CTTĐT - Để đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho lứa tuổi học sinh.
Cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2 tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giao thông tại THPT Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn
Năm 2023 trên cả nước xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 tuổi đến 18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài. Ngày 21/12/2023 Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Tại Yên Bái, trong 9 tháng năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý trên 2.100 trường hợp vi phạm trật tự ATGT trong độ tuổi học sinh. Đáng chú ý là trong tổng số 5 vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh thì liên quan đến lứa tuổi học sinh đã có 2 vụ. Có thể thấy ATGT cho lứa tuổi học sinh hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì các bạn học sinh là một trong những nhóm người tham gia giao thông đông đảo và đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề liên quan đến ATGT. Mặc dù gia đình và nhà trường đã có hợp đồng với các cá nhân, tổ chức liên quan đến xe đưa đón học sinh đến trường, tuy nhiên nhiều gia đình có điều kiện, bố mẹ bận công việc không thể đưa đón con mình đi học hàng ngày và một phần do ý thức chủ quan nên đã mua xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện cho con để con tự đi học cho chủ động.
Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết về các quy tắc và kỹ năng khi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện các em có thể gặp phải những vụ việc tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông. Ngay trong môi trường học đường, vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ ATGT, việc thực hiện biện pháp tuyên truyền sẽ giúp nâng cao ý thức, ATGT của các bạn học sinh, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Ngoài ra, việc tuyên truyền cũng giúp tạo ra một môi trường giao thông an toàn hơn, khi mọi người trong xã hội đều có hiểu biết và chấp hành đúng quy tắc giao thông. Điều này cũng sẽ giúp tăng cường sự chấp hành của các phương tiện lớn hơn như ôtô và xe máy, tạo ra một môi trường giao thông tốt hơn cho tất cả mọi người.
Bên cạnh việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, lực lượng CSGT còn tăng cường công tác tuyên truyền cho các em trong lứa tuổi học sinh các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ; các kỹ năng điều khiển phương tiện, kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông; những hành vi vi phạm; hậu quả của những vụ tai nạn giao thông có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, mạng xã hội… để răn đe, phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.
Cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2 hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia giao thông
Việc tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới là rất cần thiết để giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó, cần tổ chức các buổi hoạt động tuyên truyền định kỳ, sử dụng các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông đa dạng để tuyên truyền; Liên kết với các đơn vị đào tạo, các trường học, các cơ quan, tổ chức… để tổ chức các khóa học, buổi tập huấn, giảng dạy kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn. Hợp tác với các cơ quan chức năng, cộng đồng, các tổ chức xã hội để đẩy mạnh tuân thủ quy định để tham gia giao thông an toàn. Các biện pháp tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn cho người tham gia giao thông, đặc biệt là lứa tuổi học sinh khi sử dụng xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ học sinh cũng cần tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục; ký cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, trước tình hình vi phạm trật tự ATGT lứa tuổi học sinh diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, lực lượng CSGT Công an toàn tỉnh sẽ kéo dài thời gian thực hiện cao điểm từ 30 ngày theo kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an lên 45 ngày theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh. Cụ thể là từ 1/10 đến 15/11/2024.
Sau 15 ngày ra quân thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý gần 700 trường hợp học sinh vi phạm, trong đó có 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 5 trường hợp vi phạm tốc độ, 5 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, 6 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của CSGT, 6 trường hợp chở quá số người quy định, gần 380 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, trên 400 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và nhiều trường hợp vi phạm khác.
Trước đó, Cục Cảnh sát giao thông đã triển khai cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong thời gian 1 tháng, từ ngày 1/10 đến hết ngày 31/10/2024. Đợt cao điểm nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an.
Kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, hướng tới một môi trường giao thông văn minh và an toàn cho lứa tuổi học sinh. Trong đó việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông cần phải trở thành ý thức, thói quen, góp phần xây dựng văn hoá giao thông, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông trong lứa tuổi học sinh.
