CTTĐT - Việc chọn mô hình để truyền cảm hứng giảm nghèo là hoạt động thiết thực triển khai Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Trấn Yên, trong đó tập trung vào khâu lan tỏa và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
Bươn trải nhiều nghề khác nhau, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Tươm ở thôn Yên Định xã Hưng Thịnh vẫn thuộc diện hộ nghèo. Năm 2012, anh vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để nuôi 5 lợn nái theo mô hình khép kín, nghĩa là con giống sinh ra đều được gia đình chăn nuôi thành lợn thịt. Quá trình chăn nuôi, vừa làm, vừa học và thấy có hiệu quả, anh tăng dần số lợn nái. Sau 2 năm nuôi lợn, gia đình đã thoát nghèo bền vững. Đến nay, gia đình anh Tươm đã có 30 lợn nái, ngoài việc cung cấp cho người chăn nuôi lợn giống, thì bình quân mỗi năm gia đình anh suất bán 600 lợn thịt, tương đương với 60 tấn. Có kinh nghiệm trong chăn nuôi, anh đăng ký trở thành hộ truyền cảm hứng cho 6 gia đình mới thoát nghèo, thoát cận nghèo trong xã. Theo anh Tươm, muốn giảm nghèo bền vững, thì kiến thức là điều quan trọng nhất của người chăn nuôi, trồng trọt hay kinh doanh. Chính vì vậy, anh sẽ truyền kinh nghiệm chăn nuôi của mình cho các gia đình, đồng thời giúp đỡ con giống tốt để mọi người thêm niềm tin và áp lực kinh tế.
Anh Tươm (áo xanh) trao đổi với lãnh đạo xã Hưng Thịnh về kinh nghiệm nuôi lợn
Anh Tươm chia sẻ: “Để truyền cảm hứng cho các hộ nghèo, bản thân tôi tạo điều kiện cho mọi người tham quan trang trại, kỹ thuật chọn con giống đủ tiêu chuẩn làm lợn nái, con nào nuôi lợn thịt, ngoài ra tôi còn hướng dẫn các hộ kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn từng thời kỳ, kỹ thuật phòng bệnh, kỹ thuật làm chuồng trại. Gia đình nào khó khăn, tôi giúp đỡ 2-3 con lợn để làm giống”.
Từng là hộ nghèo nhiều năm, nhưng nhờ sự chăm chỉ, dám nghĩ, dám làm, gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở thôn Bản Chiềng xã Hồng Ca đã thoát nghèo nhờ trồng 1 ha dâu để nuôi tằm. Được tham gia mô hình truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo thoát nghèo bền vững, ngoài việc tận tình trao đổi kinh nghiệm cho các hộ nhận truyền cảm hứng, theo bà Chanh thì các hộ cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phát huy nội lực của gia đình. Kiến thức là nền tảng, vì vậy cần tìm hiểu kiến thức bằng mọi cách, đặc biệt là kinh nghiệm của những người làm trước, đồng thời phải thường xuyên trao đổi tìm cách làm mới, hiệu quả cao để mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập.
Bà Chanh (Bên trái) trao đổi kinh nghiệm nuôi tằm với các hộ
Theo bà Chanh: “Gia đình tôi nuôi tằm cũng khá giả, có thu nhập cho gia đình, mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền phục vụ sinh hoạt. Vì vậy tôi chia sẻ với mọi người tập trung trồng dâu nuôi tằm sẽ làm giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu và tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với bao tiêu sản phẩm”.
Mặc dù đã được công nhận xã đạt NTM vào năm 2019, nhưng đến nay Hồng Ca vẫn còn 3 thôn đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao nhất huyện Trấn Yên. Để giảm nghèo bền vững, Hồng Ca đã lồng ghép các chương trình, các dự án, đồng thời tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế. Thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy về phát huy vai trò của mô hình, điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững. Hồng Ca xác định, đây vừa là Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vừa là điều kiện, cơ hội để các hộ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững. Chính vì vậy, Hồng Ca lựa chọn các nhóm truyền cảm hứng, nhóm nhận cảm hứng sát với điều kiện thực tế của địa phương.
