CTTĐT - Những năm qua, huyện Văn Yên đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Vùng trồng rừng sản xuất với trên 70.000 ha, chủ yếu là quế
Huyện Văn Yên luôn xác định vai trò, vị trí quan trọng của phát triển nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững; những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao gắn với thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, chương trình mỗi xã một sản phẩm. Các vùng sản xuất hàng hóa khá lớn được hình thành và duy trì, góp phần thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bền vững, hiệu quả.
Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên 6.000 ha, trong đó có trên 1.000 ha thâm canh cao, tập trung tại các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông, với 15 ha lúa đã được cấp mã số vùng trồng, phát triển vùng gạo đặc sản với giống chủ lực là Chiêm Hương tập trung ở các xã Đại - Phú - An gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Vùng cây ăn quả tập trung tại các xã: Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Đông An, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng với trên 500 ha, các loại cây có giá trị kinh tế cao như nhãn chín sớm PHS2 và chín muộn PHM99-1.1, bưởi Da xanh, cam V2…, có 40 ha cây ăn quả được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAp; 09 ha cây trồng các loại được cấp mã vùng trồng.
Vùng trồng sắn tập trung tại các xã: Châu Quế Thượng; Châu Quế Hạ; Đông An; Tân Hợp; Ngòi A; Mậu Đông; Đông Cuông; Quang Minh; An Bình; Lâm Giang; Lang Thíp với 4.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 90.000 tấn, sản phẩm Tinh bột sắn được tỉnh Yên Bái chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao tại Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 09/11/2022.
Vùng trồng rừng sản xuất với trên 70.000 ha, chủ yếu là quế, được trồng ở 25/25 xã, thị trấn của huyện. Tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện Văn Yên là 57.000 ha, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.357 ha, đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế tại 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng (xã Phong Dụ Thượng: 1.998 ha, Phong Dụ Hạ: 2.112 ha, Xuân Tầm: 3.371 ha, Châu Quế Hạ: 4.789 ha, Tân Hợp: 2.624 ha, Đại Sơn: 3.168 ha, Viễn Sơn: 2.600 ha, Mỏ Vàng: 4.695 ha). Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ trong nước như: tỉnh Bắc Giang, Thành phố Hà Nội, thị trường xuất khẩu các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng La Đét, Ai Cập, Sing Ga Po, Mỹ, Anh, Hà Lan,... Gỗ Quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc; ngoài ra gỗ Quế còn được bán cho nhiều cơ sở xây dựng trong nước. Sản lượng hàng năm: tinh dầu quế trên 300 tấn, vỏ quế 10.000 tấn, doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng.
Vùng nuôi trồng thủy sản với 25 lồng nuôi cá, trên 300 ha diện tích nuôi trồng thủy sản cho sản lượng hàng năm trên 900 tấn cá được duy trì hiệu quả. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao, tập trung các tại xã Đông An, Mậu Đông, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú... chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao như: hệ thống chuồng trại được xây dựng kép kín, cho ăn, uống tự động, bán tự động và có hệ thống làm mát cho khu vực chăn nuôi… như: Hợp tác xã Xuân Lan, xã Yên Thái, mỗi lứa nuôi từ 2.000-3.000 con. Công ty HTD Bắc Giang Khe Gai, Đông An mỗi lứa nuôi từ 3.000-5.000 con. Công ty Jafa Toàn An, Đông An; quy mô 150 lợn nái; từ 2.000 - 5.000 con lợn thịt. Công ty TNHH Nhật Minh Tân 5.000 con lợn các loại. Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tích hợp ANIFER Đông An khoảng 18.000 con lợn các loại v.v.; trên địa bàn toàn huyện hiện có trên 300 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê đang hoạt động hiệu quả.
Với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, gỗ rừng trồng huyện đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản quy mô khá lớn, điển hình như: Công ty Jun Ma với sản lượng gỗ ván ép, xẻ thanh 9.000m3/năm; Doanh nghiệp tư nhân Đăng Thủy xã Lâm Giang sản lượng gỗ ván ép, xẻ thanh 7.000m3/năm; Công ty TNHH xuất khẩu Bích Hằng xã Mậu Đông sản lượng vỏ quế các loại 75 tấn/năm; Công ty TNHH thương mại sản xuất - xuất nhập khẩu Đạt Thành xã Đông Cuông sản lượng tinh dầu quế 25 tấn/năm; Công ty Cổ phần An Bình xã An Bình sản lượng giấy đế 2.100 tấn; Nhà máy sắn Đông Cuông sản lượng tinh bột sắn 10.000 tấn/năm.
Huyện hiện có 11 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được thực hiện tại 20/24 xã và 48 sản phẩm OCOP; một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, mã vùng trồng như: Quế Văn Yên, Lúa Chiêm Hương, Rau Củ Quả Phú Đạt. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tăng so với cùng kỳ năm trước, năm 2024 ước đạt 3.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2011 (1.868 tỷ đồng).
