CTTĐT- Theo Nghị quyết số 22-NQ/HU của Đảng bộ huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2016-2020 huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm với các mục tiêu cụ thể: Phát triển trồng tre Bát Độ lấy măng; trồng thay thế diện tích chè già cỗi; phát triển trồng dâu nuôi tằm; phát triển trồng cây ăn quả có múi; phát triển chăn nuôi hàng hóa theo quy mô tập trung; phát triển vùng sản xuất quế.
Huyện Trấn Yên tập trung phát triển chăn nuôi hàng hóa theo quy mô tập trung.
Trong đó, sẽ duy trì diện tích quế 15.000 ha, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng vùng quế, xây dựng vùng sản xuất quế hữu cơ tại các xã Đào Thịnh, Việt Thành, Tân Đồng. Thực hiện liên kết sản xuất quế theo chuỗi giá trị.
Nâng cao chất lượng vùng dâu và nuôi tằm, phát triển mở rộng diện tích đến năm 2020 có trên 350 ha, xây dựng được một làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.
Đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, rà soát và trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống chè chất lượng cao đến năm 2020 có 900 ha. Xây dựng 01 làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng. Phát triển diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đến năm 2020 vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện chủ yếu ở các xã Hưng Khánh, Hồng Ca, Hưng Thịnh… quy mô trên 700 ha.
Duy trì mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi…hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung quy mô hộ gia đình chuyển sang chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm giải quyết khó khăn cho người nông dân khi chuyển sang trồng các loại cây trồng chủ lực, huyện Trấn Yên đã triển khai kịp thời nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người nông dân. Các hộ gia đình trồng cây ăn quả có múi với diện tích từ 0.5 ha trở lên sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha. Ngoài hỗ trợ bằng tiền mặt, các hộ nông dân này sẽ được hỗ trợ nhiều loại cây giống cho các sản phẩm có giá trị và đáp ứng được nhu cầu của thị trường như: bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Đại Minh, cam Đường canh, cam sành, cam V2, cam CS1…. Đến nay, huyện Trấn Yên đã tập trung phát triển cây ăn quả có múi tại các xã vùng phía Tây của huyện và một số địa phương có điều kiện. Toàn huyện có 500,4 ha tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Thịnh 177 ha, Hưng Khánh 50 ha, Hồng Ca 68 ha, Quy Mông 74 ha... Sản lượng cây ăn quả đạt 700 tấn, thu nhập trung bình đạt 130 - 150 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, nhằm phát triển vùng nguyên liệu sản xuất quế, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ kinh phí một lần cho các hộ gia đình có diện tích trồng mới cây quế từ 0.5 ha trở lên với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha. Nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả nên diện tích cây quế hiện có là 13.714 ha, tập trung tại các xã Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Hồng Ca, mỗi xã có từ 1.000 – 2.000 ha. Trung bình hàng năm khai thác trên 350 ha, sản lượng vỏ quế khô đạt gần 3.000 tấn.
Ông Nguyễn Đức Mầu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Huyện có chính sách hỗ trợ thay thế diện tích chè già cỗi bằng chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng, định hướng và hỗ trợ Hợp tác xã chè chất lượng cao xã Bảo Hưng tiếp tục duy trì xây dựng vùng sản xuất chè xanh theo tiêu chuẩn VietGap, đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu chè xanh Bát Tiên Bảo Hưng, xây dựng 1 làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng. Hiện nay diện tích chè 904 ha tập trung chủ yếu tại các xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Cường, Vân Hội, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca. Trong đó, diện tích chè lai là 323 ha, chè chất lượng cao 171 ha. Năng suất 8,7 tấn/ha, năm 2017 dự kiến sản lượng 7.820 tấn”.
Ngoài ra, huyện còn đặt mục tiêu tiếp tục phát triển diện tích dâu 100 ha tại các xã Hòa Cuông, Đào Thịnh, Y Can, Nga Quán. Xây dựng 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành, duy trì việc liên kết các sản xuất các tổ sản xuất, nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả. Từ mục tiêu này đến nay huyện Trấn Yên đã có diện tích dâu là 258,8 ha tập trung tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp … Sản lượng kén năm 2016 gần 360 tấn giá trị 36 tỷ đồng. Năm 2017 ước sản lượng đạt 400 tấn trị giá 40 tỷ đồng, thu nhập từ 1 ha trồng dâu trung bình 220 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có 786 hộ gia đình có quy mô chăn nuôi từ 30 con trở lên, 340 cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm hàng hóa theo quy mô tập trung, có 36 mô hình chăn nuôi trâu bò từ 10 con trở lên. Trong thời gian gần đây, nhân dân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi chăn nuôi lợn và gia cầm theo phương thức bán công nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, rút ngắn chu kỳ sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Khi tham gia vào chương trình phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung người dân sẽ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Cụ thể, mỗi cơ sở nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con/lứa trở lên sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ một lần là 30 triệu đồng/cơ sở. Ngoài ra, các cơ sở nuôi lợn nái, nuôi gia cầm, nuôi trâu bò đều nhận được kinh phí hỗ trợ bằng tiền mặt.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn được hướng dẫn, tư vấn về chính sách, điều kiện thực hiện, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng dự án… để có thể thực hiện chăn nuôi theo quy mô lớn và hưởng chính sách theo quy định của tỉnh, huyện. Ngoài ra, khi tham gia sẽ có cơ hội được tư vấn, giới thiệu và tiếp cận với các Doanh nghiệp để tham gia vào chuỗi liên doanh, liên kết sản xuất theo hướng bền vững.