Thông qua các buổi họp thôn, các hộ dân xã Hồng Ca đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững
Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho rằng: “Xã Hồng Ca là xã vùng cao, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Khi thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy, tôi thấy đây là chủ trương rất đúng, phù hợp với các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao, góp phần củng cố niềm tin và tạo điều kiện cho các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Đặc biệt, kinh nghiệm của các mô hình điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh được chuyển giao cho các hộ nhận truyền cảm hứng, qua đây góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Hồng Ca”.
Các cơ quan chức năng của huyện làm việc với xã Hưng Thịnh về triển khai Kế hoạch 200 của Huyện ủy
Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về định hướng giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động. Năm 2024, huyện Trấn Yên phấn đấu giảm 194 hộ nghèo và 95 hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,93%. Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Kế hoạch 200 về phát huy vai trò của mô hình, điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, các địa phương lựa chọn những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, phù hợp ở các địa phương trong huyện và đảm bảo phù hợp với những trường hợp nhận truyền cảm hứng. Bước đầu, tập trung ở 8 xã: Cường Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Việt Cường, Vân Hội, Hưng Khánh, Hưng Thịnh và Y Can, với 13 mô hình truyền cảm hứng và 43 trường hợp nhận truyền cảm hứng.
Ông Trần Xuân Thỏa (đứng giữa) thôn Lao Động xã Vân Hội (người truyền cảm hứng nuôi ốc nhồi thương phẩm)
Ông Trần Văn Thuật - Thôn Cây Sy xã Vân Hội (là người nhận truyền cảm hứng) sau khi được thăm quan mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm ở hộ truyền cảm hứng tâm sự: “Gia đình có diện tích chăn nuôi ốc nhồi thương phẩm, nhưng do không có kinh nghiệm nên ốc chết rất nhiều và không hiệu quả. Khi được tham gia mô hình truyền cảm hứng, tôi được tham quan, học kinh nghiệm từ việc giữ mực nước hợp lý, mật độ nuôi ốc, cách phòng bệnh, cách chăm sóc ốc từng thời kỳ sinh trưởng, từng mùa. Tôi thấy mình có thêm kinh nghiệm và chắc chắn thời gian tới sẽ hiệu quả hơn, từng bước giảm bớt khó khăn cho kinh tế gia đình”.
Để Kế hoạch của Huyện ủy đi vào thực chất, Trấn Yên tổ chức chương trình tham quan học tập mô hình thực tế. Tổ chức hội nghị tọa đàm, đối thoại, tư vấn trực tiếp, kết nối các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo với các mô hình, điển hình; hỗ trợ mô hình nhận truyền cảm hứng xây dựng kế hoạch. Tiến hành ghép cặp đồng hành giữa mô hình điển hình tiên tiến với các hộ đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo; theo dõi, giúp đỡ các hộ đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo… Đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vai trò của người đứng đầu trong triển khai thực hiện kế hoạch truyền động lực, cảm hứng, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các hộ thăm thăm quan mô hình kinh tế trồng tre Bát Độ, trồng quế của hộ anh Sổng A Dũng thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca
Song song với việc triển khai các hộ có kinh nghiệm truyền cảm hứng cho các hộ khó khăn về kinh tế nhận cảm hứng, tổ chức các cuộc tham quan học tập, huyện Trấn Yên còn lồng ghép các Chương trình, các Dự án, các nguồn vốn vay ưu đãi để giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định giảm bớt khó khăn về đồng vốn, cây, con giống... Thông qua mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo, huyện Trấn Yên phấn đấu hết năm 2025, sau khi được tư vấn, giúp đỡ bởi các mô hình điển hình tiên tiến và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ có ít nhất 50 hộ xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện thực tế, mang tính khả thi và huy động được các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả tốt, tiến tới thoát nghèo và sản xuất hàng hóa.
