CTTĐT - Sau đợt mưa lũ trong tháng 7, nhiều diện tích sản xuất lúa mùa trên địa bàn huyện Lục Yên đã bị ảnh hưởng do ngập úng, sâu bệnh, ốc bươu vàng phá hại. Hiện nay, bà con nông dân trong huyện đang tích cực chăm sóc, đồng thời theo dõi sát tình hình phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nông dân Lục Yên chăm sóc lúa
Trên cánh đồng lúa ở thôn Chính Quân xã Liễu Đô, bà con nông dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung trên ruộng lúa nhà mình để thực hiện phun thuốc, bón phân cho cây lúa, nhằm phát hiện sớm tình hình sâu bệnh trên các diện tích gieo trồng.
Vụ mùa năm nay, gia đình chị Lường Thị Lai, ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô gieo cấy 1 mẫu lúa với các giống Thiên ưu 8, Thái Bình. Khi lúa đang bước vào giai đoạn “bén rễ hồi xanh” gia đình tập trung bảo vệ và chăm sóc như bón phân, phun thuốc trừ ốc bươu vàng, song do mưa liên tục vào thời điểm sau cấy mặc dù đã bón phân, phun thuốc nhiều lần nhưng vừa làm xong thì bị nước cuốn đi hết. Cây lúa nên còi cọc, thiếu sức sống. Nhưng còn nước còn tát nên gia đình đã đi mua phân tiếp tục bón cho lúa. Chị Lai cho biết: Sau vài ngày bón phân, phun thuốc cây lúa đang hồi phục, phát triển xanh tốt trở lại, hy vọng sẽ không bị ảnh hưởng do thời tiết nữa.
Cũng giống như gia đình chị Lai, vụ lúa mùa năm nay, gia đình Chị Hoàng Thị Sen và bà Hoàng Thị Bích, ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sau khi hoàn thành việc gieo cấy, các gia đình thường xuyên thăm đồng, kiểm tra lượng nước, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Tuy nhiên do thời tiết mưa nhiều nên ruộng lúa của gia đình bị vàng lá và nghẹt rễ, thêm vào đó là ốc bươu vàng gây hại, những ngày này tranh thủ thời tiết tạnh ráo, các gia đình đang tiến hành phun thuốc phòng trừ đồng thời thực hiện các khâu chăm sóc lúa nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Chị Hoàng Thị Sen - xã Liễu Đô - huyện Lục Yên nói: Vụ mùa năm năm ngay từ đầu vụ thời tiết đã có nhiều trở ngại, lúc thì nắng nóng kéo dài, lúc thì mưa lớn gây ngập lụt thế nên người dân chúng tôi phải vất vả, cố gắng hơn, dù sao cũng mong có một vụ mùa thắng lợi.
Vụ mùa 2017 toàn huyện gieo cấy 3.600 ha lúa, trong đó lúa lai 45% còn lại là lúa thuần. Với các giống được đưa vào trong vụ này như Khang dân 18, Bắc Thơm số 7 kháng bạc lá, Thiên ưu 8, BC15, J02, TBR 225, nếp các loại. Tuy nhiên, sau khi cấy xong gặp thời tiết mưa nhiều thời điểm từ 06 -18/7 đã khiến 197,6ha trong tổng số 3.600 ha lúa của huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, nguy cơ mất trắng khoảng 130ha. Tiếp đó, trận mưa ngày 20/7 đã khiến 250ha lúa mùa và trên 100 ha ngô bị ngập.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi của huyện cũng bị thiệt hại do đợt mưa lớn từ 05/7-12/7, với các hạng mục bị hư hỏng gồm: Kênh dẫn bị bồi lấp, bị gẫy, vỡ; đập đầu mối bị bồi lấp, xói lở, vỡ đầu mối tạm... ước tính thiệt hại trên 183 triệu đồng. Để giảm thiểu mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với sản xuất, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khối nông nghiệp và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp chăm sóc, tăng khả năng phục hồi cho các loại cây trồng, nhất là các diện tích bị ngập và nhiễm bệnh bệnh do ảnh hưởng của mưa, lũ gây ra.
Ông Nông Đức Thắng - Chủ tịch UBND xã Liễu Đô - huyện Lục Yên cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các ngành đoàn thể, cán bộ phụ trách nông, lâm của xã tích cực phối hợp với cán bộ của trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật thường xuyên thăm đồng, tuyên truyền, vận động nhân dân bón phân, phun thuốc đúng loại, đúng thời điểm.
