CTTĐT - Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Dao nói chung, người Dao đỏ nói riêng, Lễ cầu mùa là một trong những nghi lễ có ý nghĩa rất quan trọng và là một hoạt động văn hóa tâm linh lớn nhất trong năm.
Các nghi lễ quan trọng được thực hiện rất cẩn thận và yêu cầu chuẩn bị lễ dâng cúng cũng rất khắt khe, tỉ mỉ và nghiêm túc
Là cư dân nông nghiệp, người Dao đỏ quan niệm, vạn vật đều có tổ tiên, người cai quản và đều có linh hồn. Họ có niềm tin rất lớn vào vị thần cai quản mùa màng, giúp họ làm ra hạt gạo, củ sắn, củ khoai. Đó là Thần Nông. Với mong muốn mùa màng luôn được tốt tươi, đồng bào cho rằng việc cúng tế Thần Nông chu đáo là việc quan trọng hàng đầu và tuyệt đối không thể sơ sài, qua loa. Bởi vậy từ nhiều đời nay, người Dao đỏ ở xã Khai Trung, huyện Lục Yên luôn duy trì tổ chức Lễ Cầu mùa đều đặn hàng năm (thông thường cứ 3 năm tổ chức 1 lễ lớn). Lễ Cầu mùa được tổ chức vào ngày Thân đầu tiên của năm mới. Trong lễ lớn, công tác chuẩn bị cho lễ cúng được thực hiện rất chu đáo, gồm: địa điểm thực hiện lễ; ban thờ; vật dụng cúng tế (cây dấu, 3 bát hương làm bằng ống tre, 3 cây sớ gói bằng giấy đỏ đặt trên 3 bát gạo, 4 túm gạo có vòng bạc to vây tròn gọi là siếu chiên, 15 chén rượu, 1 con dao, 1 cái búa); tiền vàng, ngựa giấy...

Các gia đình chuẩn bị Lễ cầu mùa
Trước khi tổ chức Lễ Cầu mùa, đồng bào đã họp bàn, chọn ngày tốt và phân công nhiệm vụ cho từng hộ, từng người phụ trách chuẩn bị các vật dụng, lễ vật cần thiết; các thầy cúng phụ trách viết sớ và in tiền vàng… Trong phần lễ, bữa cơm khai trương (khí trị tưu) là nghi thức đầu tiên mở màn cho buổi lễ. Tiếp đến là lễ treo tranh và lập bàn thờ; lễ mời và đón thần linh; lễ dâng tiền, gạo. Đây là những nghi thức hoàn toàn do thầy cúng phụ trách mà không có sự tham gia của người khác. Ngày cúng chính thức, rất nhiều nghi lễ được các thầy cúng triển khai thực hiện. Trong đó nghi lễ cúng Đàng và nghi lễ cầu hồn lúa là 2 nghi lễ quan trọng được thực hiện rất cẩn thận và yêu cầu chuẩn bị lễ dâng cúng cũng rất khắt khe, tỉ mỉ và nghiêm túc.

Lễ cúng chính thức kết thúc, nhưng khi mọi người cùng ngồi vào mâm liên hoan, chỉ sau khi thầy khoi kiềm sai cúng tạ ơn các vị thần linh đã phù trợ cho buổi lễ thành công tốt đẹp thì mọi người mới bắt đầu được nâng chén rượu mừng, cầu chúc cho gia chủ, cho dân bản một vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy nhà và chia tay hẹn lễ cầu mùa năm sau. Ngay sau phần lễ nghiêm túc, trang trọng và uy linh là phần hội náo nhiệt, thu hút đông đảo bà con dân bản cùng tham gia vui chơi với các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn…
Là nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tín ngưỡng văn minh nông nghiệp của một tộc người, Lễ Cầu mùa của người Dao nói chungg và người Dao đỏ ở Khai Trung- Lục Yên nói riêng không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa; phản ánh một tập quán xã hội có lịch sử lâu đời trong đời sống xã hội cộng đồng, phản ánh quá trình lịch sử cư trú, đặc điểm kinh tế và một số yếu tố văn hoá, xã hội của tộc người; thể hiện tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn… mà còn là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện quan niệm của cộng đồng về thế giới tâm linh, những đặc điểm tôn giáo - tín ngưỡng; có ý nghĩa nhân văn, giá trị với các cộng đồng xung quanh.
