Trong kỷ nguyên độc lập của Nhà nước Đại Việt, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã không tiếc xương máu để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Dưới triều nhà Trần, khi quân xâm lược Mông – Nguyên tiến vào giày xéo nước ta, nhân dân các dân tộc địa phương đã tập hợp dưới ngọn cờ của trại Quy Hóa là Hà Khuất và chủ trại Thu Vật là Hà Bổng chặn bước tiến của kẻ thù. Khi quân xâm lược Mông – Nguyên kéo sang Đại Việt lần thứ 2, nhân dân Lục Yên và Yên Bình còn sát cánh cùng Trần Nhật Duật chặn đánh kẻ thù dọc tiền sông Chảy. Nhiều dân binh ở Lục Yên do thủ lĩnh Hoàng, họ Mã lãnh đạo đã lập nên những chiến công hiển hách.
Đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm chiếm nước ta, không cam chịu ách đô hộ của quân xâm lược, đồng bào Tày, Thái ở Quy Hóa đã có mặt trong đội quân áo đỏ giành nhiều thắng lợi ở Vĩnh Tuy và lưu vực sông Chảy.
Ở thế kỷ XVI, nhân dân Lục Yên, Yên Bình không chỉ cùng Vũ Văn Mật chống lại tập đoàn cát cứ nhà Mạc mà còn cùng Vũ Công Kỷ nhiều lần đập tan các cánh quân lấn chiếm biên giới, giữ vẹn toàn lãnh thổ.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến vào Hưng Hóa. Nhân dân các khu vực Đại Lịch, Mường Lò, Mường Cơi, Thu Cúc, Lai Đồng…đã hết lòng ủng hộ nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích. Nhân dân Văn Chấn dưới sự lãnh đạo của lãnh binh Vương Văn Doãn đã lập nhiều chiến công ở Dọc, Vần, Đại Lịch, Mường Lò. Nhân dân các dân tộc, đặc biệt là đồng bào Dao, Mông ở Mù Cang Chải đã có mặt trong đội nghĩa binh do Đặng Phúc Thành, Đào Chính Lực lãnh đạo, lập nên các chiến thắng Tú Lệ, Nghĩa Lộ, Đèo Hát, Lồng Cống, Lồng Mù; trong đội quân của Chu Năm, Đặng Sam Su, Hoàng Cầu, Cố Yóc, Hoàng Mẫn đánh thắng ở Kim Nọi, Nậm Khắt. Nhân dân Lục Yên anh dũng chiến đấu trong quân đội do Hoàng Thân Lợi chỉ huy, gây cho địch nhiều thảm hại ở Phố Ràng, Lương Sơn, Trúc Lâu, Điện Quang.
Đầu thế kỷ XX, nhân dân Yên Bái đều có mặt trong đội nghĩa binh do anh em họ Triệu lãnh đạo, hoạt động khắp các vùng Lục Yên, Bảo Hà, Yên Bình. Năm 1920, đồng bào Dao ở Khe Lịch, Lục Yên Châu đứng dậy đánh Pháp. Năm 1938, nhân dân Trấn Yên, Văn Chấn lại có mặt trong cuộc nổi dậy do Bàn Kim Chấn lãnh đạo.
Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc và các thủ lĩnh ở Yên Bái cho thấy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân địa phương dưới thời Pháp thuộc được biểu hiện mạnh mẽ.
Kể từ khi thành lập (11/4/1900) đến nay, tỉnh Yên Bái đã trải qua lịch sử hơn 100 năm đấu tranh, xây dựng và trưởng thành. Quá trình một thế kỷ, in đậm nhất vẫn là thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ để giành lại nền độc lập tự do, bảo vệ toàn vẹn thành quả cách mạng, kháng chiến thắng lợi, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Dù trải qua biết bao gian nan vất vả, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái vẫn không ngừng phát huy cao độ tinh thần yêu nước và yêu quê hương, đoàn kết chặt chẽ, lập nên những thành tựu lớn lao góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc và sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp.
Suốt ba chục năm đầu thế kỷ XX, hết lớp này đến lớp khác, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã vùng lên chống thực dân Pháp, dù họ là người Dao, người Mông, người Tày hay người Kinh. Những chiến công vang dội trên các nẻo núi rừng Yên Bái đã làm rạng rỡ những trang sử của địa phương. Đặc biệt tinh thần chiến đấu anh dũng vô song của cuộc khởi nghĩa Yên Bái mùa xuân năm 1930 đã thực sự làm cho quân thù khiếp sợ.