Ngành nông nghiệp huyện đã chủ động theo dõi, bám sát diễn biến thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây lúa để có khuyến cáo, hướng dẫn kịp thời cho bà con nông dân. Các địa phương huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, thông cống, khơi mương, vớt bèo gạt rác đọng trên ruộng lúa. Hạn chế không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa. Với những diện tích có thể phục hồi được, cấy dặm hoặc cấy lại những chỗ thưa, chỗ lúa bị chết. San tỉa từ những khóm nhiều nhánh để cấy dặm sang những khóm bị chết để bảo đảm mật độ. Phun các loại phân bón lá sau đó bón bổ sung thêm phân hóa học kết hợp làm cỏ sục bùn. Chú ý các loại dịch hại thường phát sinh gây hại khi lũ, lũ quét, ngập úng xảy ra như: Bệnh bạc lá, thối thân, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân... để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra. Lưu ý công tác diệt chuột tại những vùng chân ruộng cao do chuột có thể di chuyển đến từ các vùng trũng, ngập lụt.
Đối với trường hợp lúa không hồi phục được, bảo vệ diện tích mạ dự phòng, có phương án chuẩn bị bổ sung cơ số hạt giống lúa với các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân 18, Nghi hương 305 … ngâm ủ gieo mạ nền cứng, kết thúc gieo cấy trước 10/8. Đối với những diện tích không kịp thời vụ thì chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày khác phù hợp với vụ Hè thu như: Đậu tương hoặc chuẩn bị đất để trồng cây vụ Đông. Phạm Xuân Thuận - Phó trạm trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Lục Yên cho biết thêm: Ngoài việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại như bệnh vàng lá, nghẹt rễ thì trong thời điểm này bà con nông dân cần quan tâm diệt ốc bươu vàng, diệt chuột.
Trước tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân cần tích cực thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng ảnh hưởng đến năng suất lúa, để thực sự có một vụ mùa “vàng”.
1389 lượt xem
CTV: Thu Trang - Duy Khánh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau đợt mưa lũ trong tháng 7, nhiều diện tích sản xuất lúa mùa trên địa bàn huyện Lục Yên đã bị ảnh hưởng do ngập úng, sâu bệnh, ốc bươu vàng phá hại. Hiện nay, bà con nông dân trong huyện đang tích cực chăm sóc, đồng thời theo dõi sát tình hình phát sinh gây hại của các loại sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.Trên cánh đồng lúa ở thôn Chính Quân xã Liễu Đô, bà con nông dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung trên ruộng lúa nhà mình để thực hiện phun thuốc, bón phân cho cây lúa, nhằm phát hiện sớm tình hình sâu bệnh trên các diện tích gieo trồng.
Vụ mùa năm nay, gia đình chị Lường Thị Lai, ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô gieo cấy 1 mẫu lúa với các giống Thiên ưu 8, Thái Bình. Khi lúa đang bước vào giai đoạn “bén rễ hồi xanh” gia đình tập trung bảo vệ và chăm sóc như bón phân, phun thuốc trừ ốc bươu vàng, song do mưa liên tục vào thời điểm sau cấy mặc dù đã bón phân, phun thuốc nhiều lần nhưng vừa làm xong thì bị nước cuốn đi hết. Cây lúa nên còi cọc, thiếu sức sống. Nhưng còn nước còn tát nên gia đình đã đi mua phân tiếp tục bón cho lúa. Chị Lai cho biết: Sau vài ngày bón phân, phun thuốc cây lúa đang hồi phục, phát triển xanh tốt trở lại, hy vọng sẽ không bị ảnh hưởng do thời tiết nữa.