Các hộ truyền cảm hứng và nhận cảm hứng thể hiện quyết tâm trong thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh đã chia sẻ cách triển khai Kế hoạch số 200 của Huyện ủy: “Chúng tôi quan tâm, chỉ đạo, tuyên truyền vận động các gia đình được nhận cảm hứng trên địa bàn xã. Hiện tại thì có đông số hộ đăng ký truyền cảm hứng, các hộ nhận truyền cảm hứng. Đã có nhiều nhóm hộ bắt tay vào thực hiện mô hình chăn nuôi với kiến thức mới. Tôi tin tưởng các mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hội cho rằng: “Chúng tôi tạo mọi điều kiện cho các hộ nhận truyền cảm hứng, như tổ chức đào tạo nghề, tham quan học tập kinh nghiệm. Đồng thời vận động các hộ truyền cảm hứng tạo điều kiện về con giống, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho các hộ nhận cảm hứng. Với việc mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi, Vân Hội sẽ tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường và giúp các hộ giảm nghèo bền vững”.
Việc chọn mô hình để truyền cảm hứng giảm nghèo cũng là hoạt động thiết thực triển khai Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 của Huyện ủy Trấn Yên, trong đó tập trung vào khâu lan tỏa và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
Mặc dù mới được triển khai, nhưng Kế hoạch 200 của Huyện ủy Trấn Yên đã được triển khai tới gần 50% số xã, thị trấn, nội dung đa dạng, hình thức phóng phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giảm nghèo, thoát nghèo, vươn lên làm giàu… được phát hiện, nhân rộng, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái.
537 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Việc chọn mô hình để truyền cảm hứng giảm nghèo là hoạt động thiết thực triển khai Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 của huyện Trấn Yên, trong đó tập trung vào khâu lan tỏa và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.Bươn trải nhiều nghề khác nhau, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Tươm ở thôn Yên Định xã Hưng Thịnh vẫn thuộc diện hộ nghèo. Năm 2012, anh vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để nuôi 5 lợn nái theo mô hình khép kín, nghĩa là con giống sinh ra đều được gia đình chăn nuôi thành lợn thịt. Quá trình chăn nuôi, vừa làm, vừa học và thấy có hiệu quả, anh tăng dần số lợn nái. Sau 2 năm nuôi lợn, gia đình đã thoát nghèo bền vững. Đến nay, gia đình anh Tươm đã có 30 lợn nái, ngoài việc cung cấp cho người chăn nuôi lợn giống, thì bình quân mỗi năm gia đình anh suất bán 600 lợn thịt, tương đương với 60 tấn. Có kinh nghiệm trong chăn nuôi, anh đăng ký trở thành hộ truyền cảm hứng cho 6 gia đình mới thoát nghèo, thoát cận nghèo trong xã. Theo anh Tươm, muốn giảm nghèo bền vững, thì kiến thức là điều quan trọng nhất của người chăn nuôi, trồng trọt hay kinh doanh. Chính vì vậy, anh sẽ truyền kinh nghiệm chăn nuôi của mình cho các gia đình, đồng thời giúp đỡ con giống tốt để mọi người thêm niềm tin và áp lực kinh tế.
Anh Tươm (áo xanh) trao đổi với lãnh đạo xã Hưng Thịnh về kinh nghiệm nuôi lợn
Anh Tươm chia sẻ: “Để truyền cảm hứng cho các hộ nghèo, bản thân tôi tạo điều kiện cho mọi người tham quan trang trại, kỹ thuật chọn con giống đủ tiêu chuẩn làm lợn nái, con nào nuôi lợn thịt, ngoài ra tôi còn hướng dẫn các hộ kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn từng thời kỳ, kỹ thuật phòng bệnh, kỹ thuật làm chuồng trại. Gia đình nào khó khăn, tôi giúp đỡ 2-3 con lợn để làm giống”.