Bên cạnh phong trào vũ trang khởi nghĩa, các cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân làm đường sắt Yên Bái liên tục nổ ra ngày một phong phú về quy mô, cũng như yêu sách. Nó thực sự góp phần giác ngộ không chỉ đối với tầng lớp công nhân làm trong các hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền mà còn thôi thúc đến các tầng lớp khác trong xã hội.
Từ khi có ánh sáng cách mạng rọi chiếu, phong trào đấu tranh của công nhân Yên Bái tiếp tục phát triển, nhất là ở các xưởng máy và hầm mỏ, công trường; cuốn hút các tầng lớp tiểu thương tham gia bãi thị, chống thuế… nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Trong các cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ đó, phong trào cách mạng ở địa phương có lúc lên lúc xuống nhưng nhờ có sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ Yên Bái trong việc vận dụng, thực hiện đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng của Trung ương, của Xứ ủy, vận dụng hết sức sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở địa phương nên đã tạo ra những thành công hết sức cơ bản. Đây chính là nền tảng và tiền đề quan trọng khi ánh sáng cách mạng rọi chiếu, ý chí ấy đã bừng cháy và phát huy mạnh mẽ. Nhiều cơ sở cách mạng của Đảng được gây dựng trong những năm 40, dù bị kẻ thù chà sát lại vẫn được phục hồi và phát triển để tạo ra những mắt xích quan trọng gây dựng cơ sở Việt Minh, mở rộng căn cứ Vần – Hiền Lương tới các vùng Lương Ca, Giới Phiên, tiến tới thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trong tỉnh. Từ thời điểm này trở đi, hoạt động đấu tranh vũ trang ở địa phương lại được chú trọng. Đội du kích Âu Cơ được thành lập, mở đầu bằng những chiến thắng Hạ Bằng La, Đèo Giang, góp phần thôi thúc Ban cán sự Đảng liên tỉnh cũng như Ủy ban quân sự cách mạng lãnh đạo hàng loạt cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân trong tháng 7-1945 (Nghĩa Lộ và các châu Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình) và trong tháng 8-1945 (châu Văn Bàn, châu Than Uyên, thị xã Yên Bái).
Sự lớn mạnh của Đảng bộ Yên Bái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã trở thành nhân tố quan trọng và quyết định đối với những thắng lợi ở vùng địch hậu, trong chiến thắng của chiến dịch Nghĩa Lộ và chiến thắng Sông Thao. Một lần nữa Đảng bộ Yên Bái tỏ ra vững vàng trong việc vận dụng sáng tạo đường lối của Trung ương của Khu ủy liên khu Việt Bắc và sau này là Khu ủy Tây Bắc. Trình độ giác ngộ cách mạng, tinh thần yêu nước đã trở thành những nhân tố và những động lực quan trọng để huy động mọi sức mạnh của toàn dân đóng góp cho những thắng lợi của chiến dịch Lê Hồng Phong, chiến dịch Lý Thường Kiệt và chiến dịch Tây Bắc giải phóng quê hương
Thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã đoàn kết xung quanh Đảng bộ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự hoạt động và phá hoại thành quả kháng chiến do bọn phỉ nổi nên ở các khu vực Than Uyên, Văn Bàn, bọn phản động ở Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình… Đã gây thiệt hại về người và của cho ta. Dưới sự lãnh đạo kịp thời của Đảng bộ cùng sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, công tác diệt phỉ và bọn phản động đã thu được những thắng lợi hết sức cơ bản.
Trong chiến dịch Đông – Xuân (1953-1954), Yên Bái đã chứng tỏ được vị trí của một địa bàn cửa ngõ Tây Bắc, đầu mối của các trục giao thông quan trọng. Từ đây, súng đạn và lương thực được chuyển tới Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng hết sức to lớn kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Truyền thống yêu nước lại được tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Hàng vạn đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham gia khai hoang, phục hóa khắc phục nạn đói những năm đầu hòa bình mới lập lại, tham gia vào chiến dịch tiêu phỉ và vây bắt biệt kích, bắn rơi máy bay trở biệt kích. Lúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ bắt đầu, nhân dân Yên Bái đã tích cực tham gia dân quân tự vệ, bắn rơi và bắn cháy nhiều máy bay địch. Phong trào “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” đã trở thành lẽ sống để chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn con em Yên Bái, Nghĩa Lộ đã có mặt khắp các chiến trường. Những người ở lại hậu phương ngoài nghĩa vụ “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” còn tự nguyện dời bỏ bản làng mồ mả cha ông, dời nơi ở nhường chỗ cho xây dựng công trình thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam.
