CTTĐT - Từ năm 2023 - 2024 đến nay, được sự tài trợ Tổ chức Đoàn kết quốc tế (SODI) - CHLB Đức, cùng với sự thúc đẩy của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) và Hội LHPN tỉnh Yên Bái, UBND và Hội LHPN huyện Lục Yên, UBND và Hội LHPN xã Minh Tiến, Tổ hợp tác sản xuất cốm Hương Quê, thôn Làng Sảo được thành lập và phát triển gồm 11 thành viên với mục tiêu liên kết sản xuất bền vững theo chuỗi giá trị, phát huy được lợi thế của địa phương.
Lúa nếp sản xuất Cốm trên cánh đồng thôn Làng Sảo, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên
Trong vụ mùa này, Tổ hợp tác đã triển khai sản xuất trên quy mô 22 sào lúa nếp, tương đương 0,79 ha. Được sự hỗ trợ của dự án, cùng với đóng góp của các thành viên, Tổ hợp tác Hương Quê đã xây dựng được xưởng chế biến cốm, giúp người dân hoàn toàn chủ động toàn bộ quy trình sản xuất.
Quá trình sấy thóc nếp đóng vai trò quan trọng
Cùng với đó, sau các khóa tập huấn được dự án hỗ trợ, 100% các hộ thành viên tự làm thuốc thảo mộc, ủ phân, ngâm phân hữu cơ để phục vụ cho sản xuất; 100% các hộ thành viên tuân thủ tiêu chí 5 Không trong sản xuất của Tổ hợp tác: "Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc diệt ốc, Không phân bón hóa học, Không thuốc BVTV hóa học, Không chất kích thích tăng trưởng"…. Sau hơn một năm thực hiện Tổ hợp tác đã xây dựng được logo nhận diện và bao bì nhãn mác cho sản phẩm “Cốm tươi truyền thống” và “Bánh Khẩu Sli”. Qua khảo sát, vụ đầu tiên sản xuất cốm của Tổ hợp tác Hương Quê đã mang lại sản phẩm cốm chất lượng, thơm, dẻo, được thị trường và người dân tin dùng, đánh giá cao.
Những mẻ cốm an toàn đầu tiên của Tổ hợp tác Hương Quê xã Minh Tiến
Mô hình của Tổ hợp tác Hương Quê đã cho thấy hiệu quả của sự hợp tác, liên kết tổ nhóm đã thúc đẩy thay đổi phương pháp sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm cốm, bánh Khẩu Sli chất lượng, có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. Qua đó bước đầu góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các thành viên trong tổ và hộ gia đình./.
683 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ năm 2023 - 2024 đến nay, được sự tài trợ Tổ chức Đoàn kết quốc tế (SODI) - CHLB Đức, cùng với sự thúc đẩy của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) và Hội LHPN tỉnh Yên Bái, UBND và Hội LHPN huyện Lục Yên, UBND và Hội LHPN xã Minh Tiến, Tổ hợp tác sản xuất cốm Hương Quê, thôn Làng Sảo được thành lập và phát triển gồm 11 thành viên với mục tiêu liên kết sản xuất bền vững theo chuỗi giá trị, phát huy được lợi thế của địa phương.
Trong vụ mùa này, Tổ hợp tác đã triển khai sản xuất trên quy mô 22 sào lúa nếp, tương đương 0,79 ha. Được sự hỗ trợ của dự án, cùng với đóng góp của các thành viên, Tổ hợp tác Hương Quê đã xây dựng được xưởng chế biến cốm, giúp người dân hoàn toàn chủ động toàn bộ quy trình sản xuất.
Quá trình sấy thóc nếp đóng vai trò quan trọng
Cùng với đó, sau các khóa tập huấn được dự án hỗ trợ, 100% các hộ thành viên tự làm thuốc thảo mộc, ủ phân, ngâm phân hữu cơ để phục vụ cho sản xuất; 100% các hộ thành viên tuân thủ tiêu chí 5 Không trong sản xuất của Tổ hợp tác: "Không thuốc diệt cỏ, Không thuốc diệt ốc, Không phân bón hóa học, Không thuốc BVTV hóa học, Không chất kích thích tăng trưởng"…. Sau hơn một năm thực hiện Tổ hợp tác đã xây dựng được logo nhận diện và bao bì nhãn mác cho sản phẩm “Cốm tươi truyền thống” và “Bánh Khẩu Sli”. Qua khảo sát, vụ đầu tiên sản xuất cốm của Tổ hợp tác Hương Quê đã mang lại sản phẩm cốm chất lượng, thơm, dẻo, được thị trường và người dân tin dùng, đánh giá cao.
Những mẻ cốm an toàn đầu tiên của Tổ hợp tác Hương Quê xã Minh Tiến
Mô hình của Tổ hợp tác Hương Quê đã cho thấy hiệu quả của sự hợp tác, liên kết tổ nhóm đã thúc đẩy thay đổi phương pháp sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm cốm, bánh Khẩu Sli chất lượng, có giá trị theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. Qua đó bước đầu góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các thành viên trong tổ và hộ gia đình./.