Cũng giống như gia đình chị Lai, vụ lúa mùa năm nay, gia đình Chị Hoàng Thị Sen và bà Hoàng Thị Bích, ở thôn Chính Quân, xã Liễu Đô cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sau khi hoàn thành việc gieo cấy, các gia đình thường xuyên thăm đồng, kiểm tra lượng nước, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Tuy nhiên do thời tiết mưa nhiều nên ruộng lúa của gia đình bị vàng lá và nghẹt rễ, thêm vào đó là ốc bươu vàng gây hại, những ngày này tranh thủ thời tiết tạnh ráo, các gia đình đang tiến hành phun thuốc phòng trừ đồng thời thực hiện các khâu chăm sóc lúa nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Chị Hoàng Thị Sen - xã Liễu Đô - huyện Lục Yên nói: Vụ mùa năm năm ngay từ đầu vụ thời tiết đã có nhiều trở ngại, lúc thì nắng nóng kéo dài, lúc thì mưa lớn gây ngập lụt thế nên người dân chúng tôi phải vất vả, cố gắng hơn, dù sao cũng mong có một vụ mùa thắng lợi.
Vụ mùa 2017 toàn huyện gieo cấy 3.600 ha lúa, trong đó lúa lai 45% còn lại là lúa thuần. Với các giống được đưa vào trong vụ này như Khang dân 18, Bắc Thơm số 7 kháng bạc lá, Thiên ưu 8, BC15, J02, TBR 225, nếp các loại. Tuy nhiên, sau khi cấy xong gặp thời tiết mưa nhiều thời điểm từ 06 -18/7 đã khiến 197,6ha trong tổng số 3.600 ha lúa của huyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, nguy cơ mất trắng khoảng 130ha. Tiếp đó, trận mưa ngày 20/7 đã khiến 250ha lúa mùa và trên 100 ha ngô bị ngập.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi của huyện cũng bị thiệt hại do đợt mưa lớn từ 05/7-12/7, với các hạng mục bị hư hỏng gồm: Kênh dẫn bị bồi lấp, bị gẫy, vỡ; đập đầu mối bị bồi lấp, xói lở, vỡ đầu mối tạm... ước tính thiệt hại trên 183 triệu đồng. Để giảm thiểu mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra đối với sản xuất, huyện Lục Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khối nông nghiệp và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp chăm sóc, tăng khả năng phục hồi cho các loại cây trồng, nhất là các diện tích bị ngập và nhiễm bệnh bệnh do ảnh hưởng của mưa, lũ gây ra.
Ông Nông Đức Thắng - Chủ tịch UBND xã Liễu Đô - huyện Lục Yên cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các ngành đoàn thể, cán bộ phụ trách nông, lâm của xã tích cực phối hợp với cán bộ của trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật thường xuyên thăm đồng, tuyên truyền, vận động nhân dân bón phân, phun thuốc đúng loại, đúng thời điểm.
Ngành nông nghiệp huyện đã chủ động theo dõi, bám sát diễn biến thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây lúa để có khuyến cáo, hướng dẫn kịp thời cho bà con nông dân. Các địa phương huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, thông cống, khơi mương, vớt bèo gạt rác đọng trên ruộng lúa. Hạn chế không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa. Với những diện tích có thể phục hồi được, cấy dặm hoặc cấy lại những chỗ thưa, chỗ lúa bị chết. San tỉa từ những khóm nhiều nhánh để cấy dặm sang những khóm bị chết để bảo đảm mật độ. Phun các loại phân bón lá sau đó bón bổ sung thêm phân hóa học kết hợp làm cỏ sục bùn. Chú ý các loại dịch hại thường phát sinh gây hại khi lũ, lũ quét, ngập úng xảy ra như: Bệnh bạc lá, thối thân, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân... để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra. Lưu ý công tác diệt chuột tại những vùng chân ruộng cao do chuột có thể di chuyển đến từ các vùng trũng, ngập lụt.
Đối với trường hợp lúa không hồi phục được, bảo vệ diện tích mạ dự phòng, có phương án chuẩn bị bổ sung cơ số hạt giống lúa với các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân 18, Nghi hương 305 … ngâm ủ gieo mạ nền cứng, kết thúc gieo cấy trước 10/8. Đối với những diện tích không kịp thời vụ thì chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày khác phù hợp với vụ Hè thu như: Đậu tương hoặc chuẩn bị đất để trồng cây vụ Đông. Phạm Xuân Thuận - Phó trạm trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Lục Yên cho biết thêm: Ngoài việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại như bệnh vàng lá, nghẹt rễ thì trong thời điểm này bà con nông dân cần quan tâm diệt ốc bươu vàng, diệt chuột.
Trước tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, huyện Lục Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân cần tích cực thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, không để lây lan ra diện rộng ảnh hưởng đến năng suất lúa, để thực sự có một vụ mùa “vàng”.