Đất nước thống nhất, nhân dân các dân tộc Yên Bái lại đồng cam cộng khổ khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay khôi phục lại nhà cửa bị tàn phá trong cuộc chiến tranh hủy diệt của kẻ thù. Hàng vạn con em tình nguyện lên biên giới xây dựng và chiến đấu vì sự vẹn toàn lãnh thổ của Tổ quốc.
Sống trên mảnh đất Yên Bái, mỗi dân tộc đều sáng tạo nên những bản sắc văn hóa riêng của mình trong nếp ở, nếp ăn, sự giao tiếp, văn học nghệ thuật và tín ngưỡng. Đó không chỉ là niềm tự hào mà còn là giá trị đích thực của đời sống tinh thần, làm cho vườn hoa của Yên Bái đậm đà, nhiều màu sắc.
Từ nhiều chục năm trước đây, kinh tế Yên Bái đã năng động hướng tới mục tiêu sản xuất và cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm có giá trị. Hệ thống các nông trường, trang trại, đã tạo ra nhiều mặt hàng hóa quý như chè, quế, hoa quả, cao lanh, graphit, mi ca, than, đá quý. Thắng cảnh Thác Bà cùng nhiều hang động kỳ thú có sức hút mạnh mẽ các du khách từ miền trong và ngoài nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, Yên Bái đã mạnh dạn quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng cây lương thực, vùng cây lấy gỗ, vùng cây con đặc sản, vùng chăn nuôi. Nhờ đó, trên địa bàn Yên Bái, ngoài kinh tế trang trại ngày càng phát triển, đã hình thành các vùng kinh tế tập trung chuyên canh. Đã huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất hàng tiêu dùng. Năng suất lương thực tăng. Cây công nghiệp và lâm nghiệp phát triển. Việc xuất khẩu một số loại sản phẩm (chè, tinh dầu, giấy đế, đá và gỗ chế biến) và xây dựng cơ bản (nhà máy chè, đường bộ, đập thủy lợi, đường điện) có nhiều tiến bộ. Kể từ năm 1986 trở đi, Yên Bái đã đáp ứng nhu cầu về lương thực, vật tư hàng tiêu dùng. Đội ngũ cán bộ khoa học ngày một tăng. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế có những tiến bộ đáng kể.
3299 lượt xem
Trong kỷ nguyên độc lập của Nhà nước Đại Việt, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã không tiếc xương máu để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Dưới triều nhà Trần, khi quân xâm lược Mông – Nguyên tiến vào giày xéo nước ta, nhân dân các dân tộc địa phương đã tập hợp dưới ngọn cờ của trại Quy Hóa là Hà Khuất và chủ trại Thu Vật là Hà Bổng chặn bước tiến của kẻ thù. Khi quân xâm lược Mông – Nguyên kéo sang Đại Việt lần thứ 2, nhân dân Lục Yên và Yên Bình còn sát cánh cùng Trần Nhật Duật chặn đánh kẻ thù dọc tiền sông Chảy. Nhiều dân binh ở Lục Yên do thủ lĩnh Hoàng, họ Mã lãnh đạo đã lập nên những chiến công hiển hách.
Đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm chiếm nước ta, không cam chịu ách đô hộ của quân xâm lược, đồng bào Tày, Thái ở Quy Hóa đã có mặt trong đội quân áo đỏ giành nhiều thắng lợi ở Vĩnh Tuy và lưu vực sông Chảy.
Ở thế kỷ XVI, nhân dân Lục Yên, Yên Bình không chỉ cùng Vũ Văn Mật chống lại tập đoàn cát cứ nhà Mạc mà còn cùng Vũ Công Kỷ nhiều lần đập tan các cánh quân lấn chiếm biên giới, giữ vẹn toàn lãnh thổ.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến vào Hưng Hóa. Nhân dân các khu vực Đại Lịch, Mường Lò, Mường Cơi, Thu Cúc, Lai Đồng…đã hết lòng ủng hộ nghĩa quân của Nguyễn Quang Bích. Nhân dân Văn Chấn dưới sự lãnh đạo của lãnh binh Vương Văn Doãn đã lập nhiều chiến công ở Dọc, Vần, Đại Lịch, Mường Lò. Nhân dân các dân tộc, đặc biệt là đồng bào Dao, Mông ở Mù Cang Chải đã có mặt trong đội nghĩa binh do Đặng Phúc Thành, Đào Chính Lực lãnh đạo, lập nên các chiến thắng Tú Lệ, Nghĩa Lộ, Đèo Hát, Lồng Cống, Lồng Mù; trong đội quân của Chu Năm, Đặng Sam Su, Hoàng Cầu, Cố Yóc, Hoàng Mẫn đánh thắng ở Kim Nọi, Nậm Khắt. Nhân dân Lục Yên anh dũng chiến đấu trong quân đội do Hoàng Thân Lợi chỉ huy, gây cho địch nhiều thảm hại ở Phố Ràng, Lương Sơn, Trúc Lâu, Điện Quang.
