CTTĐT - Xác định rõ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 đã đề ra, ngay từ đầu năm các Chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương.
Các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân đã tiếp tục chủ động được nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh
Cùng với đó khai thác tốt nguồn vốn ngoài tỉnh, nguồn vốn điều hòa hệ thống; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về xử lý, thu hồi nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân đến 31/01/2025 đạt 56.113 tỷ đồng, tăng 1,37% so với 31/12/2024, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 35.713 tỷ đồng, tăng 2,23% so với 31/12/2024. Ước đến 28/02/2025, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 56.600 tỷ đồng, tăng 2,25% so với 31/12/2024, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 3,05%.
Các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân đã tiếp tục chủ động được nguồn vốn, tăng trưởng nguồn vốn ngay từ đầu năm 2025 được duy trì đều, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh.
Tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đến 31/01/2025 đạt 49.506 tỷ đồng, tăng 1,39% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn, đạt 24.092 tỷ đồng, tăng 3,19% so với 31/12/2024, chiếm 48,66% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 24.877 tỷ đồng, tăng 0,18% so với 31/12/2024, chiếm 50,25% tổng dư nợ, cho vay khác đạt 537 tỷ đồng, chiếm 1,08% tổng dư nợ.
Ước đến 28/02/2025, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 50.000 tỷ đồng, tăng 2,41% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24.400 tỷ đồng, tăng 4,51% so với 31/12/2024, chiếm 48,80% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 0,47% so với 31/12/2024, chiếm 50,0% tổng dư nợ; cho vay khác đạt 600 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ.
Các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tích cực để thu hồi và xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ xấu, chấp hành nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến 31/01/2025 chỉ chiếm 0,38% tổng dư nợ.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các giải pháp, hình thức huy động nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng xuất khẩu, lưu thông hàng hoá.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; Giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của thành viên, duy trì khả năng chi trả và tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Chỉ đạo các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tốt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện tốt lộ trình phương án củng cố và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2030 đã được phê duyệt.
109 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định rõ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 đã đề ra, ngay từ đầu năm các Chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh huy động nguồn vốn tại địa phương. Cùng với đó khai thác tốt nguồn vốn ngoài tỉnh, nguồn vốn điều hòa hệ thống; tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung nguồn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hoá xuất khẩu; đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về xử lý, thu hồi nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân đến 31/01/2025 đạt 56.113 tỷ đồng, tăng 1,37% so với 31/12/2024, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 35.713 tỷ đồng, tăng 2,23% so với 31/12/2024. Ước đến 28/02/2025, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 56.600 tỷ đồng, tăng 2,25% so với 31/12/2024, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 3,05%.
Các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân đã tiếp tục chủ động được nguồn vốn, tăng trưởng nguồn vốn ngay từ đầu năm 2025 được duy trì đều, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh.
Tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đến 31/01/2025 đạt 49.506 tỷ đồng, tăng 1,39% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn, đạt 24.092 tỷ đồng, tăng 3,19% so với 31/12/2024, chiếm 48,66% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 24.877 tỷ đồng, tăng 0,18% so với 31/12/2024, chiếm 50,25% tổng dư nợ, cho vay khác đạt 537 tỷ đồng, chiếm 1,08% tổng dư nợ.
Ước đến 28/02/2025, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 50.000 tỷ đồng, tăng 2,41% so với 31/12/2024, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 24.400 tỷ đồng, tăng 4,51% so với 31/12/2024, chiếm 48,80% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 0,47% so với 31/12/2024, chiếm 50,0% tổng dư nợ; cho vay khác đạt 600 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ.
Các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tích cực để thu hồi và xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ xấu, chấp hành nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến 31/01/2025 chỉ chiếm 0,38% tổng dư nợ.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các giải pháp, hình thức huy động nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng xuất khẩu, lưu thông hàng hoá.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; Giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của thành viên, duy trì khả năng chi trả và tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Chỉ đạo các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tốt phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thực hiện tốt lộ trình phương án củng cố và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2030 đã được phê duyệt.