Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...
Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu
Về Trấn Yên bây giờ sẽ thấy một bức tranh nông thôn được quy hoạch bài bản, khoa học với từng vùng hàng hóa rộng lớn. Diện mạo nông thôn miền núi đã "thay da đổi thịt" từng ngày; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo tại các thôn, bản xa xôi, hẻo lánh giảm sâu…
Đến hết năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo là 1,43%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 194 hộ nghèo, tỷ lệ này còn 0,93%; hộ cận nghèo cũng giảm xuống còn 1,18%; hơn 300 lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định….
Có được thành quả ấn tượng trên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Thành Lê: "Sự khởi sắc này có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là Đảng bộ, chính quyền địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn đã triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40). Đây chính là động lực đánh thức khát vọng, ý chí thoát nghèo của người dân Trấn Yên".
Đến 30.10.2024 NHCSXH Trấn Yên đã nhận 45.023 triệu đồng vốn ủy thác từ ngân sách địa phương (trong đó, vốn ngân sách của tỉnh là 41.800 triệu đồng, vốn ngân sách của huyện 3.283 triệu đồng, tăng 615 triệu đồng so với 31.12.2023); nâng tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Trấn Yên đạt 587.045 triệu đồng, tăng 34.193 triệu đồng so với cuối năm ngoái.
|
Đúng vậy! Thành quả đạt được của Trấn Yên ngoài sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, trong đó có phần chung lòng, góp sức của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn và tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.
"Điểm nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 là đơn vị đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn tín dụng chính sách đến đúng địa chỉ, đối tượng thụ hưởng. Nhờ đó, đã tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân..." - Giám đốc NHCSXH huyện Trấn Yên Nguyễn Thị Bích Ngân khẳng định.
Xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất giỏi
Liên tục 22 năm thực hiện sứ mệnh vì người nghèo, nhất là sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, cán bộ tín dụng chính sách huyện Trấn Yên đã bám sát người dân, tận tâm hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. Cùng với đó, toàn đơn vị đã năng động đổi mới phương thức cấp tín dụng, tập trung xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống điểm giao dịch xã và mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn ấp, cụm dân cư. Thế nên, dòng vốn chính sách luôn được khơi thông, đến tận tay người yếu thế, giúp họ có cơ hội vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Như Hồng Ca - từng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, đồng bào dân tộc thiểu số đông (chiếm 88% dân số) nhưng nay có nhiều thay đổi, diện mạo thôn bản khang trang; nhất là có sự chuyển biến rõ về ý thức, ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo. Phó chủ tịch UBND xã Hồng Ca Hà Cao Luận cho biết: trong các chương trình dự án, giải pháp thực hiện công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng dân tộc thì không gì sánh bằng việc tập trung nguồn vốn chính sách đầu tư làm động lực chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhờ vốn chính sách, toàn xã Hồng Ca đã phát triển được 3.500ha quế, 1.400 măng tre bát độ kết hợp trồng dưới tán rừng, 105ha cây ăn quả cam, quýt, hồng không hạt. Hồng Ca bây giờ cũng có gần 100 hộ người Mông "hạ sơn" sử dụng hàng tỷ đồng vốn vay NHCSXH huyện Trấn Yên để đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế. Gia đình bà Sùng Thị Hoa ở thôn Khuôn Bổ đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn chính sách mua bò sinh sản, trồng lúa nước nên đã có cuộc sống ổn định, không phải đi rừng kiếm được gì thì ăn nấy, chấm dứt cảnh du canh du cư, đói khát nhọc nhằn nữa.
Còn ở thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, mọi người nhắc đến gia đình ông Giàng A Chứ, như một hình mẫu giảm nghèo bền vững. Vốn là một lão nông ở trong vùng sâu nhưng có ý chí vượt khó, siêng năng, ông Chứ quyết tâm sử dụng hàng trăm triệu đồng vay của NHCSXH đầu tư trồng quế, trồng măng tre bát độ và lập xưởng dệt thổ cẩm. Đất đã chẳng phụ công người chăm sóc liền mấy năm qua, rừng cây xanh tốt, sản phẩm dệt truyền thống tiêu thụ nhanh giúp kinh tế gia đình ông khấm khá, trả hết nợ vay, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho 4 lao động tại chỗ.
Hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được lãnh đạo và nhân dân huyện Trấn Yên ghi nhận, tin tưởng. "Do đó, chúng tôi tiếp tục bám sát các chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành và địa phương, tập trung huy động nguồn vốn, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng của Nhà nước, góp phần thiết thực thúc đẩy quê hương trở thành cực tăng trưởng mới phía Nam tỉnh Yên Bái" - Giám đốc NHCSXH huyện Trấn Yên, Nguyễn Thị Bích Ngân khẳng định.
