Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin Sở, Ngành, Địa phương >> Văn hóa - Xã hội

Phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân Trấn Yên năm 2025 đạt 71,2%

07/02/2025 12:24:36 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Trong đó, chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 60,8%, tăng 0,3% so với năm 2024; Chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 78,8%, tăng 0,74% so với năm 2024; Chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống đạt 67,3%.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống vật chất, tinh thần, môi trường sống

Huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung phát triển toàn diện kinh tế, xã hội theo hướng "Xanh, hài hoà, bản sắc và hạnh phúc", khơi dậy khát vọng phát triển quê hương, đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và người dân trong triển khai các nhiệm vụ nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Huy động sự tham gia vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm tạo nhận thức chung góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành tỉnh “Hạnh phúc” theo hướng mở, đảm bảo nguyên tắc “Tích cực - Tự nguyện - Hiệu quả”.

Tuyên truyền về ý nghĩa và giá trị nhân văn của việc nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; động viên, khích lệ người dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, như: Tích cực giữ gìn truyền thống lịch sử văn hóa; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; cùng với các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh khát vọng phát triển, đổi mới sáng tạo; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững; tạo môi trường sinh thái.

Để thực hiện các mục tiêu trên huyện Trấn Yên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.

Đối với các giải pháp về tiếp tục khắc phục hậu quả cơn bão số 3 năm 2024. Huyện tập trung hoàn thành khắc phục thiệt hại thiên tai, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh ỏn định đời sống nhân dân: Huy động tối đa các nguồn lực của địa phương (ngân sách địa phương, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác), triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục rà soát, kiên quyết di dời nhân dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập úng nghiêm trọng; đồng thời, có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.

Đối với giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân về điều kiện kinh tế - vật chất. Huyện tập trung làm tốt công tác hướng nghiệp và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Rà soát nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn...). Năm 2025, phấn đấu giải quyết việc làm cho 2.400 lao động, tuyển mới đào tạo nghề cho 2.800 lao động (trong đó hỗ trợ đào tạo nghề cho 420 lao động nông thôn là đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số...); chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 1.500 lao động; tích cực triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động, phấn đấu năm 2025 xuất khẩu 170 lao động của huyện Trấn Yên đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững theo chuẩn nghèo mới; nhất là khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân. Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện giảm 0,61% so với năm 2024, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 0.43%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,18%. Triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách, dự án giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện.

Triển khai hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, thực hiện hoàn thành mục tiêu xóa nhà dột nát trên địa bàn huyện trong năm 2025. Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Thực hiện tốt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh; công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó: Tập trung xây dựng nông thôn mới bền vững, thực chất, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vất chất và tinh thần cho người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, đảm bảo môi trường cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2025 duy trì số xã đạt chuẩn nông thôn mới 17 xã, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao 02 xã, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu 02 xã, số thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 10 thôn.

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, di dời, bố trí các hộ dân đang cư trú tại các vùng xung yếu, có nguy cơ rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu đến nơi an toàn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng cao so với vùng thấp; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản; hạ tầng thủy lợi; lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất trường, lớp học, trạm y tế... Tăng cường vận động nguồn lực xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng giao thông, góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững.

Nâng cao sự hài lòng của người dân về đời sống xã hội - tinh thần. Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và du lịch nhằm nâng cao mức hưởng thụ và sự hài lòng của người dân. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng các khu vui chơi, giải trí trong cộng đồng khu dân cư. Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo điểm vui chơi, giải trí, tham quan, nghi dưỡng... cho người dân và du khách.

Về chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của người dân. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 62-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động: Quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa, triển khai mở rộng bệnh án điện tử trên địa bàn huyện... Đẩy mạnh phong trào thi đua “Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”, hướng tới tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%.

Nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân. Huyện tiếp tục bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống và sản xuất cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; chủ động các biện pháp ứng phó, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa lũ của các ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng chống, ứng phó thiên tai nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng cảnh quan làng xóm, thôn bản, tổ dân phố xanh, sạch, nâng cao điều kiện sống của người dân. Tổ chức thực hiện hoạt động cùng dân trồng và chăm sóc đường hoa, xây dựng tuyến đường "Thắp sáng đường quê"; tuyên truyền vệ sinh môi trường; thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình tự quản, tổ hợp tác ở thôn, bản, tổ dân phố nhằm góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; phấn đấu trồng mới 2.900 ha rừng các loại, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%. Tiếp tục nhân rộng các mô hình "Công sở xanh”, “Trường học xanh”, “Doanh nghiệp xanh”; triển khai xây dựng mô hình "Gia đình xanh"... trên địa bàn toàn huyện.

 

770 lượt xem
Thanh Bình

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h