Từng là hộ nghèo nhiều năm, nhưng nhờ sự chăm chỉ, dám nghĩ, dám làm, gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở thôn Bản Chiềng xã Hồng Ca đã thoát nghèo nhờ trồng 1 ha dâu để nuôi tằm. Được tham gia mô hình truyền động lực, cảm hứng giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo thoát nghèo bền vững, ngoài việc tận tình trao đổi kinh nghiệm cho các hộ nhận truyền cảm hứng, theo bà Chanh thì các hộ cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phát huy nội lực của gia đình. Kiến thức là nền tảng, vì vậy cần tìm hiểu kiến thức bằng mọi cách, đặc biệt là kinh nghiệm của những người làm trước, đồng thời phải thường xuyên trao đổi tìm cách làm mới, hiệu quả cao để mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập.
Bà Chanh (Bên trái) trao đổi kinh nghiệm nuôi tằm với các hộ
Theo bà Chanh: “Gia đình tôi nuôi tằm cũng khá giả, có thu nhập cho gia đình, mua sắm được nhiều tiện nghi đắt tiền phục vụ sinh hoạt. Vì vậy tôi chia sẻ với mọi người tập trung trồng dâu nuôi tằm sẽ làm giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu và tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với bao tiêu sản phẩm”.
Mặc dù đã được công nhận xã đạt NTM vào năm 2019, nhưng đến nay Hồng Ca vẫn còn 3 thôn đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao nhất huyện Trấn Yên. Để giảm nghèo bền vững, Hồng Ca đã lồng ghép các chương trình, các dự án, đồng thời tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế. Thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy về phát huy vai trò của mô hình, điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững. Hồng Ca xác định, đây vừa là Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vừa là điều kiện, cơ hội để các hộ gặp nhiều khó khăn về kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững. Chính vì vậy, Hồng Ca lựa chọn các nhóm truyền cảm hứng, nhóm nhận cảm hứng sát với điều kiện thực tế của địa phương.
Thông qua các buổi họp thôn, các hộ dân xã Hồng Ca đăng ký các mô hình hỗ trợ thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững
Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho rằng: “Xã Hồng Ca là xã vùng cao, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Khi thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy, tôi thấy đây là chủ trương rất đúng, phù hợp với các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao, góp phần củng cố niềm tin và tạo điều kiện cho các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Đặc biệt, kinh nghiệm của các mô hình điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh được chuyển giao cho các hộ nhận truyền cảm hứng, qua đây góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Hồng Ca”.
Các cơ quan chức năng của huyện làm việc với xã Hưng Thịnh về triển khai Kế hoạch 200 của Huyện ủy
Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng về định hướng giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động. Năm 2024, huyện Trấn Yên phấn đấu giảm 194 hộ nghèo và 95 hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,93%. Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Kế hoạch 200 về phát huy vai trò của mô hình, điển hình tiên tiến trong việc truyền động lực, cảm hứng, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, các địa phương lựa chọn những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, phù hợp ở các địa phương trong huyện và đảm bảo phù hợp với những trường hợp nhận truyền cảm hứng. Bước đầu, tập trung ở 8 xã: Cường Thịnh, Hồng Ca, Lương Thịnh, Việt Cường, Vân Hội, Hưng Khánh, Hưng Thịnh và Y Can, với 13 mô hình truyền cảm hứng và 43 trường hợp nhận truyền cảm hứng.
