CTTĐT - Sở Y tế ban hành kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của Ngành Y tế quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025.
Mục tiêu 2025, có 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Y tế quản lý thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận
Năm 2025, toàn ngành đặt ra mục tiêu 85% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); 100% cán bộ làm công tác ATTP tuyến cơ sở (huyện/thị/thành phố; xã/phường/thị trấn) được đào tạo, đào tạo lại, cập nhập kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP (từ giai đoạn 2021 - 2025); 100% số vụ ngộ độc thực phẩm có từ 30 người mắc trở lên được báo cáo trong năm.
Tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm trong các vụ ngộ độc thưc phẩm được báo cáo /100.000 dân <7 ca; 90% các cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Y tế quản lý thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận; 100% Bếp ăn tập thể theo phân cấp được thanh tra, kiểm tra về ATTP ít nhất 01 lần/năm.
Duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 về an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm (sản phẩm thực phẩm do ngành y tế quản lý) được xét nghiệm tại đơn vị kiểm nghiệm Trung ương, tại tỉnh, tổng 100 mẫu/năm; giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm qua test nhanh được thực hiện tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, tổng 2.720 mẫu/năm.
Duy trì, xây dựng 01 mô hình kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên ngành Y tế tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông bằng nhiều kênh khác nhau nhằm thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; duy trì hoạt động thường xuyên đường dây nóng về an toàn thực phẩm để kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý vi phạm, thông tin đến người cung cấp thông tin và người tiêu dùng.
Tăng cường cải cách hành chính trong quản lý ATTP theo phân cấp; công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính về ATTP đối với cơ sở thực phẩm, sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Y tế và theo phân cấp quản lý, đảm bảo 100% hồ sơ trả kết quả đúng hạn theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra hậu kiểm, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Tăng cường hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với sản phẩm, hàng hoá thực phẩm lưu thông trên thị trường để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng; nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm; tổ chức giám sát hỗ trợ Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.
786 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Y tế ban hành kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của Ngành Y tế quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025.Năm 2025, toàn ngành đặt ra mục tiêu 85% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); 100% cán bộ làm công tác ATTP tuyến cơ sở (huyện/thị/thành phố; xã/phường/thị trấn) được đào tạo, đào tạo lại, cập nhập kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP (từ giai đoạn 2021 - 2025); 100% số vụ ngộ độc thực phẩm có từ 30 người mắc trở lên được báo cáo trong năm.
Tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm trong các vụ ngộ độc thưc phẩm được báo cáo /100.000 dân
Duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 về an toàn thực phẩm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm (sản phẩm thực phẩm do ngành y tế quản lý) được xét nghiệm tại đơn vị kiểm nghiệm Trung ương, tại tỉnh, tổng 100 mẫu/năm; giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm qua test nhanh được thực hiện tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, tổng 2.720 mẫu/năm.
Duy trì, xây dựng 01 mô hình kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên ngành Y tế tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, theo phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông bằng nhiều kênh khác nhau nhằm thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; duy trì hoạt động thường xuyên đường dây nóng về an toàn thực phẩm để kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý vi phạm, thông tin đến người cung cấp thông tin và người tiêu dùng.
Tăng cường cải cách hành chính trong quản lý ATTP theo phân cấp; công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính về ATTP đối với cơ sở thực phẩm, sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Y tế và theo phân cấp quản lý, đảm bảo 100% hồ sơ trả kết quả đúng hạn theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra hậu kiểm, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Tăng cường hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm đối với sản phẩm, hàng hoá thực phẩm lưu thông trên thị trường để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng; nâng cao năng lực kiểm nghiệm thực phẩm; tổ chức giám sát hỗ trợ Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm.