CTTĐT - Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo Sở Công Thương, Cục QLTT tỉnh và các phòng, ban trực thuộc 2 đơn vị.
Năm 2024, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, địa phương, Bộ Công Thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, ngành Công Thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024. Trong đó, ngành đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với Luật Điện lực sửa đổi và nhiều chính sách mới, tái khởi động các dự án điện hạt nhân; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, tạo đột phá chiến lược cho phát triển năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đặc biệt là kỳ tích Đường dây 500 kV Mạch 3 với loạt kỷ lục và các dự án năng lượng trọng điểm ngành năng lượng.
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao gần 25 tỷ USD. Công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4%. Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2024, công tác quản lý nhà nước của sở Công Thương được triển khai đồng bộ, hiệu quả; ngành đã chủ động giảm việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch; tích cực triển khai hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, đã xây dựng được 12 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí 2,85 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18.480 tỷ đồng, đạt 100,4% so với kịch bản năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 30.105 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước, đạt 107,5% so với kịch bản năm; giá trị xuất khẩu đạt trên 425,5 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, trong năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, với Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9-10%, xuất khẩu tăng 12%, và thương mại nội địa tăng 10%. Các giải pháp trọng tâm bao gồm thúc đẩy năng lượng tái tạo, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cải cách hành chính, và nâng cao năng lực doanh nghiệp. Ngành quyết tâm tiếp tục là động lực quan trọng cho nền kinh tế, kỳ vọng tiếp tục đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước đạt 8% trong năm 2025.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đề nghị, Bộ Công Thương tiếp tục nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp phụ trợ; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường khai thác các thị trường mới tiềm năng cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, bảo vệ sản xuất trong nước; quan tâm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Công Thương sau khi thực hiện sáp nhập.
Với quyết tâm cao, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, Phó thủ tướng tin tưởng ngành Công Thương sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
692 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.Dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo Sở Công Thương, Cục QLTT tỉnh và các phòng, ban trực thuộc 2 đơn vị.
Năm 2024, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, địa phương, Bộ Công Thương đã tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm đạt kết quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, ngành Công Thương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024. Trong đó, ngành đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với Luật Điện lực sửa đổi và nhiều chính sách mới, tái khởi động các dự án điện hạt nhân; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, tạo đột phá chiến lược cho phát triển năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đặc biệt là kỳ tích Đường dây 500 kV Mạch 3 với loạt kỷ lục và các dự án năng lượng trọng điểm ngành năng lượng.
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao gần 25 tỷ USD. Công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4%. Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2024, công tác quản lý nhà nước của sở Công Thương được triển khai đồng bộ, hiệu quả; ngành đã chủ động giảm việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch; tích cực triển khai hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, đã xây dựng được 12 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí 2,85 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18.480 tỷ đồng, đạt 100,4% so với kịch bản năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 30.105 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước, đạt 107,5% so với kịch bản năm; giá trị xuất khẩu đạt trên 425,5 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo đó, trong năm 2025, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn, với Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9-10%, xuất khẩu tăng 12%, và thương mại nội địa tăng 10%. Các giải pháp trọng tâm bao gồm thúc đẩy năng lượng tái tạo, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cải cách hành chính, và nâng cao năng lực doanh nghiệp. Ngành quyết tâm tiếp tục là động lực quan trọng cho nền kinh tế, kỳ vọng tiếp tục đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước đạt 8% trong năm 2025.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đề nghị, Bộ Công Thương tiếp tục nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp phụ trợ; triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường khai thác các thị trường mới tiềm năng cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, bảo vệ sản xuất trong nước; quan tâm sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Công Thương sau khi thực hiện sáp nhập.
Với quyết tâm cao, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, Phó thủ tướng tin tưởng ngành Công Thương sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.