CTTĐT - Trong những năm qua, UBND thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số nói riêng, đồng thời xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền thị xã, nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo vùng dân tộc, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị xã.
Thị xã Nghĩa Lộ
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thị xã là 1.298 người, trong đó cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là 426 người, chiếm tỷ lệ 32,8% tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Thực Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, UBND thị xã đã triển khai đầy đủ các văn bản các cấp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu, đồng thời ban hành các văn bản về quản lý, nâng cao, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã; tích cực tuyên truyền, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các văn bản của Trung ương, của tỉnh Yên Bái liên quan đến công tác dân tộc.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, công tác đào tạo đối với cán bộ xã, phường đã có nhiều chuyển biến. Số lượng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo tăng rõ rệt đi đôi với sự tăng dần về chất lượng.
Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non năm 2021 đạt 26,4%, chỉ tiêu năm 2024 đạt 31,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non năm 2021 đạt 97,7%, chỉ tiêu năm 2024 đạt 99,8%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học năm 2021 đạt 100%, chỉ tiêu năm 2024 là 100%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi trung học cơ sở năm 2024 đạt 98,95%/97,4%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông năm 2021 đạt 95,8%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 97,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số học cao đẳng, đại học năm 2021 đạt 1,1%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 1,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số được đào tạo sau đại học năm 2021 đạt 0,4%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 0,7%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết.
Trong lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, tỷ suất tử vong trẻ em dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi đến năm 2024 là 5,5‰, vượt chỉ tiêu Nghị quyết; tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2024 đạt 74,1, dự kiến năm 2025 đạt 74,5; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2024 đạt 16,8%, dự kiến năm 2025 đạt 16,7%.
Trong lĩnh vực lao động và việc làm, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt 63% ; tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 18 đến 35 được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm đạt 86%.
Thời gian tới, thị xã tiếp tục quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành dộng của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong triển khai các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực DTTS. Tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các ngành có liên quan để thực hiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của của đồng bào DTTS về vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm….
Cùng với đó, lồng ghép các nguồn ngân sách và huy động các nguồn ngoài xã hội để đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển nhân lực; thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Mở rộng hệ thống giáo dục cho dân tộc thiểu số, nâng mức hỗ trợ trong đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng. Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số tìm kiếm việc làm phù hợp.
Tiếp tục nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn các xã phường vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch…. Phát triển kinh tế xã hội, giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục và bổ sung, thực hiện lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn để đáp ứng mực tiêu đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách miễn, giảm học phí và các chính sách khác đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.
302 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, UBND thị xã Nghĩa Lộ luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số nói riêng, đồng thời xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền thị xã, nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo vùng dân tộc, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị xã.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thị xã là 1.298 người, trong đó cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số là 426 người, chiếm tỷ lệ 32,8% tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Thực Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, UBND thị xã đã triển khai đầy đủ các văn bản các cấp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu, đồng thời ban hành các văn bản về quản lý, nâng cao, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thị xã; tích cực tuyên truyền, quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các văn bản của Trung ương, của tỉnh Yên Bái liên quan đến công tác dân tộc.
Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiều chính sách ưu tiên nhằm tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, công tác đào tạo đối với cán bộ xã, phường đã có nhiều chuyển biến. Số lượng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo tăng rõ rệt đi đôi với sự tăng dần về chất lượng.
Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn 2021 - 2024, tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non năm 2021 đạt 26,4%, chỉ tiêu năm 2024 đạt 31,6%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non năm 2021 đạt 97,7%, chỉ tiêu năm 2024 đạt 99,8%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học năm 2021 đạt 100%, chỉ tiêu năm 2024 là 100%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi trung học cơ sở năm 2024 đạt 98,95%/97,4%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông năm 2021 đạt 95,8%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 97,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số học cao đẳng, đại học năm 2021 đạt 1,1%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 1,5%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số được đào tạo sau đại học năm 2021 đạt 0,4%, chỉ tiêu năm 2024 đạt là 0,7%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết.
Trong lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, tỷ suất tử vong trẻ em dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi đến năm 2024 là 5,5‰, vượt chỉ tiêu Nghị quyết; tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2024 đạt 74,1, dự kiến năm 2025 đạt 74,5; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi đến năm 2024 đạt 16,8%, dự kiến năm 2025 đạt 16,7%.
Trong lĩnh vực lao động và việc làm, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt 63% ; tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 18 đến 35 được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm đạt 86%.
Thời gian tới, thị xã tiếp tục quán triệt, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành dộng của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong triển khai các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực DTTS. Tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các ngành có liên quan để thực hiện công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của của đồng bào DTTS về vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm….
Cùng với đó, lồng ghép các nguồn ngân sách và huy động các nguồn ngoài xã hội để đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển nhân lực; thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS nhằm chuẩn bị tốt tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Mở rộng hệ thống giáo dục cho dân tộc thiểu số, nâng mức hỗ trợ trong đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng. Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số tìm kiếm việc làm phù hợp.
Tiếp tục nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn các xã phường vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch…. Phát triển kinh tế xã hội, giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục và bổ sung, thực hiện lộ trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn để đáp ứng mực tiêu đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách miễn, giảm học phí và các chính sách khác đối với học sinh là người dân tộc thiểu số.