Những lời ca mộc mạc mà da diết, sâu lắng trong lối hát giao duyên của dân tộc Cao Lan đã có một sức hút diệu kỳ, thôi thúc người nghe tìm đến với bản tộc người Cao Lan. Trong tiết xuân ấm áp, cả bản Cao Lan hay còn gọi là người Sán Chay ở xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) lại say nồng trong những câu hát giao duyên Sình ca vang ngân hòa quyện vào núi rừng.
Thiếu nữ người dân tộc Cao Lan (nguồn ảnh: Báo Yên Bái)
Là loại hình dân ca trữ tình, một thể loại văn hóa dân gian phong phú có từ lâu đời của dân tộc Cao Lan - Sình ca đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào mỗi độ tết đến, xuân về.
Không ai biết điệu Sình ca có từ bao giờ, những người già trong làng chỉ biết rằng có một truyền thuyết về tác giả của những bài Sình ca là nàng Lausam. Nàng đã gửi gắm những ước mơ của mình vào những bài ca trữ tình sâu sắc. Để rồi những giai điệu, câu hát ấy không chỉ lưu lại đời đời mà còn chứng tỏ sức sống mãnh liệt và tình yêu trong sáng, ngọt ngào và bình dị của người Cao Lan.
Hát Sình ca là một loại hình sinh hoạt văn hóa bình dị nhất, ai cũng có thể hát được. Hát Sình ca ít khi có nhạc đệm mà chủ yếu là dựa vào tài ứng khẩu của người hát.
Các đề tài bình dị trong điệu hát Sình Ca đã phản ánh đời sống tinh thần, nói lên ước vọng của người Cao Lan về một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương và hạnh phúc. Sình ca được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng hát nhiều nhất vẫn là khi mỗi độ tết đến xuân về, những người lớn tuổi thì hát để so tài, còn nam thanh nữ tú sẽ giao duyên, tỏ tình với nhau qua những câu hát đối đáp để tìm hiểu nhau. Và vào dịp lễ hội, những làn điệu Sình ca ấy cứ dập dìu lúc bổng lúc trầm, lúc thánh thót, lúc du dương suốt đêm. Có khi cuộc so tài hát đối đáp giữa bên nam và bên nữ diễn ra thâu đêm, qua ngày mà vẫn không phân được thắng bại. Và những giai điệu, lời ca đó cứ vang lên, hòa vào trong gió, quyện vào đất trời làm lòng người thêm xốn xang trước một mùa xuân mới.
Vì Sình ca được viết theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán nên hiện nay lớp thanh niên trẻ người Cao Lan không còn nhiều người đọc được những lời Sình ca cổ nữa do đó việc bảo tồn và phát triển những làn điệu dân ca chủ yếu là dựa vào truyền miệng.
Những giá trị văn hóa truyền thống đó vì thế cứ tuôn trào như một dòng chảy bất tận trong lòng mỗi người dân Cao Lan, từ năm này qua khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và sẽ mãi trường tồn với thời gian.
Mang giá trị quan trọng trong đời sống tinh thần, hát Sình ca đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu của đồng bào Cao Lan mỗi độ tết đến xuân về. Đó là lúc người Cao Lan lại tự hào hát lên những làn điệu dân ca của dân tộc mình với niềm cảm xúc trào dâng và Sình ca sẽ lại mãi vang lên trên khắp các bản trên, làng dưới với ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của dân tộc trước mùa xuân mới.
2202 lượt xem
Ban Biên tập
Những lời ca mộc mạc mà da diết, sâu lắng trong lối hát giao duyên của dân tộc Cao Lan đã có một sức hút diệu kỳ, thôi thúc người nghe tìm đến với bản tộc người Cao Lan. Trong tiết xuân ấm áp, cả bản Cao Lan hay còn gọi là người Sán Chay ở xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) lại say nồng trong những câu hát giao duyên Sình ca vang ngân hòa quyện vào núi rừng. Là loại hình dân ca trữ tình, một thể loại văn hóa dân gian phong phú có từ lâu đời của dân tộc Cao Lan - Sình ca đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào mỗi độ tết đến, xuân về.
Không ai biết điệu Sình ca có từ bao giờ, những người già trong làng chỉ biết rằng có một truyền thuyết về tác giả của những bài Sình ca là nàng Lausam. Nàng đã gửi gắm những ước mơ của mình vào những bài ca trữ tình sâu sắc. Để rồi những giai điệu, câu hát ấy không chỉ lưu lại đời đời mà còn chứng tỏ sức sống mãnh liệt và tình yêu trong sáng, ngọt ngào và bình dị của người Cao Lan.
Hát Sình ca là một loại hình sinh hoạt văn hóa bình dị nhất, ai cũng có thể hát được. Hát Sình ca ít khi có nhạc đệm mà chủ yếu là dựa vào tài ứng khẩu của người hát.
Các đề tài bình dị trong điệu hát Sình Ca đã phản ánh đời sống tinh thần, nói lên ước vọng của người Cao Lan về một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương và hạnh phúc. Sình ca được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng hát nhiều nhất vẫn là khi mỗi độ tết đến xuân về, những người lớn tuổi thì hát để so tài, còn nam thanh nữ tú sẽ giao duyên, tỏ tình với nhau qua những câu hát đối đáp để tìm hiểu nhau. Và vào dịp lễ hội, những làn điệu Sình ca ấy cứ dập dìu lúc bổng lúc trầm, lúc thánh thót, lúc du dương suốt đêm. Có khi cuộc so tài hát đối đáp giữa bên nam và bên nữ diễn ra thâu đêm, qua ngày mà vẫn không phân được thắng bại. Và những giai điệu, lời ca đó cứ vang lên, hòa vào trong gió, quyện vào đất trời làm lòng người thêm xốn xang trước một mùa xuân mới.
Vì Sình ca được viết theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán nên hiện nay lớp thanh niên trẻ người Cao Lan không còn nhiều người đọc được những lời Sình ca cổ nữa do đó việc bảo tồn và phát triển những làn điệu dân ca chủ yếu là dựa vào truyền miệng.
Những giá trị văn hóa truyền thống đó vì thế cứ tuôn trào như một dòng chảy bất tận trong lòng mỗi người dân Cao Lan, từ năm này qua khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và sẽ mãi trường tồn với thời gian.
Mang giá trị quan trọng trong đời sống tinh thần, hát Sình ca đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu của đồng bào Cao Lan mỗi độ tết đến xuân về. Đó là lúc người Cao Lan lại tự hào hát lên những làn điệu dân ca của dân tộc mình với niềm cảm xúc trào dâng và Sình ca sẽ lại mãi vang lên trên khắp các bản trên, làng dưới với ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của dân tộc trước mùa xuân mới.