CTTĐT - Thời điểm này, không khí tấp nập, nhộn nhịp đã diễn ra trên khắp các đồi cam, năm nay những người trồng cam ở Văn Chấn vô cùng vui mừng phấn khởi khi thời tiết thuận lợi, cây cam được mùa, cùng với đó thì giá cũng tăng từ 3 đến 7 nghìn đồng/1kg đối với mỗi loại cam.
Chị Trương Thị Lụa, thôn Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Tâm vui mừng phấn khởi bên đồi cam của gia đình
Những ngày trung tuần tháng 11, những vườn cam Đường canh của gia đình anh Đặng Văn Hùng, thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh chưa chín đồng loạt, nhưng thương lái đã đặt mua với giá bán 37 nghìn đồng/1kg. Gia đình anh đã lựa chọn những quả chín sớm để cắt bán trước. Hiện gia đình anh Hùng có 2ha cam, trong đó 90% là diện tích cam Đường canh. Năm 2023, gia đình anh thu hoạch được 26 tấn cam với giá bán bình quân 28 nghìn đồng/1kg, gia đình ông thu về 500 triệu đồng đã trừ chi phí. Thế nhưng năm nay thời tiết thuận lợi dự kiến sản lượng của gia đình anh sẽ tăng lên 28 tấn. Anh Hùng phấn khởi cho biết: chưa có năm nào giá cam Đường canh lại có giá cao như năm nay, có những thời điểm giá lên đến 42 nghìn đồng/1kg, hiện tại giá đang dao động từ 35 - 37 nghìn đồng/1kg, cao hơn 5 nghìn đồng so với mọi năm.
Thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh là một trong những thôn có diện tích cam lớn nhất xã, hiện thôn có 100ha cam, trong đó diện tích cam đang cho thu hoạch chiếm trên 60%. Là thôn có kinh nghiệm trồng cây ăn quả có múi lâu năm của xã, do đó vài năm trở lại đây người dân trong thôn đã không còn tập trung vào mở rộng diện tích mà tập trung vào nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Thôn đã vận động người dân phát triển cây cam theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ và bón phân hóa học. Học tập nhau, hiện nay nhiều hộ dân trồng cam trong thôn đã biết tự ngâm ủ các loại phân hữu để bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và giảm được rất nhiều chi phí trong đầu tư thâm canh. Đặc biệt sau một năm sử dụng các loại phân hữu cơ và thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả có múi người dân nhận thấy cây ăn quả phát triển khỏe mạnh và đất tơi xốp hơn.
Vườn cam của gia đình anh Đặng Văn Hùng ở thôn Khe Sừng, Tân Thịnh, huyện Văn Chấn
Cùng với những người nông dân xã Tân Thịnh thì những ngày này, gia đình chị Trương Thị Lụa ở thôn Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Tâm cũng đang tích cực thăm vườn để chuẩn bị cắt lứa cam Đường canh đầu tiên để bán cho thương lái phục vụ nhân dân thắp hương đầu tháng. Với 6ha cam Đường canh, 4 ha chanh, trong đó có 3ha cam Đường canh đang cho thu hoạch được trồng từ năm 2017, thì năm nay đang bước vào thời kỳ thu hoạch đạt sản lượng cao, cùng với đó thì sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nên chất lượng cam của gia đình chị có mẫu mã đẹp, cam ngọt và mọng nước. “Thời tiết năm nay rất thuận lợi, có nắng vào đúng thời kỳ cây cam đậu quả nên tỷ lệ rụng rất ít, dự kiến sản lượng cam của gia đình tôi năm nay sẽ đạt khoảng 45 tấn, tăng 5 tấn so với năm trước, giá bán cũng tăng từ 5 - 7 nghìn đồng/1kg, gia đình tôi và các hộ trồng cam khác rất phấn khởi” chị Lụa chia sẻ.
Hiện toàn huyện Văn Chấn có gần 2.000 ha cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu ở các xã vùng ngoài, thời tiết thuận lợi cùng với kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cam nhiều năm nay lên người dân đã biết cách phòng chống sâu bẹnh hiệu quả. Nhờ đó hết tháng 10, sản lượng cây ăn quả có múi đạt 12 tấn, dự ước tổng sản lượng cây ăn quả có múi cả năm đạt trên 15 nghìn tấn, tăng 1.500 tấn so với năm trước. Cùng với đó, giá bán ổn định và tăng từ 2 - 3 nghìn đồng/1kg đối với cam Chanh và cam Sen; tăng từ 5 - 7 nghìn đồng đối với cam Đường canh. Để nâng tầm giá trị cam Văn Chấn, huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân mở rộng quy mô sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành những vùng cam hàng hóa như cam Đường canh, cam sành, cam chanh, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa “Cam Văn Chấn”, xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Sản lượng tăng cao, giá bán tăng và ổn định cùng sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương trong việc xây dựng thương hiệu Cam Văn Chấn, sẽ là động lực để người dân tiếp tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng vùng cây ăn quả có múi của huyện. Đồng thời, khẳng định việc tập trung phát triển và khôi phục lại vùng cây ăn quả có múi là chủ trương đúng đắn và đây là cây trồng không chỉ có thu nhập cao mà còn làm giàu cho người dân tại địa phương.
