CTTĐT - Dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện huyện Mường La, Bắc Yên, tỉnh Sơn La; huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải...
Quang cảnh Hội thảo
Mù Cang Chải có nhiều lợi thế mà thiên nhiên ban tặng về điều kiện thời tiết, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng với những giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng phong phú, đa dạng, độc đáo, bản sắc, nhất là hệ thống ruộng bậc thang với trên 7.000ha trải rộng trên địa bàn toàn huyện, trong đó, có trên 852ha đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã chủ động, tích cực trong việc đổi mới tư duy phát triển, từ dựa vào nông, lâm nghiệp thuần túy sang đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng bền vững, khai thác có hiệu quả tài nguyên về thiên nhiên và văn hóa, triển khai thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, lấy đó làm đòn bẩy để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện.
Tiết mục văn nghệ tại Hội thảo
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện được tổ chức một cách thường xuyên với phạm vi, quy mô ngày càng lớn, tính chuyên nghiệp ngày càng cao, huyện đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại gắn với di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Lễ hội mùa nước đổ; Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang; Lễ hội giã bánh giày; Festival khèn Mông; Lễ hội hoa Tớ dày, Lễ hội Sơn tra… nhằm đưa hình ảnh con người và văn hóa Mông đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm du lịch được khuyến khích và hỗ trợ phát triển dựa trên tiềm năng về thiên nhiên, cảnh quan và các giá trị văn hóa truyền thống đã có nhiều những bước phát triển tích cực và ngày càng được đa dạng hóa, hướng tới nhiều đối tượng du khách nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, khám phá của khách du lịch.
Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả toàn huyện có 39 di sản văn hóa vật thể, 142 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó có 05 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào chương tình bảo tồn của quốc gia và của tỉnh; huyện có 01 Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang; 01 di tích lịch sử quốc gia “Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ” 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ mừng cơm mới của người Mông, Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông trên địa bàn huyện.
Du lịch Mù Cang Chải đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo thu hút nhiều du khách. Số lượt khách du lịch đến với Mù Cang Chải liên tục có sự tăng trưởng vượt bậc theo từng năm. Riêng trong năm 2024, huyện Mù Cang Chải đã đón được trên 384.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 388 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của huyện là: Đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các nội dung về giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch huyện Mù Cang Chải; về khai thá hiệu quả tài nguyên văn hóa phục vụ du khách theo hướng “biến di sản thành tài sản”; phát huy giá trị các thiết chế văn học, nghệ thuật trong phát triển du lịch; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quảng bá du lịch Mù Cang Chải trên nền tảng số; nâng cao chất lượng hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương khu vực Tây Bắc; giải pháp kích cầu, phát triển các sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện; phát triển du lịch xanh, nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, xây dựng du lịch canh nông; giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Mông và giải pháp iên kết trong phát triển du lịch; giải pháp quản lý, khai thác giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang trên địa bàn xã Mồ Dề; giải pháp xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đạt chuẩn theo hướng “bản sắc - an toàn - thân thiện”…
Các ý kiến tham gia góp ý của các chuyên gia và đại biểu tại Hội thảo sẽ là cơ sở để huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan tham mưu cho UBND huyện cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm củng cố vững chắc hình ảnh Mù Cang Chải “Bản sắc - An toàn - Thân thiện”, tạo nền tảng vững chắc để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo đó là xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến “Bản sắc - An toàn - Thân thiện”, đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Tại Hội thảo, UBND huyện Mù Cang Chải đã khen thưởng cho các cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Mù Cang Chải.
674 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện huyện Mường La, Bắc Yên, tỉnh Sơn La; huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải... Mù Cang Chải có nhiều lợi thế mà thiên nhiên ban tặng về điều kiện thời tiết, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng với những giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng phong phú, đa dạng, độc đáo, bản sắc, nhất là hệ thống ruộng bậc thang với trên 7.000ha trải rộng trên địa bàn toàn huyện, trong đó, có trên 852ha đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã chủ động, tích cực trong việc đổi mới tư duy phát triển, từ dựa vào nông, lâm nghiệp thuần túy sang đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch theo hướng bền vững, khai thác có hiệu quả tài nguyên về thiên nhiên và văn hóa, triển khai thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, lấy đó làm đòn bẩy để thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện.
Tiết mục văn nghệ tại Hội thảo
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện được tổ chức một cách thường xuyên với phạm vi, quy mô ngày càng lớn, tính chuyên nghiệp ngày càng cao, huyện đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại gắn với di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Lễ hội mùa nước đổ; Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang; Lễ hội giã bánh giày; Festival khèn Mông; Lễ hội hoa Tớ dày, Lễ hội Sơn tra… nhằm đưa hình ảnh con người và văn hóa Mông đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.
Các sản phẩm du lịch được khuyến khích và hỗ trợ phát triển dựa trên tiềm năng về thiên nhiên, cảnh quan và các giá trị văn hóa truyền thống đã có nhiều những bước phát triển tích cực và ngày càng được đa dạng hóa, hướng tới nhiều đối tượng du khách nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, khám phá của khách du lịch.
Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả toàn huyện có 39 di sản văn hóa vật thể, 142 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó có 05 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào chương tình bảo tồn của quốc gia và của tỉnh; huyện có 01 Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang; 01 di tích lịch sử quốc gia “Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ” 03 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ mừng cơm mới của người Mông, Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông trên địa bàn huyện.
Du lịch Mù Cang Chải đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều hoạt động, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo thu hút nhiều du khách. Số lượt khách du lịch đến với Mù Cang Chải liên tục có sự tăng trưởng vượt bậc theo từng năm. Riêng trong năm 2024, huyện Mù Cang Chải đã đón được trên 384.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 388 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của huyện là: Đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các nội dung về giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch huyện Mù Cang Chải; về khai thá hiệu quả tài nguyên văn hóa phục vụ du khách theo hướng “biến di sản thành tài sản”; phát huy giá trị các thiết chế văn học, nghệ thuật trong phát triển du lịch; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quảng bá du lịch Mù Cang Chải trên nền tảng số; nâng cao chất lượng hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương khu vực Tây Bắc; giải pháp kích cầu, phát triển các sản phẩm du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện; phát triển du lịch xanh, nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch, xây dựng du lịch canh nông; giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Mông và giải pháp iên kết trong phát triển du lịch; giải pháp quản lý, khai thác giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang trên địa bàn xã Mồ Dề; giải pháp xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đạt chuẩn theo hướng “bản sắc - an toàn - thân thiện”…
Các ý kiến tham gia góp ý của các chuyên gia và đại biểu tại Hội thảo sẽ là cơ sở để huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan tham mưu cho UBND huyện cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm củng cố vững chắc hình ảnh Mù Cang Chải “Bản sắc - An toàn - Thân thiện”, tạo nền tảng vững chắc để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo đó là xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến “Bản sắc - An toàn - Thân thiện”, đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Tại Hội thảo, UBND huyện Mù Cang Chải đã khen thưởng cho các cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Mù Cang Chải.