá, xây dựng phương án triển khai Trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.
Mô hình trồng nấm tại xã Nậm Khắt
Thành công của những mô hình phát triển kinh tế là kết quả của việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chương trình hành động số 01-CTr/HU, ngày 20/7/2020 của Huyện ủy nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội với 03 đột phá, 04 chương trình trọng điểm và 08 nhiệm vụ trọng tâm sát với tình hình thực tế của địa phương được xác định cụ thể trên từng lĩnh vực, có lộ trình, thời gian thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tính khả thi cao đã khắc hoạ rõ nét một bức tranh tổng thể về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Trong đó, các chủ trương nhằm phát triển nền kinh tế theo định hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm túc và cụ thể hoá qua các mục tiêu, nhiệm vụ như: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân; Thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác và định hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân; Tập trung phát triển kinh tế theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới và xây dựng bản hạnh phúc; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển vùng dược liệu và Đề án phát triển cây ăn quả huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021-2025…
Có thể khẳng định, trong những năm qua, bằng việc xác định đúng hướng trong xây dựng và phát triển kinh tế, với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền và đồng bào các dân tộc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, diện mạo của huyện Mù Cang Chải đang đổi thay từng ngày, tươi đẹp và tràn đầy sức sống, mang dáng dấp của một huyện du lịch miền núi bản sắc, an toàn và thân thiện. Sự thành công của các mô hình phát triển kinh tế cùng với cuộc sống đổi thay từng ngày của người dân huyện Mù Cang Chải là những minh chứng rõ nét nhất cho tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta xác định và xây dựng, phát triển
1347 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái còn nhiều khó khăn, với gần 90% dân số là đồng bào Mông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, với địa hình đồi núi dốc, khí hậu khắc nghiệt và tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa tạo ra nguồn hàng hóa. Thực hiện Chương trình hành động số 10/CTr-UBND tỉnh Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XIX về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mù Cang Chải đã tập trung phát triển theo hướng phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô vừa và lớn liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất.
Cùng với đó, các mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế đã góp phần làm thay đổi tư duy cũng như phương thức sản xuất của bà con nhân dân. Trước kia người dân vùng cao chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, phục vụ đời sống gia đình đến nay đã thay đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, đem ra thị trường tiêu thụ. Sau nhiều năm, bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, ý thức của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, không còn trông chờ, ỷ lại vào chính quyền, không cam chịu đói nghèo mà nỗ lực vươn lên, học hỏi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, phát triển chăn nuôi trên cơ sở khai thác các thế mạnh về điều kiện đất đai, khí hậu. Nhiều người dân còn mạnh dạn đưa vào nuôi thử nghiệm các loại cây con mới với kỳ vọng trên cơ sở thành công sẽ nhân rộng để phát triển thành hàng hóa tiêu thụ được ra thị trường.
Trung tâm Khuyến nông Yên Bái đã tiến hành triển khai mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học". Thông qua thực hiện, các hộ tham gia thiết thực nâng cao thu nhập gia đình và là những nhân tố góp phần nhân rộng mô hình ra cộng đồng.
Mô hình "Vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học” xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải
Có thể khẳng định tư duy phát triển kinh tế gia đình của người dân vùng cao đã thay đổi từng bước từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, tức là tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích đất. Đồng thời phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để lựa chọn được những loại cây trồng, con giống thích hợp, có giá trị kinh tế cao, mang tính đặc sản vùng miền, bản địa, từng bước góp phần vào sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ cấu đặc sản, tiêu chuẩn OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) và các chứng nhận VietGAP hữu cơ.
Mô hình phát triển cây ăn quả ôn đới Hồng giòn tại xã Nậm Khắt
Trong giai đoạn năm 2021-2023, ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục tập trung thực hiện phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ để đảm bảo an ninh lương thực, từng bước chuyển đổi hình thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với tiêu thụ bằng việc khai thác các lợi thế so sánh của huyện. Đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh và thời tiết bất lợi vào sản xuất thử nghiệm. Chuyển dịch dần từ sản xuất số lượng sang chú trọng chất lượng, gắn với thị trường, góp phần tăng năng suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Người dân đã chủ động tự túc mua giống, vật tư sản xuất theo cơ cấu giống và thời vụ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Giống lúa Thuỵ hương 308 là giống lai ba dòng, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất thực thu giống lúa Thuỵ hương 308 của mô hình ước đạt 85 tạ/ha. Phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương huyện Mù Cang Chải.
Mô hình giống lúa lai 3 dòng Thụy Hương 308
Giống ngô lai NK6275 là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, bắp to, hạt sâu cay, lõi nhỏ, có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và chịu hạn tốt, năng suất thực thu ước đạt 67 tạ/ha, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.
Tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi dần diện tích trồng lúa, ngô hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng chủ lực, đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 68 ha lúa hiệu quả thấp được chuyển sang trồng hoa và rau màu hàng hóa; có trên 700 ha lúa chất lượng cao cho sản lượng khoảng trên 2.600 tấn/năm. Năm 2023, các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn huyện đã xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 2,5 triệu bông hoa hồng; 200 tấn nấm ăn các loại, trên 400 tấn rau an toàn.
Mô hình trồng hoa hồng tại xã Nậm Khắt
Trong năm 2022 - 2023, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã Nậm Có, Púng Luông và Dế Xu Phình phối hợp với Viện Dược liệu - Bộ Y tế thực hiện khảo sát xây dựng trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua thực tế khảo sát, đánh giá, tháng 3 năm 2023 Viện Dược liệu - Bộ Y tế đã hoàn thành “Báo cáo hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn đánh giá, xây dựng phương án triển khai Trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.
Mô hình trồng nấm tại xã Nậm Khắt
Thành công của những mô hình phát triển kinh tế là kết quả của việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chương trình hành động số 01-CTr/HU, ngày 20/7/2020 của Huyện ủy nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội với 03 đột phá, 04 chương trình trọng điểm và 08 nhiệm vụ trọng tâm sát với tình hình thực tế của địa phương được xác định cụ thể trên từng lĩnh vực, có lộ trình, thời gian thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tính khả thi cao đã khắc hoạ rõ nét một bức tranh tổng thể về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Trong đó, các chủ trương nhằm phát triển nền kinh tế theo định hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm túc và cụ thể hoá qua các mục tiêu, nhiệm vụ như: Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân; Thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác và định hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân; Tập trung phát triển kinh tế theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới và xây dựng bản hạnh phúc; Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển vùng dược liệu và Đề án phát triển cây ăn quả huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021-2025…
Có thể khẳng định, trong những năm qua, bằng việc xác định đúng hướng trong xây dựng và phát triển kinh tế, với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền và đồng bào các dân tộc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới, diện mạo của huyện Mù Cang Chải đang đổi thay từng ngày, tươi đẹp và tràn đầy sức sống, mang dáng dấp của một huyện du lịch miền núi bản sắc, an toàn và thân thiện. Sự thành công của các mô hình phát triển kinh tế cùng với cuộc sống đổi thay từng ngày của người dân huyện Mù Cang Chải là những minh chứng rõ nét nhất cho tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta xác định và xây dựng, phát triển