880 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời điểm này, không khí tấp nập, nhộn nhịp đã diễn ra trên khắp các đồi cam, năm nay những người trồng cam ở Văn Chấn vô cùng vui mừng phấn khởi khi thời tiết thuận lợi, cây cam được mùa, cùng với đó thì giá cũng tăng từ 3 đến 7 nghìn đồng/1kg đối với mỗi loại cam.Những ngày trung tuần tháng 11, những vườn cam Đường canh của gia đình anh Đặng Văn Hùng, thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh chưa chín đồng loạt, nhưng thương lái đã đặt mua với giá bán 37 nghìn đồng/1kg. Gia đình anh đã lựa chọn những quả chín sớm để cắt bán trước. Hiện gia đình anh Hùng có 2ha cam, trong đó 90% là diện tích cam Đường canh. Năm 2023, gia đình anh thu hoạch được 26 tấn cam với giá bán bình quân 28 nghìn đồng/1kg, gia đình ông thu về 500 triệu đồng đã trừ chi phí. Thế nhưng năm nay thời tiết thuận lợi dự kiến sản lượng của gia đình anh sẽ tăng lên 28 tấn. Anh Hùng phấn khởi cho biết: chưa có năm nào giá cam Đường canh lại có giá cao như năm nay, có những thời điểm giá lên đến 42 nghìn đồng/1kg, hiện tại giá đang dao động từ 35 - 37 nghìn đồng/1kg, cao hơn 5 nghìn đồng so với mọi năm.
Thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh là một trong những thôn có diện tích cam lớn nhất xã, hiện thôn có 100ha cam, trong đó diện tích cam đang cho thu hoạch chiếm trên 60%. Là thôn có kinh nghiệm trồng cây ăn quả có múi lâu năm của xã, do đó vài năm trở lại đây người dân trong thôn đã không còn tập trung vào mở rộng diện tích mà tập trung vào nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Thôn đã vận động người dân phát triển cây cam theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ và bón phân hóa học. Học tập nhau, hiện nay nhiều hộ dân trồng cam trong thôn đã biết tự ngâm ủ các loại phân hữu để bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và giảm được rất nhiều chi phí trong đầu tư thâm canh. Đặc biệt sau một năm sử dụng các loại phân hữu cơ và thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả có múi người dân nhận thấy cây ăn quả phát triển khỏe mạnh và đất tơi xốp hơn.
Vườn cam của gia đình anh Đặng Văn Hùng ở thôn Khe Sừng, Tân Thịnh, huyện Văn Chấn
Cùng với những người nông dân xã Tân Thịnh thì những ngày này, gia đình chị Trương Thị Lụa ở thôn Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Tâm cũng đang tích cực thăm vườn để chuẩn bị cắt lứa cam Đường canh đầu tiên để bán cho thương lái phục vụ nhân dân thắp hương đầu tháng. Với 6ha cam Đường canh, 4 ha chanh, trong đó có 3ha cam Đường canh đang cho thu hoạch được trồng từ năm 2017, thì năm nay đang bước vào thời kỳ thu hoạch đạt sản lượng cao, cùng với đó thì sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm nên chất lượng cam của gia đình chị có mẫu mã đẹp, cam ngọt và mọng nước. “Thời tiết năm nay rất thuận lợi, có nắng vào đúng thời kỳ cây cam đậu quả nên tỷ lệ rụng rất ít, dự kiến sản lượng cam của gia đình tôi năm nay sẽ đạt khoảng 45 tấn, tăng 5 tấn so với năm trước, giá bán cũng tăng từ 5 - 7 nghìn đồng/1kg, gia đình tôi và các hộ trồng cam khác rất phấn khởi” chị Lụa chia sẻ.
Hiện toàn huyện Văn Chấn có gần 2.000 ha cây ăn quả có múi tập trung chủ yếu ở các xã vùng ngoài, thời tiết thuận lợi cùng với kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cam nhiều năm nay lên người dân đã biết cách phòng chống sâu bẹnh hiệu quả. Nhờ đó hết tháng 10, sản lượng cây ăn quả có múi đạt 12 tấn, dự ước tổng sản lượng cây ăn quả có múi cả năm đạt trên 15 nghìn tấn, tăng 1.500 tấn so với năm trước. Cùng với đó, giá bán ổn định và tăng từ 2 - 3 nghìn đồng/1kg đối với cam Chanh và cam Sen; tăng từ 5 - 7 nghìn đồng đối với cam Đường canh. Để nâng tầm giá trị cam Văn Chấn, huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân mở rộng quy mô sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành những vùng cam hàng hóa như cam Đường canh, cam sành, cam chanh, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa “Cam Văn Chấn”, xây dựng vùng cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Sản lượng tăng cao, giá bán tăng và ổn định cùng sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương trong việc xây dựng thương hiệu Cam Văn Chấn, sẽ là động lực để người dân tiếp tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng vùng cây ăn quả có múi của huyện. Đồng thời, khẳng định việc tập trung phát triển và khôi phục lại vùng cây ăn quả có múi là chủ trương đúng đắn và đây là cây trồng không chỉ có thu nhập cao mà còn làm giàu cho người dân tại địa phương.