261 lượt xem
CTV: Thành Nguyễn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Dao nói chung, người Dao đỏ nói riêng, Lễ cầu mùa là một trong những nghi lễ có ý nghĩa rất quan trọng và là một hoạt động văn hóa tâm linh lớn nhất trong năm.Là cư dân nông nghiệp, người Dao đỏ quan niệm, vạn vật đều có tổ tiên, người cai quản và đều có linh hồn. Họ có niềm tin rất lớn vào vị thần cai quản mùa màng, giúp họ làm ra hạt gạo, củ sắn, củ khoai. Đó là Thần Nông. Với mong muốn mùa màng luôn được tốt tươi, đồng bào cho rằng việc cúng tế Thần Nông chu đáo là việc quan trọng hàng đầu và tuyệt đối không thể sơ sài, qua loa. Bởi vậy từ nhiều đời nay, người Dao đỏ ở xã Khai Trung, huyện Lục Yên luôn duy trì tổ chức Lễ Cầu mùa đều đặn hàng năm (thông thường cứ 3 năm tổ chức 1 lễ lớn). Lễ Cầu mùa được tổ chức vào ngày Thân đầu tiên của năm mới. Trong lễ lớn, công tác chuẩn bị cho lễ cúng được thực hiện rất chu đáo, gồm: địa điểm thực hiện lễ; ban thờ; vật dụng cúng tế (cây dấu, 3 bát hương làm bằng ống tre, 3 cây sớ gói bằng giấy đỏ đặt trên 3 bát gạo, 4 túm gạo có vòng bạc to vây tròn gọi là siếu chiên, 15 chén rượu, 1 con dao, 1 cái búa); tiền vàng, ngựa giấy...
Các gia đình chuẩn bị Lễ cầu mùa
Trước khi tổ chức Lễ Cầu mùa, đồng bào đã họp bàn, chọn ngày tốt và phân công nhiệm vụ cho từng hộ, từng người phụ trách chuẩn bị các vật dụng, lễ vật cần thiết; các thầy cúng phụ trách viết sớ và in tiền vàng… Trong phần lễ, bữa cơm khai trương (khí trị tưu) là nghi thức đầu tiên mở màn cho buổi lễ. Tiếp đến là lễ treo tranh và lập bàn thờ; lễ mời và đón thần linh; lễ dâng tiền, gạo. Đây là những nghi thức hoàn toàn do thầy cúng phụ trách mà không có sự tham gia của người khác. Ngày cúng chính thức, rất nhiều nghi lễ được các thầy cúng triển khai thực hiện. Trong đó nghi lễ cúng Đàng và nghi lễ cầu hồn lúa là 2 nghi lễ quan trọng được thực hiện rất cẩn thận và yêu cầu chuẩn bị lễ dâng cúng cũng rất khắt khe, tỉ mỉ và nghiêm túc.
Lễ cúng chính thức kết thúc, nhưng khi mọi người cùng ngồi vào mâm liên hoan, chỉ sau khi thầy khoi kiềm sai cúng tạ ơn các vị thần linh đã phù trợ cho buổi lễ thành công tốt đẹp thì mọi người mới bắt đầu được nâng chén rượu mừng, cầu chúc cho gia chủ, cho dân bản một vụ mùa mới mưa thuận gió hòa, thóc lúa đầy nhà và chia tay hẹn lễ cầu mùa năm sau. Ngay sau phần lễ nghiêm túc, trang trọng và uy linh là phần hội náo nhiệt, thu hút đông đảo bà con dân bản cùng tham gia vui chơi với các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn…
Là nghi lễ truyền thống mang đậm dấu ấn tín ngưỡng văn minh nông nghiệp của một tộc người, Lễ Cầu mùa của người Dao nói chungg và người Dao đỏ ở Khai Trung- Lục Yên nói riêng không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa; phản ánh một tập quán xã hội có lịch sử lâu đời trong đời sống xã hội cộng đồng, phản ánh quá trình lịch sử cư trú, đặc điểm kinh tế và một số yếu tố văn hoá, xã hội của tộc người; thể hiện tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn… mà còn là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện quan niệm của cộng đồng về thế giới tâm linh, những đặc điểm tôn giáo - tín ngưỡng; có ý nghĩa nhân văn, giá trị với các cộng đồng xung quanh.