Đại úy Nguyễn Đức Cường (Đội CSGT đường bộ số 2, phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái)
753 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn cho lứa tuổi học sinh.Năm 2023 trên cả nước xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6 tuổi đến 18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài. Ngày 21/12/2023 Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới. Tại Yên Bái, trong 9 tháng năm 2024, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an toàn tỉnh đã kiểm tra, xử lý trên 2.100 trường hợp vi phạm trật tự ATGT trong độ tuổi học sinh. Đáng chú ý là trong tổng số 5 vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh thì liên quan đến lứa tuổi học sinh đã có 2 vụ. Có thể thấy ATGT cho lứa tuổi học sinh hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì các bạn học sinh là một trong những nhóm người tham gia giao thông đông đảo và đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề liên quan đến ATGT. Mặc dù gia đình và nhà trường đã có hợp đồng với các cá nhân, tổ chức liên quan đến xe đưa đón học sinh đến trường, tuy nhiên nhiều gia đình có điều kiện, bố mẹ bận công việc không thể đưa đón con mình đi học hàng ngày và một phần do ý thức chủ quan nên đã mua xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện cho con để con tự đi học cho chủ động.
Bên cạnh đó, do thiếu hiểu biết về các quy tắc và kỹ năng khi điều khiển xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện các em có thể gặp phải những vụ việc tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông. Ngay trong môi trường học đường, vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ ATGT, việc thực hiện biện pháp tuyên truyền sẽ giúp nâng cao ý thức, ATGT của các bạn học sinh, từ đó giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Ngoài ra, việc tuyên truyền cũng giúp tạo ra một môi trường giao thông an toàn hơn, khi mọi người trong xã hội đều có hiểu biết và chấp hành đúng quy tắc giao thông. Điều này cũng sẽ giúp tăng cường sự chấp hành của các phương tiện lớn hơn như ôtô và xe máy, tạo ra một môi trường giao thông tốt hơn cho tất cả mọi người.
Bên cạnh việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm trật tự ATGT, lực lượng CSGT còn tăng cường công tác tuyên truyền cho các em trong lứa tuổi học sinh các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ; các kỹ năng điều khiển phương tiện, kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông; những hành vi vi phạm; hậu quả của những vụ tai nạn giao thông có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, mạng xã hội… để răn đe, phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông.
Cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2 hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia giao thông
Việc tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới là rất cần thiết để giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó, cần tổ chức các buổi hoạt động tuyên truyền định kỳ, sử dụng các trang mạng xã hội, các kênh truyền thông đa dạng để tuyên truyền; Liên kết với các đơn vị đào tạo, các trường học, các cơ quan, tổ chức… để tổ chức các khóa học, buổi tập huấn, giảng dạy kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn. Hợp tác với các cơ quan chức năng, cộng đồng, các tổ chức xã hội để đẩy mạnh tuân thủ quy định để tham gia giao thông an toàn. Các biện pháp tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn cho người tham gia giao thông, đặc biệt là lứa tuổi học sinh khi sử dụng xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ học sinh cũng cần tìm hiểu, nắm bắt kịp thời các thông tin về thực trạng tham gia giao thông an toàn để phối hợp với nhà trường thường xuyên giáo dục; ký cam kết về việc chịu trách nhiệm giáo dục con em mình thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, trước tình hình vi phạm trật tự ATGT lứa tuổi học sinh diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, lực lượng CSGT Công an toàn tỉnh sẽ kéo dài thời gian thực hiện cao điểm từ 30 ngày theo kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an lên 45 ngày theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh. Cụ thể là từ 1/10 đến 15/11/2024.
Sau 15 ngày ra quân thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý gần 700 trường hợp học sinh vi phạm, trong đó có 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 5 trường hợp vi phạm tốc độ, 5 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, 6 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của CSGT, 6 trường hợp chở quá số người quy định, gần 380 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, trên 400 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và nhiều trường hợp vi phạm khác.
Trước đó, Cục Cảnh sát giao thông đã triển khai cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong thời gian 1 tháng, từ ngày 1/10 đến hết ngày 31/10/2024. Đợt cao điểm nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an.
Kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông, hướng tới một môi trường giao thông văn minh và an toàn cho lứa tuổi học sinh. Trong đó việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông cần phải trở thành ý thức, thói quen, góp phần xây dựng văn hoá giao thông, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông trong lứa tuổi học sinh.
Đại úy Nguyễn Đức Cường (Đội CSGT đường bộ số 2, phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái)