Sà Rèn thuộc xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
Văn nghệ dân gian ở Sà Rèn. Ảnh: Sà Rèn homestay.
Cách TP Yên Bái 90km về phía tây là điểm du lịch cộng đồng bản Sà Rèn - một nơi hoàn toàn chỉ có người Thái đen sinh sống.
Bản Sà Rèn không chỉ nổi bật với cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn có những giá trị văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc. Sà Rèn nằm ven dòng sông Nậm Thia thơ mộng, xa xa là cánh đồng Mường Thanh và những dãy núi xanh mờ, tạo nên một không gian bình yên và tĩnh lặng. Sông Nậm Thia không chỉ là nguồn sống của người dân địa phương mà còn là nét đặc sắc của thiên nhiên nơi đây. Dọc hai bên bờ sông là những cánh đồng lúa xanh mướt. Vào mùa lúa chín, khung cảnh của bản Sà Rèn càng trở nên quyến rũ khi màu xanh đã nhường chỗ cho màu vàng, chạy tít đến chân núi.
Đây là nơi sinh sống của người Thái, một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời và đặc sắc ở vùng Tây Bắc. Người Thái ở Sà Rèn vẫn giữ gìn được nhiều phong tục cổ truyền dưới những nếp nhà sàn, trong âm nhạc dân gian hay trang phục của phụ nữ địa phương.
Đặc biệt, khi ghé thăm bản Sà Rèn vào dịp lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những điệu múa xòe sôi động, thể hiện tình yêu và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đất trời. Những điệu múa này không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Thái, mà còn là cách để họ bày tỏ lòng mến khách, sự hiếu khách đối với du khách phương xa.
“Đến Sà Rèn, ở bên cạnh Nậm Thia mà chưa ăn đặc sản pá khính nướng thì quả là thiếu sót” - anh Lò Văn Huy - chủ một homestay trong bản nói. Theo anh Huy, cá sỉnh trong tiếng Thái là “pa khính”, là loài đặc sản địa phương đã được lưu truyền bấy lâu nay. Cá sỉnh có ở khắp Tây Bắc và một phần Đông Bắc, nhưng người ta nói ngon nhất phải là cá sỉnh Nậm Thia.
Người ta có thể bắt “pa khính” bằng nhiều cách như câu, đánh lưới. Nhưng theo anh Huy, cách đặc sắc nhất là làm bẫy đá: Người ta xếp đá thành hình móng ngựa dưới lòng sông, khi nước cạn. Sau đó bỏ cây que vào làm chỗ trú cho cá sỉnh. Đợi một số ngày, lợi dụng lúc trời tối, quăng lưới phủ lên bẫy đá bắt cá.
Cá sỉnh Nậm Thia sau khi đánh bắt từ sông, sẽ được làm sạch, ướp gia vị với gừng, sả, ớt, lá chanh, và muối, sau đó đem nướng trên than hồng. Món cá nướng này thường được ăn kèm với cơm lam, một món ăn đặc trưng của người dân Tây Bắc. Ngoài nướng, cá sỉnh còn có thể được chế biến thành các món canh, xào hay kho. Thưởng thức cá sỉnh tại Sà Rèn, mọi người sẽ có cơ hội cảm nhận rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó giữa người dân nơi đây và thiên nhiên, khi họ khai thác nguồn tài nguyên sông nước một cách bền vững và tôn trọng.
Bản Sà Rèn là nơi lý tưởng để du khách trải nghiệm cuộc sống giản dị, yên bình và tận hưởng những khoảnh khắc quý báu trong không gian văn hóa truyền thống. Du lịch tại đây còn là cơ hội để du khách tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm nông sản và thưởng thức những món ăn đặc sắc của địa phương. Những trải nghiệm này không chỉ giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống, con người Sà Rèn, mà còn là dịp để họ cảm nhận sự mến khách, lòng hiếu khách của người dân nơi đây.
