CTTĐT - Phát huy thế mạnh ngành sản xuất công nghiệp trong phát triển kinh tế, huyện Văn Yên tiếp tục có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, đảm bảo tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế.
Hoạt động sản xuất chế biến quế tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Đông An tại cụm công nghiệp Đông An
Đến nay, cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế với một số sản phẩm như: quế vỏ, tinh dầu quế, ván ép, ván bóc, quế bột các loại, giấy đế, tính bột sắn, điện năng... Các sản phẩm chủ lực có tốc độ tăng trưởng khá như: các sản phẩm từ cây quế, chế biến gỗ rừng trồng, điện năng.... Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển tại các cụm công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tăng năng lực và sức cạnh tranh cho kinh tế của huyện. Đến nay trên địa bàn huyện có 92 doanh nghiệp và 866 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp. Tập trung thu hút được một số nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương, quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu hàng hóa hàng năm đều đạt, vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2023 đạt 1.634 tỷ đồng gấp 2,9 lần năm 2011. Một số các sản phẩm công nghiệp của huyện như: Tinh dầu quế và các sản phẩm từ quế, gỗ xẻ, gỗ ván ép, giấy đế, tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn, gạch bê tông, quặng sắt, đá công nghệ, đá xây dựng...
Trên địa bàn huyện Văn Yên có 02 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên, diện tích 55ha, tỷ lệ lấp đầy trên 87% được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quy định; Cụm công nghiệp Đông An, diện tích 34 ha tỷ lệ lấp đầy gần 50%. Hiện đã có 07 doanh nghiệp, nhà máy hoạt động hoặc đang đầu tư xây dựng. Các ngành nghề sản xuất trong cụm bao gồm: sản xuất, chế biến quế; tinh bột sắn; giấy đế xuất khẩu; sản xuất viên nén sinh khối; gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón; chế biến Quặng graphits... Để phục vụ phát triển công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2030, huyện Văn Yên đã quy hoạch 01 khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp mới. Năm 2024 huyện đã trình thành lập mới cụm công nghiệp Yên Hợp với diện tích 75ha nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.000 triệu đồng.
Kinh tế thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm đa dạng với 8 loại hình dịch vụ; hệ thống khách sạn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt 3.488 tỷ đồng gấp hơn 4,5 lần so với năm 2011; dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, vận tải, y tế...đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2023 đạt 11,3 triệu USD gấp 6,2 lần năm 2011; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của huyện như: Quế và các sản phẩm từ quế, tinh bột sắn, gỗ ván ép, giấy đế... Huyện đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế vỏ từ năm 2011, bên cạnh đó xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm quế là sản phẩm thế mạnh của huyện.
669 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy thế mạnh ngành sản xuất công nghiệp trong phát triển kinh tế, huyện Văn Yên tiếp tục có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, đảm bảo tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế.Đến nay, cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế với một số sản phẩm như: quế vỏ, tinh dầu quế, ván ép, ván bóc, quế bột các loại, giấy đế, tính bột sắn, điện năng... Các sản phẩm chủ lực có tốc độ tăng trưởng khá như: các sản phẩm từ cây quế, chế biến gỗ rừng trồng, điện năng.... Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển tại các cụm công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, chế biến sâu, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tăng năng lực và sức cạnh tranh cho kinh tế của huyện. Đến nay trên địa bàn huyện có 92 doanh nghiệp và 866 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp. Tập trung thu hút được một số nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương, quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu hàng hóa hàng năm đều đạt, vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) năm 2023 đạt 1.634 tỷ đồng gấp 2,9 lần năm 2011. Một số các sản phẩm công nghiệp của huyện như: Tinh dầu quế và các sản phẩm từ quế, gỗ xẻ, gỗ ván ép, giấy đế, tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn, gạch bê tông, quặng sắt, đá công nghệ, đá xây dựng...
Trên địa bàn huyện Văn Yên có 02 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Bắc Văn Yên, diện tích 55ha, tỷ lệ lấp đầy trên 87% được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quy định; Cụm công nghiệp Đông An, diện tích 34 ha tỷ lệ lấp đầy gần 50%. Hiện đã có 07 doanh nghiệp, nhà máy hoạt động hoặc đang đầu tư xây dựng. Các ngành nghề sản xuất trong cụm bao gồm: sản xuất, chế biến quế; tinh bột sắn; giấy đế xuất khẩu; sản xuất viên nén sinh khối; gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón; chế biến Quặng graphits... Để phục vụ phát triển công nghiệp trong giai đoạn đến năm 2030, huyện Văn Yên đã quy hoạch 01 khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp mới. Năm 2024 huyện đã trình thành lập mới cụm công nghiệp Yên Hợp với diện tích 75ha nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.000 triệu đồng.
Kinh tế thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm đa dạng với 8 loại hình dịch vụ; hệ thống khách sạn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt 3.488 tỷ đồng gấp hơn 4,5 lần so với năm 2011; dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, vận tải, y tế...đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn năm 2023 đạt 11,3 triệu USD gấp 6,2 lần năm 2011; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của huyện như: Quế và các sản phẩm từ quế, tinh bột sắn, gỗ ván ép, giấy đế... Huyện đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế vỏ từ năm 2011, bên cạnh đó xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm quế là sản phẩm thế mạnh của huyện.