1430 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Theo Nghị quyết số 22-NQ/HU của Đảng bộ huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2016-2020 huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp trọng điểm với các mục tiêu cụ thể: Phát triển trồng tre Bát Độ lấy măng; trồng thay thế diện tích chè già cỗi; phát triển trồng dâu nuôi tằm; phát triển trồng cây ăn quả có múi; phát triển chăn nuôi hàng hóa theo quy mô tập trung; phát triển vùng sản xuất quế. Trong đó, sẽ duy trì diện tích quế 15.000 ha, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng vùng quế, xây dựng vùng sản xuất quế hữu cơ tại các xã Đào Thịnh, Việt Thành, Tân Đồng. Thực hiện liên kết sản xuất quế theo chuỗi giá trị.
Nâng cao chất lượng vùng dâu và nuôi tằm, phát triển mở rộng diện tích đến năm 2020 có trên 350 ha, xây dựng được một làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.
Đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, rà soát và trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống chè chất lượng cao đến năm 2020 có 900 ha. Xây dựng 01 làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng. Phát triển diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đến năm 2020 vùng cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện chủ yếu ở các xã Hưng Khánh, Hồng Ca, Hưng Thịnh… quy mô trên 700 ha.
Duy trì mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi…hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung quy mô hộ gia đình chuyển sang chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm giải quyết khó khăn cho người nông dân khi chuyển sang trồng các loại cây trồng chủ lực, huyện Trấn Yên đã triển khai kịp thời nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người nông dân. Các hộ gia đình trồng cây ăn quả có múi với diện tích từ 0.5 ha trở lên sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha. Ngoài hỗ trợ bằng tiền mặt, các hộ nông dân này sẽ được hỗ trợ nhiều loại cây giống cho các sản phẩm có giá trị và đáp ứng được nhu cầu của thị trường như: bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Đại Minh, cam Đường canh, cam sành, cam V2, cam CS1…. Đến nay, huyện Trấn Yên đã tập trung phát triển cây ăn quả có múi tại các xã vùng phía Tây của huyện và một số địa phương có điều kiện. Toàn huyện có 500,4 ha tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Thịnh 177 ha, Hưng Khánh 50 ha, Hồng Ca 68 ha, Quy Mông 74 ha... Sản lượng cây ăn quả đạt 700 tấn, thu nhập trung bình đạt 130 - 150 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, nhằm phát triển vùng nguyên liệu sản xuất quế, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ kinh phí một lần cho các hộ gia đình có diện tích trồng mới cây quế từ 0.5 ha trở lên với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha. Nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả nên diện tích cây quế hiện có là 13.714 ha, tập trung tại các xã Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Hồng Ca, mỗi xã có từ 1.000 – 2.000 ha. Trung bình hàng năm khai thác trên 350 ha, sản lượng vỏ quế khô đạt gần 3.000 tấn.
Ông Nguyễn Đức Mầu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Huyện có chính sách hỗ trợ thay thế diện tích chè già cỗi bằng chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng, định hướng và hỗ trợ Hợp tác xã chè chất lượng cao xã Bảo Hưng tiếp tục duy trì xây dựng vùng sản xuất chè xanh theo tiêu chuẩn VietGap, đăng ký nhãn mác, xây dựng thương hiệu chè xanh Bát Tiên Bảo Hưng, xây dựng 1 làng nghề trồng, chế biến chè chất lượng cao tại xã Bảo Hưng. Hiện nay diện tích chè 904 ha tập trung chủ yếu tại các xã Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Cường, Vân Hội, Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca. Trong đó, diện tích chè lai là 323 ha, chè chất lượng cao 171 ha. Năng suất 8,7 tấn/ha, năm 2017 dự kiến sản lượng 7.820 tấn”.
Ngoài ra, huyện còn đặt mục tiêu tiếp tục phát triển diện tích dâu 100 ha tại các xã Hòa Cuông, Đào Thịnh, Y Can, Nga Quán. Xây dựng 1 làng nghề trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành, duy trì việc liên kết các sản xuất các tổ sản xuất, nhóm hộ trồng dâu nuôi tằm, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả. Từ mục tiêu này đến nay huyện Trấn Yên đã có diện tích dâu là 258,8 ha tập trung tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp … Sản lượng kén năm 2016 gần 360 tấn giá trị 36 tỷ đồng. Năm 2017 ước sản lượng đạt 400 tấn trị giá 40 tỷ đồng, thu nhập từ 1 ha trồng dâu trung bình 220 triệu đồng/ha/năm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có 786 hộ gia đình có quy mô chăn nuôi từ 30 con trở lên, 340 cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm hàng hóa theo quy mô tập trung, có 36 mô hình chăn nuôi trâu bò từ 10 con trở lên. Trong thời gian gần đây, nhân dân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi chăn nuôi lợn và gia cầm theo phương thức bán công nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, rút ngắn chu kỳ sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Khi tham gia vào chương trình phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung người dân sẽ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Cụ thể, mỗi cơ sở nuôi lợn thịt quy mô từ 100 con/lứa trở lên sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ một lần là 30 triệu đồng/cơ sở. Ngoài ra, các cơ sở nuôi lợn nái, nuôi gia cầm, nuôi trâu bò đều nhận được kinh phí hỗ trợ bằng tiền mặt.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn được hướng dẫn, tư vấn về chính sách, điều kiện thực hiện, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng dự án… để có thể thực hiện chăn nuôi theo quy mô lớn và hưởng chính sách theo quy định của tỉnh, huyện. Ngoài ra, khi tham gia sẽ có cơ hội được tư vấn, giới thiệu và tiếp cận với các Doanh nghiệp để tham gia vào chuỗi liên doanh, liên kết sản xuất theo hướng bền vững.