262 lượt xem
Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân
Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...Tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu
Về Trấn Yên bây giờ sẽ thấy một bức tranh nông thôn được quy hoạch bài bản, khoa học với từng vùng hàng hóa rộng lớn. Diện mạo nông thôn miền núi đã "thay da đổi thịt" từng ngày; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo tại các thôn, bản xa xôi, hẻo lánh giảm sâu…
Đến hết năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo là 1,43%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 194 hộ nghèo, tỷ lệ này còn 0,93%; hộ cận nghèo cũng giảm xuống còn 1,18%; hơn 300 lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định….
Có được thành quả ấn tượng trên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Nguyễn Thành Lê: "Sự khởi sắc này có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là Đảng bộ, chính quyền địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn đã triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40). Đây chính là động lực đánh thức khát vọng, ý chí thoát nghèo của người dân Trấn Yên".
Đến 30.10.2024 NHCSXH Trấn Yên đã nhận 45.023 triệu đồng vốn ủy thác từ ngân sách địa phương (trong đó, vốn ngân sách của tỉnh là 41.800 triệu đồng, vốn ngân sách của huyện 3.283 triệu đồng, tăng 615 triệu đồng so với 31.12.2023); nâng tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Trấn Yên đạt 587.045 triệu đồng, tăng 34.193 triệu đồng so với cuối năm ngoái.
Đúng vậy! Thành quả đạt được của Trấn Yên ngoài sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, trong đó có phần chung lòng, góp sức của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã tập trung huy động được nguồn vốn lớn và tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.
"Điểm nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 là đơn vị đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn tín dụng chính sách đến đúng địa chỉ, đối tượng thụ hưởng. Nhờ đó, đã tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân..." - Giám đốc NHCSXH huyện Trấn Yên Nguyễn Thị Bích Ngân khẳng định.
Xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất giỏi
Liên tục 22 năm thực hiện sứ mệnh vì người nghèo, nhất là sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, cán bộ tín dụng chính sách huyện Trấn Yên đã bám sát người dân, tận tâm hướng dẫn bà con sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả. Cùng với đó, toàn đơn vị đã năng động đổi mới phương thức cấp tín dụng, tập trung xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống điểm giao dịch xã và mạng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn ấp, cụm dân cư. Thế nên, dòng vốn chính sách luôn được khơi thông, đến tận tay người yếu thế, giúp họ có cơ hội vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Như Hồng Ca - từng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, đồng bào dân tộc thiểu số đông (chiếm 88% dân số) nhưng nay có nhiều thay đổi, diện mạo thôn bản khang trang; nhất là có sự chuyển biến rõ về ý thức, ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo. Phó chủ tịch UBND xã Hồng Ca Hà Cao Luận cho biết: trong các chương trình dự án, giải pháp thực hiện công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng dân tộc thì không gì sánh bằng việc tập trung nguồn vốn chính sách đầu tư làm động lực chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhờ vốn chính sách, toàn xã Hồng Ca đã phát triển được 3.500ha quế, 1.400 măng tre bát độ kết hợp trồng dưới tán rừng, 105ha cây ăn quả cam, quýt, hồng không hạt. Hồng Ca bây giờ cũng có gần 100 hộ người Mông "hạ sơn" sử dụng hàng tỷ đồng vốn vay NHCSXH huyện Trấn Yên để đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế. Gia đình bà Sùng Thị Hoa ở thôn Khuôn Bổ đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn chính sách mua bò sinh sản, trồng lúa nước nên đã có cuộc sống ổn định, không phải đi rừng kiếm được gì thì ăn nấy, chấm dứt cảnh du canh du cư, đói khát nhọc nhằn nữa.
Còn ở thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, mọi người nhắc đến gia đình ông Giàng A Chứ, như một hình mẫu giảm nghèo bền vững. Vốn là một lão nông ở trong vùng sâu nhưng có ý chí vượt khó, siêng năng, ông Chứ quyết tâm sử dụng hàng trăm triệu đồng vay của NHCSXH đầu tư trồng quế, trồng măng tre bát độ và lập xưởng dệt thổ cẩm. Đất đã chẳng phụ công người chăm sóc liền mấy năm qua, rừng cây xanh tốt, sản phẩm dệt truyền thống tiêu thụ nhanh giúp kinh tế gia đình ông khấm khá, trả hết nợ vay, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho 4 lao động tại chỗ.
Hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được lãnh đạo và nhân dân huyện Trấn Yên ghi nhận, tin tưởng. "Do đó, chúng tôi tiếp tục bám sát các chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành và địa phương, tập trung huy động nguồn vốn, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng của Nhà nước, góp phần thiết thực thúc đẩy quê hương trở thành cực tăng trưởng mới phía Nam tỉnh Yên Bái" - Giám đốc NHCSXH huyện Trấn Yên, Nguyễn Thị Bích Ngân khẳng định.