CTTĐT - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Trấn Yên như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Trấn Yên hôm nay đã trải dài mầu xanh mát của keo, quế, tre Bát Độ… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Trấn Yên nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.
Huyện Trấn Yên ra quân trồng cây 2025
Với 30ha rừng, nhiều năm nay gia đình ông Phạm Việt Hùng ở thôn 4 xã Việt Cường đã thực hiện trồng gần 1/3 diện tích cây keo gỗ lớn và trồng tập trung theo khu vực. Theo ông Hùng, “nếu trồng cây gỗ lớn chu kỳ 15 năm sẽ giảm công lao động, giảm cây giống và tăng gấp đôi thu nhập so với 2 lần chu kỳ 8 năm của cây trồng cùng loại. Chính vì vậy, sau 3-4 chu kỳ trồng cây gỗ lớn, gia đình sẽ trồng 1 chu kỳ ngắn ngày bằng cây trồng khác để tái tạo đất. Do hiệu quả kinh tế cao, nên gia đình tôi tiếp tục thực hiện trồng cây gỗ lớn”.
Có trên 3 ha rừng, nhưng không liền khu, liền khoảnh, nên anh Trần Văn Thoan ở thôn Liên Thịnh xã Lương Thịnh đã trồng tre Bát Độ, quế và cây nguyên liệu giấy trên diện tích đất rừng của gia đình. Anh Thoan chia sẻ “thu nhập bình quân từ rừng, kết hợp với chăn nuôi của gia đình trên dưới 100 triệu đồng/năm. Nguồn thu này đã giúp gia đình có cuộc sống dư dả hơn”.
Hiện nay, xã Lương Thịnh có gần 5.400ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có trên 4.700ha rừng trồng. Hàng năm xã trồng thay thế khoảng 300ha rừng, sản lượng gỗ khai thác 17.000m3 gỗ; 2.570 tấn măng Bát Độ thương phẩm, 580 tấn vỏ quế khô, thu nhập từ rừng đạt 64 tỷ đồng. Năm 2025, Lương Thịnh phấn đấu trồng thay thế 280ha rừng trở lên, trong đó chủ yếu là tre Bát Độ, quế, cây gỗ lớn. “Để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch trồng rừng, Lương Thịnh vận động người dân chuẩn bị nguồn cây giống, quỹ đất để thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành trồng, phấn đấu vụ Xuân trồng đạt 80% chỉ tiêu trồng rừng”. Đó là lời khẳng định của ông Lưu Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh.
Năm 2024, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế gần 3.000 ha rừng các loại, trọng tâm là tre Bát Độ, quế, cây nguyên liệu giấy, cơ cấu rừng được chuyển dịch theo hướng sản xuất vùng gắn với liên kết chuỗi giá trị… Từ rừng, người dân Trấn Yên đã khai thác 192.000m3 gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến; thu hoạch được 33.500 tấn măng Bát Độ thương phẩm; 5.000 tấn quế vỏ khô, triết suất hàng chục tấn tinh dầu quế... góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 600 tỷ đồng.
Năm 2025, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.900 ha rừng các loại, chủ yếu là quế, tre Bát Độ, trồng rừng gỗ lớn, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%; xây dựng vùng quế đạt tiêu chuẩn quế hữu cơ 5.633 ha. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bảt Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng, trọng tâm là chuyển dần sang rừng gỗ lớn theo Chương trình hành động số 246 của Tỉnh ủy. Đồng thời việc tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Y Can đã tạo không khí người người trồng cây, nhà nhà trồng cây từ những ngày đầu của năm 2025.
Một mùa xuân mới đã về, người dân Trấn Yên lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no./.
486 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Trấn Yên như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Trấn Yên hôm nay đã trải dài mầu xanh mát của keo, quế, tre Bát Độ… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Trấn Yên nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.Với 30ha rừng, nhiều năm nay gia đình ông Phạm Việt Hùng ở thôn 4 xã Việt Cường đã thực hiện trồng gần 1/3 diện tích cây keo gỗ lớn và trồng tập trung theo khu vực. Theo ông Hùng, “nếu trồng cây gỗ lớn chu kỳ 15 năm sẽ giảm công lao động, giảm cây giống và tăng gấp đôi thu nhập so với 2 lần chu kỳ 8 năm của cây trồng cùng loại. Chính vì vậy, sau 3-4 chu kỳ trồng cây gỗ lớn, gia đình sẽ trồng 1 chu kỳ ngắn ngày bằng cây trồng khác để tái tạo đất. Do hiệu quả kinh tế cao, nên gia đình tôi tiếp tục thực hiện trồng cây gỗ lớn”.
Có trên 3 ha rừng, nhưng không liền khu, liền khoảnh, nên anh Trần Văn Thoan ở thôn Liên Thịnh xã Lương Thịnh đã trồng tre Bát Độ, quế và cây nguyên liệu giấy trên diện tích đất rừng của gia đình. Anh Thoan chia sẻ “thu nhập bình quân từ rừng, kết hợp với chăn nuôi của gia đình trên dưới 100 triệu đồng/năm. Nguồn thu này đã giúp gia đình có cuộc sống dư dả hơn”.
Hiện nay, xã Lương Thịnh có gần 5.400ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có trên 4.700ha rừng trồng. Hàng năm xã trồng thay thế khoảng 300ha rừng, sản lượng gỗ khai thác 17.000m3 gỗ; 2.570 tấn măng Bát Độ thương phẩm, 580 tấn vỏ quế khô, thu nhập từ rừng đạt 64 tỷ đồng. Năm 2025, Lương Thịnh phấn đấu trồng thay thế 280ha rừng trở lên, trong đó chủ yếu là tre Bát Độ, quế, cây gỗ lớn. “Để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch trồng rừng, Lương Thịnh vận động người dân chuẩn bị nguồn cây giống, quỹ đất để thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành trồng, phấn đấu vụ Xuân trồng đạt 80% chỉ tiêu trồng rừng”. Đó là lời khẳng định của ông Lưu Việt Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh.
Năm 2024, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế gần 3.000 ha rừng các loại, trọng tâm là tre Bát Độ, quế, cây nguyên liệu giấy, cơ cấu rừng được chuyển dịch theo hướng sản xuất vùng gắn với liên kết chuỗi giá trị… Từ rừng, người dân Trấn Yên đã khai thác 192.000m3 gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến; thu hoạch được 33.500 tấn măng Bát Độ thương phẩm; 5.000 tấn quế vỏ khô, triết suất hàng chục tấn tinh dầu quế... góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 600 tỷ đồng.
Năm 2025, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.900 ha rừng các loại, chủ yếu là quế, tre Bát Độ, trồng rừng gỗ lớn, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%; xây dựng vùng quế đạt tiêu chuẩn quế hữu cơ 5.633 ha. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bảt Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng, trọng tâm là chuyển dần sang rừng gỗ lớn theo Chương trình hành động số 246 của Tỉnh ủy. Đồng thời việc tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại xã Y Can đã tạo không khí người người trồng cây, nhà nhà trồng cây từ những ngày đầu của năm 2025.
Một mùa xuân mới đã về, người dân Trấn Yên lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no./.