Ông Trần Xuân Thỏa (đứng giữa) thôn Lao Động xã Vân Hội (người truyền cảm hứng nuôi ốc nhồi thương phẩm)
Ông Trần Văn Thuật - Thôn Cây Sy xã Vân Hội (là người nhận truyền cảm hứng) sau khi được thăm quan mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm ở hộ truyền cảm hứng tâm sự: “Gia đình có diện tích chăn nuôi ốc nhồi thương phẩm, nhưng do không có kinh nghiệm nên ốc chết rất nhiều và không hiệu quả. Khi được tham gia mô hình truyền cảm hứng, tôi được tham quan, học kinh nghiệm từ việc giữ mực nước hợp lý, mật độ nuôi ốc, cách phòng bệnh, cách chăm sóc ốc từng thời kỳ sinh trưởng, từng mùa. Tôi thấy mình có thêm kinh nghiệm và chắc chắn thời gian tới sẽ hiệu quả hơn, từng bước giảm bớt khó khăn cho kinh tế gia đình”.
Để Kế hoạch của Huyện ủy đi vào thực chất, Trấn Yên tổ chức chương trình tham quan học tập mô hình thực tế. Tổ chức hội nghị tọa đàm, đối thoại, tư vấn trực tiếp, kết nối các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo với các mô hình, điển hình; hỗ trợ mô hình nhận truyền cảm hứng xây dựng kế hoạch. Tiến hành ghép cặp đồng hành giữa mô hình điển hình tiên tiến với các hộ đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo; theo dõi, giúp đỡ các hộ đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo… Đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và vai trò của người đứng đầu trong triển khai thực hiện kế hoạch truyền động lực, cảm hứng, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các hộ thăm thăm quan mô hình kinh tế trồng tre Bát Độ, trồng quế của hộ anh Sổng A Dũng thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca
Song song với việc triển khai các hộ có kinh nghiệm truyền cảm hứng cho các hộ khó khăn về kinh tế nhận cảm hứng, tổ chức các cuộc tham quan học tập, huyện Trấn Yên còn lồng ghép các Chương trình, các Dự án, các nguồn vốn vay ưu đãi để giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo, hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định giảm bớt khó khăn về đồng vốn, cây, con giống... Thông qua mô hình truyền cảm hứng giảm nghèo, huyện Trấn Yên phấn đấu hết năm 2025, sau khi được tư vấn, giúp đỡ bởi các mô hình điển hình tiên tiến và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ có ít nhất 50 hộ xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện thực tế, mang tính khả thi và huy động được các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả tốt, tiến tới thoát nghèo và sản xuất hàng hóa.
Các hộ truyền cảm hứng và nhận cảm hứng thể hiện quyết tâm trong thực hiện Kế hoạch 200 của Huyện ủy
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh đã chia sẻ cách triển khai Kế hoạch số 200 của Huyện ủy: “Chúng tôi quan tâm, chỉ đạo, tuyên truyền vận động các gia đình được nhận cảm hứng trên địa bàn xã. Hiện tại thì có đông số hộ đăng ký truyền cảm hứng, các hộ nhận truyền cảm hứng. Đã có nhiều nhóm hộ bắt tay vào thực hiện mô hình chăn nuôi với kiến thức mới. Tôi tin tưởng các mô hình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hội cho rằng: “Chúng tôi tạo mọi điều kiện cho các hộ nhận truyền cảm hứng, như tổ chức đào tạo nghề, tham quan học tập kinh nghiệm. Đồng thời vận động các hộ truyền cảm hứng tạo điều kiện về con giống, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho các hộ nhận cảm hứng. Với việc mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi, Vân Hội sẽ tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường và giúp các hộ giảm nghèo bền vững”.
Việc chọn mô hình để truyền cảm hứng giảm nghèo cũng là hoạt động thiết thực triển khai Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái về xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 của Huyện ủy Trấn Yên, trong đó tập trung vào khâu lan tỏa và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.
Mặc dù mới được triển khai, nhưng Kế hoạch 200 của Huyện ủy Trấn Yên đã được triển khai tới gần 50% số xã, thị trấn, nội dung đa dạng, hình thức phóng phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp Nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua giảm nghèo, thoát nghèo, vươn lên làm giàu… được phát hiện, nhân rộng, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Yên Bái.