CTTĐT - Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, huyện Lục Yên đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch; tiêm các loại vắc xin phòng bệnh; tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn.
Người dân khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi
Lâm Thượng là xã có số lượng đàn vật nuôi lớn của huyện Lục Yên với trên 1 nghìn con trâu, bò; gần 4.700 con lợn, trên 58.000 con gia cầm. Vào thời điểm tháng 5, trên địa bàn xã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi; có 62 hộ chăn nuôi phải tiêu hủy hơn 220 con lợn bệnh, tổng trọng lượng là 9.565kg. Ông Hoàng Văn Cói, Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, cho biết: Ngay khi phát hiện ổ dịch, xã vận động nhân dân tiêu hủy lợn mắc bệnh đúng quy định và phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện sử dụng 107 lít hóa chất phun khử trùng toàn bộ chuồng trại trong xã. Cùng với đó, từ nguồn xã hội hóa, toàn xã đã tiêm 572 liều vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn. Đến thời điểm này, toàn xã đã hết dịch.
Gia đình anh Lý Quốc Đạt, thôn Nà Kèn Nặm Trọ hiện đang nuôi đàn lợn hơn 30 con; cùng với giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ, gia đình anh chú trọng tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi. Anh Đạt chia sẻ: Gia đình tôi luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn lợn; bổ sung thức ăn, tăng cường sức đề kháng và chủ động tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn của gia đình. Nhờ đó, đàn lợn của gia đình phát triển tốt, không bị lây nhiễm dịch bệnh, giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Lục Yên hiện có tổng đàn gia súc hơn 126.000 con và hơn 800 nghìn con gia cầm. chăn nuôi trở thành một trong những hướng đi phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Để duy trì và phát triển đàn vật nuôi, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân áp dụng các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, như: vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng; thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho đàn vật nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường, qua đó từ đầu năm đến nay đã triển khai tiêm phòng 27.641 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi.
Các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã thống kê số lượng đàn vật nuôi; cung ứng đầy đủ các loại vắc xin, thuốc khử trùng, dụng cụ phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không tuân thủ các quy định của pháp luật có thể là nguồn lây của dịch bệnh.
Ông Trần Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện thông tin: Trung tâm đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi; cấp hóa chất, vật tư phòng, chống dịch bệnh cho các địa phương phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi tại hộ có dịch và các hộ xung quanh.
Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan nhanh, huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên nắm tình hình các loại dịch bệnh theo mùa để kịp thời xử lý khi dịch bệnh xảy ra; hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại, đảm bảo phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững./.
874 lượt xem
CTV: Khắc Điệp
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, huyện Lục Yên đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch; tiêm các loại vắc xin phòng bệnh; tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn.Lâm Thượng là xã có số lượng đàn vật nuôi lớn của huyện Lục Yên với trên 1 nghìn con trâu, bò; gần 4.700 con lợn, trên 58.000 con gia cầm. Vào thời điểm tháng 5, trên địa bàn xã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi; có 62 hộ chăn nuôi phải tiêu hủy hơn 220 con lợn bệnh, tổng trọng lượng là 9.565kg. Ông Hoàng Văn Cói, Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng, cho biết: Ngay khi phát hiện ổ dịch, xã vận động nhân dân tiêu hủy lợn mắc bệnh đúng quy định và phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện sử dụng 107 lít hóa chất phun khử trùng toàn bộ chuồng trại trong xã. Cùng với đó, từ nguồn xã hội hóa, toàn xã đã tiêm 572 liều vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn. Đến thời điểm này, toàn xã đã hết dịch.
Gia đình anh Lý Quốc Đạt, thôn Nà Kèn Nặm Trọ hiện đang nuôi đàn lợn hơn 30 con; cùng với giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ, gia đình anh chú trọng tiêm phòng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi. Anh Đạt chia sẻ: Gia đình tôi luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn lợn; bổ sung thức ăn, tăng cường sức đề kháng và chủ động tiêm vắc xin phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn của gia đình. Nhờ đó, đàn lợn của gia đình phát triển tốt, không bị lây nhiễm dịch bệnh, giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Lục Yên hiện có tổng đàn gia súc hơn 126.000 con và hơn 800 nghìn con gia cầm. chăn nuôi trở thành một trong những hướng đi phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Để duy trì và phát triển đàn vật nuôi, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân áp dụng các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, như: vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng; thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho đàn vật nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường, qua đó từ đầu năm đến nay đã triển khai tiêm phòng 27.641 liều vắc xin các loại cho đàn vật nuôi.
Các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã thống kê số lượng đàn vật nuôi; cung ứng đầy đủ các loại vắc xin, thuốc khử trùng, dụng cụ phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không tuân thủ các quy định của pháp luật có thể là nguồn lây của dịch bệnh.
Ông Trần Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện thông tin: Trung tâm đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản, kế hoạch về công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi; cấp hóa chất, vật tư phòng, chống dịch bệnh cho các địa phương phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi tại hộ có dịch và các hộ xung quanh.
Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan nhanh, huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên nắm tình hình các loại dịch bệnh theo mùa để kịp thời xử lý khi dịch bệnh xảy ra; hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động thực hiện đúng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại, đảm bảo phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững./.