CTTĐT - Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động công tác bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng; Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, dịch, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội
Thời gian triển khai từ nay đến cuối tháng 3/2025 trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành Y tế tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống do ngành Y tế quản lý trên địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần phòng ngừa chủ động các sự cố về an toàn thực phẩm.
Tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về: Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. Không sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi, thưc hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Hướng dẫn người tiêu dùng cách chọn mua thực phẩm an toàn, cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng. Hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn và các mối nguy về An toàn thực phẩm…; không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết và mùa Lễ hội.
Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của các Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tuyến cơ sở, quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở cấp huyện, xã/phường trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; Tiến hành kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
375 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động công tác bảo đảm An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng; Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, dịch, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.Thời gian triển khai từ nay đến cuối tháng 3/2025 trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành Y tế tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống do ngành Y tế quản lý trên địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần phòng ngừa chủ động các sự cố về an toàn thực phẩm.
Tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về: Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. Không sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi, thưc hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Hướng dẫn người tiêu dùng cách chọn mua thực phẩm an toàn, cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc hỏng. Hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn và các mối nguy về An toàn thực phẩm…; không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết và mùa Lễ hội.
Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của các Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tuyến cơ sở, quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở cấp huyện, xã/phường trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; Tiến hành kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến thực phẩm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.