Đầu thế kỷ XX, nhân dân Yên Bái đều có mặt trong đội nghĩa binh do anh em họ Triệu lãnh đạo, hoạt động khắp các vùng Lục Yên, Bảo Hà, Yên Bình. Năm 1920, đồng bào Dao ở Khe Lịch, Lục Yên Châu đứng dậy đánh Pháp. Năm 1938, nhân dân Trấn Yên, Văn Chấn lại có mặt trong cuộc nổi dậy do Bàn Kim Chấn lãnh đạo.
Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc và các thủ lĩnh ở Yên Bái cho thấy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân địa phương dưới thời Pháp thuộc được biểu hiện mạnh mẽ.
Kể từ khi thành lập (11/4/1900) đến nay, tỉnh Yên Bái đã trải qua lịch sử hơn 100 năm đấu tranh, xây dựng và trưởng thành. Quá trình một thế kỷ, in đậm nhất vẫn là thời kỳ đấu tranh đầy gian khổ để giành lại nền độc lập tự do, bảo vệ toàn vẹn thành quả cách mạng, kháng chiến thắng lợi, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Dù trải qua biết bao gian nan vất vả, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái vẫn không ngừng phát huy cao độ tinh thần yêu nước và yêu quê hương, đoàn kết chặt chẽ, lập nên những thành tựu lớn lao góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc và sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp.
Suốt ba chục năm đầu thế kỷ XX, hết lớp này đến lớp khác, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã vùng lên chống thực dân Pháp, dù họ là người Dao, người Mông, người Tày hay người Kinh. Những chiến công vang dội trên các nẻo núi rừng Yên Bái đã làm rạng rỡ những trang sử của địa phương. Đặc biệt tinh thần chiến đấu anh dũng vô song của cuộc khởi nghĩa Yên Bái mùa xuân năm 1930 đã thực sự làm cho quân thù khiếp sợ.
Bên cạnh phong trào vũ trang khởi nghĩa, các cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân làm đường sắt Yên Bái liên tục nổ ra ngày một phong phú về quy mô, cũng như yêu sách. Nó thực sự góp phần giác ngộ không chỉ đối với tầng lớp công nhân làm trong các hầm mỏ, xưởng máy, đồn điền mà còn thôi thúc đến các tầng lớp khác trong xã hội.
Từ khi có ánh sáng cách mạng rọi chiếu, phong trào đấu tranh của công nhân Yên Bái tiếp tục phát triển, nhất là ở các xưởng máy và hầm mỏ, công trường; cuốn hút các tầng lớp tiểu thương tham gia bãi thị, chống thuế… nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Trong các cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ đó, phong trào cách mạng ở địa phương có lúc lên lúc xuống nhưng nhờ có sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ Yên Bái trong việc vận dụng, thực hiện đường lối, phương châm, phương pháp cách mạng của Trung ương, của Xứ ủy, vận dụng hết sức sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở địa phương nên đã tạo ra những thành công hết sức cơ bản. Đây chính là nền tảng và tiền đề quan trọng khi ánh sáng cách mạng rọi chiếu, ý chí ấy đã bừng cháy và phát huy mạnh mẽ. Nhiều cơ sở cách mạng của Đảng được gây dựng trong những năm 40, dù bị kẻ thù chà sát lại vẫn được phục hồi và phát triển để tạo ra những mắt xích quan trọng gây dựng cơ sở Việt Minh, mở rộng căn cứ Vần – Hiền Lương tới các vùng Lương Ca, Giới Phiên, tiến tới thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên trong tỉnh. Từ thời điểm này trở đi, hoạt động đấu tranh vũ trang ở địa phương lại được chú trọng. Đội du kích Âu Cơ được thành lập, mở đầu bằng những chiến thắng Hạ Bằng La, Đèo Giang, góp phần thôi thúc Ban cán sự Đảng liên tỉnh cũng như Ủy ban quân sự cách mạng lãnh đạo hàng loạt cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân trong tháng 7-1945 (Nghĩa Lộ và các châu Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình) và trong tháng 8-1945 (châu Văn Bàn, châu Than Uyên, thị xã Yên Bái).
