Mục tiêu của cải cách hành chính (CCHC) là cải cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước cho bộ máy, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức...
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công tác cải cách hành chính tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.
Do đó, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu CCHC.
Vì sao phải thực hiện nhiệm vụ trên, theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), những năm qua, Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Qua đó, tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý.
Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, ngày 2/1/2018, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 72 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Theo đó, mục tiêu đến năm 2021 hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
Đồng thời, thực hiện một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động như: đối với cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy tỉnh; hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh.
Đối với cấp huyện, hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND, UBND; hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra; thực hiện mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiêm nhiệm chức danh trưởng ban dân vận đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; hoàn thành sắp xếp, giảm số lượng thôn, bản, tổ dân phố. Giảm tối thiểu 12% biên chế công chức và giảm tối thiểu 13% biên chế viên chức so với năm 2015; sắp xếp, cơ cấu lại, tinh giản số lượng cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố...
Mục tiêu của Kế hoạch là rất lớn, rất quan trọng và khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì liên quan đến không chỉ những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội mà còn liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...
Do đó, để đạt mục tiêu trên, Kế hoạch đã chỉ rõ những nhiệm vụ giải pháp, trong đó quan điểm chung, xuyên suốt là Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn bộ hệ thống chính trị. Theo đó, đối với cấp tỉnh là Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cấp cơ sở là các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Nhiệm vụ thực hiện ngay trong những tháng đầu của năm 2018 theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tế hoạt động của các cấp, các ngành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ngay việc xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, thiết thực, khả thi và huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai Nghị quyết; hoàn thành đề án vị trí việc làm cơ quan, đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; căn cứ khung quy định hiện hành của Trung ương, chủ động rà soát, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức ở cấp mình và của các tổ chức thuộc cấp trên nguyên tắc xác định rõ vị trí việc làm, giảm cấp phó và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Tiếp tục rà soát thực hiện giảm đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục sắp xếp cơ cấu bên trong của từng tổ chức trực thuộc như phòng, ban, chi cục, trung tâm... theo đúng mục đích, yêu cầu của Nghị quyết (thực hiện từ năm 2018 và cơ bản hoàn thành vào năm 2019).
Thực hiện nghiêm túc chủ trương không thành lập mới các tổ chức trung gian; rà soát, giải thể hoặc sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức hoạt động không hiệu quả; thực hiện thí điểm mô hình mới về tổ chức, kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị...
Bên cạnh nhiệm vụ cần thực hiện ngay, Kế hoạch cũng nêu rõ những nhiệm vụ mang tính thường xuyên đó là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác dân vận, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội; chú trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, bất cập để khắc phục, phát hiện những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.
Bên cạnh đó, phải cảnh giác và chủ động có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ; chủ động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Kế hoạch của Tỉnh ủy.
Biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả và xử lý nghiêm, kịp thời những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, những trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy để tham nhũng tiêu cực...
1441 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mục tiêu của cải cách hành chính (CCHC) là cải cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước cho bộ máy, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức...Do đó, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu CCHC.
Vì sao phải thực hiện nhiệm vụ trên, theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), những năm qua, Đảng ta đã ban hành và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Qua đó, tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý; tổ chức bộ máy của khối MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới; tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lượng cấp phó, số người được hưởng chế độ "hàm" không hợp lý.
Cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước ở các đơn vị sự nghiệp công và người hoạt động không chuyên trách cấp xã ngày càng nhiều.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, ngày 2/1/2018, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 72 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/7/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Theo đó, mục tiêu đến năm 2021 hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
Đồng thời, thực hiện một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động như: đối với cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy tỉnh; hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh.
Đối với cấp huyện, hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND, UBND; hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ, ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra; thực hiện mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiêm nhiệm chức danh trưởng ban dân vận đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên; hoàn thành sắp xếp, giảm số lượng thôn, bản, tổ dân phố. Giảm tối thiểu 12% biên chế công chức và giảm tối thiểu 13% biên chế viên chức so với năm 2015; sắp xếp, cơ cấu lại, tinh giản số lượng cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố...
Mục tiêu của Kế hoạch là rất lớn, rất quan trọng và khó, rất phức tạp và nhạy cảm, vì liên quan đến không chỉ những vấn đề lý luận cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; về đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội mà còn liên quan đến quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...
Do đó, để đạt mục tiêu trên, Kế hoạch đã chỉ rõ những nhiệm vụ giải pháp, trong đó quan điểm chung, xuyên suốt là Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn bộ hệ thống chính trị. Theo đó, đối với cấp tỉnh là Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cấp cơ sở là các cấp ủy, tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Nhiệm vụ thực hiện ngay trong những tháng đầu của năm 2018 theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tế hoạt động của các cấp, các ngành, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ngay việc xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, thiết thực, khả thi và huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai Nghị quyết; hoàn thành đề án vị trí việc làm cơ quan, đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; căn cứ khung quy định hiện hành của Trung ương, chủ động rà soát, tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức ở cấp mình và của các tổ chức thuộc cấp trên nguyên tắc xác định rõ vị trí việc làm, giảm cấp phó và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Tiếp tục rà soát thực hiện giảm đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục sắp xếp cơ cấu bên trong của từng tổ chức trực thuộc như phòng, ban, chi cục, trung tâm... theo đúng mục đích, yêu cầu của Nghị quyết (thực hiện từ năm 2018 và cơ bản hoàn thành vào năm 2019).
Thực hiện nghiêm túc chủ trương không thành lập mới các tổ chức trung gian; rà soát, giải thể hoặc sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức hoạt động không hiệu quả; thực hiện thí điểm mô hình mới về tổ chức, kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị...
Bên cạnh nhiệm vụ cần thực hiện ngay, Kế hoạch cũng nêu rõ những nhiệm vụ mang tính thường xuyên đó là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác dân vận, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội; chú trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, bất cập để khắc phục, phát hiện những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.
Bên cạnh đó, phải cảnh giác và chủ động có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với hoạt động của các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ; chủ động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Kế hoạch của Tỉnh ủy.
Biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả và xử lý nghiêm, kịp thời những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, những trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức bộ máy để tham nhũng tiêu cực...