557 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, huyện Văn Yên đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao.Huyện Văn Yên luôn xác định vai trò, vị trí quan trọng của phát triển nông nghiệp là nền tảng, trụ đỡ để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội bền vững; những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, đặc sản có giá trị kinh tế cao gắn với thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, chương trình mỗi xã một sản phẩm. Các vùng sản xuất hàng hóa khá lớn được hình thành và duy trì, góp phần thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm bền vững, hiệu quả.
Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên 6.000 ha, trong đó có trên 1.000 ha thâm canh cao, tập trung tại các xã: Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh, Đông Cuông, với 15 ha lúa đã được cấp mã số vùng trồng, phát triển vùng gạo đặc sản với giống chủ lực là Chiêm Hương tập trung ở các xã Đại - Phú - An gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Vùng cây ăn quả tập trung tại các xã: Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Đông An, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng với trên 500 ha, các loại cây có giá trị kinh tế cao như nhãn chín sớm PHS2 và chín muộn PHM99-1.1, bưởi Da xanh, cam V2…, có 40 ha cây ăn quả được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAp; 09 ha cây trồng các loại được cấp mã vùng trồng.
Vùng trồng sắn tập trung tại các xã: Châu Quế Thượng; Châu Quế Hạ; Đông An; Tân Hợp; Ngòi A; Mậu Đông; Đông Cuông; Quang Minh; An Bình; Lâm Giang; Lang Thíp với 4.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 90.000 tấn, sản phẩm Tinh bột sắn được tỉnh Yên Bái chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao tại Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 09/11/2022.
Vùng trồng rừng sản xuất với trên 70.000 ha, chủ yếu là quế, được trồng ở 25/25 xã, thị trấn của huyện. Tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện Văn Yên là 57.000 ha, trong đó diện tích Quế tập trung là 25.357 ha, đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế tại 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng (xã Phong Dụ Thượng: 1.998 ha, Phong Dụ Hạ: 2.112 ha, Xuân Tầm: 3.371 ha, Châu Quế Hạ: 4.789 ha, Tân Hợp: 2.624 ha, Đại Sơn: 3.168 ha, Viễn Sơn: 2.600 ha, Mỏ Vàng: 4.695 ha). Quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ trong nước như: tỉnh Bắc Giang, Thành phố Hà Nội, thị trường xuất khẩu các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Băng La Đét, Ai Cập, Sing Ga Po, Mỹ, Anh, Hà Lan,... Gỗ Quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán chủ yếu sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc; ngoài ra gỗ Quế còn được bán cho nhiều cơ sở xây dựng trong nước. Sản lượng hàng năm: tinh dầu quế trên 300 tấn, vỏ quế 10.000 tấn, doanh thu hàng năm trên 1.000 tỷ đồng.
Vùng nuôi trồng thủy sản với 25 lồng nuôi cá, trên 300 ha diện tích nuôi trồng thủy sản cho sản lượng hàng năm trên 900 tấn cá được duy trì hiệu quả. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao, tập trung các tại xã Đông An, Mậu Đông, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú... chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp quy mô lớn; ứng dụng công nghệ cao như: hệ thống chuồng trại được xây dựng kép kín, cho ăn, uống tự động, bán tự động và có hệ thống làm mát cho khu vực chăn nuôi… như: Hợp tác xã Xuân Lan, xã Yên Thái, mỗi lứa nuôi từ 2.000-3.000 con. Công ty HTD Bắc Giang Khe Gai, Đông An mỗi lứa nuôi từ 3.000-5.000 con. Công ty Jafa Toàn An, Đông An; quy mô 150 lợn nái; từ 2.000 - 5.000 con lợn thịt. Công ty TNHH Nhật Minh Tân 5.000 con lợn các loại. Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tích hợp ANIFER Đông An khoảng 18.000 con lợn các loại v.v.; trên địa bàn toàn huyện hiện có trên 300 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, dê đang hoạt động hiệu quả.
Với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, gỗ rừng trồng huyện đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản quy mô khá lớn, điển hình như: Công ty Jun Ma với sản lượng gỗ ván ép, xẻ thanh 9.000m3/năm; Doanh nghiệp tư nhân Đăng Thủy xã Lâm Giang sản lượng gỗ ván ép, xẻ thanh 7.000m3/năm; Công ty TNHH xuất khẩu Bích Hằng xã Mậu Đông sản lượng vỏ quế các loại 75 tấn/năm; Công ty TNHH thương mại sản xuất - xuất nhập khẩu Đạt Thành xã Đông Cuông sản lượng tinh dầu quế 25 tấn/năm; Công ty Cổ phần An Bình xã An Bình sản lượng giấy đế 2.100 tấn; Nhà máy sắn Đông Cuông sản lượng tinh bột sắn 10.000 tấn/năm.
Huyện hiện có 11 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị được thực hiện tại 20/24 xã và 48 sản phẩm OCOP; một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, mã vùng trồng như: Quế Văn Yên, Lúa Chiêm Hương, Rau Củ Quả Phú Đạt. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tăng so với cùng kỳ năm trước, năm 2024 ước đạt 3.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2011 (1.868 tỷ đồng).