Sự lớn mạnh của Đảng bộ Yên Bái trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã trở thành nhân tố quan trọng và quyết định đối với những thắng lợi ở vùng địch hậu, trong chiến thắng của chiến dịch Nghĩa Lộ và chiến thắng Sông Thao. Một lần nữa Đảng bộ Yên Bái tỏ ra vững vàng trong việc vận dụng sáng tạo đường lối của Trung ương của Khu ủy liên khu Việt Bắc và sau này là Khu ủy Tây Bắc. Trình độ giác ngộ cách mạng, tinh thần yêu nước đã trở thành những nhân tố và những động lực quan trọng để huy động mọi sức mạnh của toàn dân đóng góp cho những thắng lợi của chiến dịch Lê Hồng Phong, chiến dịch Lý Thường Kiệt và chiến dịch Tây Bắc giải phóng quê hương
Thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã đoàn kết xung quanh Đảng bộ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự hoạt động và phá hoại thành quả kháng chiến do bọn phỉ nổi nên ở các khu vực Than Uyên, Văn Bàn, bọn phản động ở Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình… Đã gây thiệt hại về người và của cho ta. Dưới sự lãnh đạo kịp thời của Đảng bộ cùng sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, công tác diệt phỉ và bọn phản động đã thu được những thắng lợi hết sức cơ bản.
Trong chiến dịch Đông – Xuân (1953-1954), Yên Bái đã chứng tỏ được vị trí của một địa bàn cửa ngõ Tây Bắc, đầu mối của các trục giao thông quan trọng. Từ đây, súng đạn và lương thực được chuyển tới Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng hết sức to lớn kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Truyền thống yêu nước lại được tiếp tục phát huy trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Hàng vạn đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham gia khai hoang, phục hóa khắc phục nạn đói những năm đầu hòa bình mới lập lại, tham gia vào chiến dịch tiêu phỉ và vây bắt biệt kích, bắn rơi máy bay trở biệt kích. Lúc cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ bắt đầu, nhân dân Yên Bái đã tích cực tham gia dân quân tự vệ, bắn rơi và bắn cháy nhiều máy bay địch. Phong trào “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” đã trở thành lẽ sống để chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn con em Yên Bái, Nghĩa Lộ đã có mặt khắp các chiến trường. Những người ở lại hậu phương ngoài nghĩa vụ “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” còn tự nguyện dời bỏ bản làng mồ mả cha ông, dời nơi ở nhường chỗ cho xây dựng công trình thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành thủy điện Việt Nam.
Đất nước thống nhất, nhân dân các dân tộc Yên Bái lại đồng cam cộng khổ khắc phục hậu quả chiến tranh, bắt tay khôi phục lại nhà cửa bị tàn phá trong cuộc chiến tranh hủy diệt của kẻ thù. Hàng vạn con em tình nguyện lên biên giới xây dựng và chiến đấu vì sự vẹn toàn lãnh thổ của Tổ quốc.
Sống trên mảnh đất Yên Bái, mỗi dân tộc đều sáng tạo nên những bản sắc văn hóa riêng của mình trong nếp ở, nếp ăn, sự giao tiếp, văn học nghệ thuật và tín ngưỡng. Đó không chỉ là niềm tự hào mà còn là giá trị đích thực của đời sống tinh thần, làm cho vườn hoa của Yên Bái đậm đà, nhiều màu sắc.
Từ nhiều chục năm trước đây, kinh tế Yên Bái đã năng động hướng tới mục tiêu sản xuất và cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm có giá trị. Hệ thống các nông trường, trang trại, đã tạo ra nhiều mặt hàng hóa quý như chè, quế, hoa quả, cao lanh, graphit, mi ca, than, đá quý. Thắng cảnh Thác Bà cùng nhiều hang động kỳ thú có sức hút mạnh mẽ các du khách từ miền trong và ngoài nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, Yên Bái đã mạnh dạn quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng cây lương thực, vùng cây lấy gỗ, vùng cây con đặc sản, vùng chăn nuôi. Nhờ đó, trên địa bàn Yên Bái, ngoài kinh tế trang trại ngày càng phát triển, đã hình thành các vùng kinh tế tập trung chuyên canh. Đã huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất hàng tiêu dùng. Năng suất lương thực tăng. Cây công nghiệp và lâm nghiệp phát triển. Việc xuất khẩu một số loại sản phẩm (chè, tinh dầu, giấy đế, đá và gỗ chế biến) và xây dựng cơ bản (nhà máy chè, đường bộ, đập thủy lợi, đường điện) có nhiều tiến bộ. Kể từ năm 1986 trở đi, Yên Bái đã đáp ứng nhu cầu về lương thực, vật tư hàng tiêu dùng. Đội ngũ cán bộ khoa học ngày một tăng. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế có những tiến bộ đáng kể.