Theo Báo Đại đoàn kết
408 lượt xem
Sà Rèn thuộc xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.Cách TP Yên Bái 90km về phía tây là điểm du lịch cộng đồng bản Sà Rèn - một nơi hoàn toàn chỉ có người Thái đen sinh sống.
Bản Sà Rèn không chỉ nổi bật với cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn có những giá trị văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc. Sà Rèn nằm ven dòng sông Nậm Thia thơ mộng, xa xa là cánh đồng Mường Thanh và những dãy núi xanh mờ, tạo nên một không gian bình yên và tĩnh lặng. Sông Nậm Thia không chỉ là nguồn sống của người dân địa phương mà còn là nét đặc sắc của thiên nhiên nơi đây. Dọc hai bên bờ sông là những cánh đồng lúa xanh mướt. Vào mùa lúa chín, khung cảnh của bản Sà Rèn càng trở nên quyến rũ khi màu xanh đã nhường chỗ cho màu vàng, chạy tít đến chân núi.
Đây là nơi sinh sống của người Thái, một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời và đặc sắc ở vùng Tây Bắc. Người Thái ở Sà Rèn vẫn giữ gìn được nhiều phong tục cổ truyền dưới những nếp nhà sàn, trong âm nhạc dân gian hay trang phục của phụ nữ địa phương.
Đặc biệt, khi ghé thăm bản Sà Rèn vào dịp lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những điệu múa xòe sôi động, thể hiện tình yêu và sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên, đất trời. Những điệu múa này không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Thái, mà còn là cách để họ bày tỏ lòng mến khách, sự hiếu khách đối với du khách phương xa.
“Đến Sà Rèn, ở bên cạnh Nậm Thia mà chưa ăn đặc sản pá khính nướng thì quả là thiếu sót” - anh Lò Văn Huy - chủ một homestay trong bản nói. Theo anh Huy, cá sỉnh trong tiếng Thái là “pa khính”, là loài đặc sản địa phương đã được lưu truyền bấy lâu nay. Cá sỉnh có ở khắp Tây Bắc và một phần Đông Bắc, nhưng người ta nói ngon nhất phải là cá sỉnh Nậm Thia.
Người ta có thể bắt “pa khính” bằng nhiều cách như câu, đánh lưới. Nhưng theo anh Huy, cách đặc sắc nhất là làm bẫy đá: Người ta xếp đá thành hình móng ngựa dưới lòng sông, khi nước cạn. Sau đó bỏ cây que vào làm chỗ trú cho cá sỉnh. Đợi một số ngày, lợi dụng lúc trời tối, quăng lưới phủ lên bẫy đá bắt cá.
Cá sỉnh Nậm Thia sau khi đánh bắt từ sông, sẽ được làm sạch, ướp gia vị với gừng, sả, ớt, lá chanh, và muối, sau đó đem nướng trên than hồng. Món cá nướng này thường được ăn kèm với cơm lam, một món ăn đặc trưng của người dân Tây Bắc. Ngoài nướng, cá sỉnh còn có thể được chế biến thành các món canh, xào hay kho. Thưởng thức cá sỉnh tại Sà Rèn, mọi người sẽ có cơ hội cảm nhận rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó giữa người dân nơi đây và thiên nhiên, khi họ khai thác nguồn tài nguyên sông nước một cách bền vững và tôn trọng.
Bản Sà Rèn là nơi lý tưởng để du khách trải nghiệm cuộc sống giản dị, yên bình và tận hưởng những khoảnh khắc quý báu trong không gian văn hóa truyền thống. Du lịch tại đây còn là cơ hội để du khách tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm nông sản và thưởng thức những món ăn đặc sắc của địa phương. Những trải nghiệm này không chỉ giúp du khách hiểu rõ hơn về đời sống, con người Sà Rèn, mà còn là dịp để họ cảm nhận sự mến khách, lòng hiếu khách của người dân nơi đây.
Theo Báo Đại đoàn kết