Hiện nay, trên địa bàn huyện có 160 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp.
Công nhân Doanh nghiệp tư nhân Bình Hiền, thôn 7, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn sản xuất đũa xuất khẩu.
Trong số đó có 70 doanh nghiệp (DN) chế biến chè; 20 DN khai thác và chế biến đá; 15 DN khai thác và chế biến quặng sắt; 2 DN khai thác than; 5 DN khai thác và chế biến đá thạch anh; 3 DN sản xuất gạch; 5 doanh nghiệp sản xuất điện thương phẩm; 36 cơ sở sản xuất ván bóc…
Các DN trên địa bàn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, một số đơn vị có giá trị sản xuất cao tiêu biểu là Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn, Công ty TNHH Trường Thành; Công ty cổ phần Thịnh Đạt, Công ty TNHH Đại Đồng Tiến…
Theo số liệu của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn, đến ngày 30/6/2017, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 750 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm từ khai khoáng đạt 182 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 345 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng trên 222 tỷ đồng.
Đạt được kết quả trên, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút DN đầu tư và phát triển như mặt bằng sản xuất kinh doanh, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính…
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua cũng bộc lộ một số yếu kém cần sớm được khắc phục, đó là tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chưa tạo được những sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao.
Các đơn vị sản xuất chế biến chè gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thu mua nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân là do công suất chế biến của các nhà máy hiện nay đã vượt gấp hai đến ba lần lần khả năng cung cấp nguyên liệu.
Cùng với đó, cách thu hái chè của người dân không đúng quy trình, dẫn đến các sản phẩm kém chất lượng cho khâu chế biến. Việc kêu gọi các DN đầu tư vào cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn, do hệ thống giao thông chưa bảo đảm, địa hình cụm công nghiệp là đồi cao, chi phí giải phóng mặt bằng và san tạo mặt bằng lớn...
Ông Đinh Văn Trường - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn cho biết: “Để ngành công nghiệp của huyện phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, trong thời gian tới Phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ tham mưu với UBND huyện tập trung lãnh đạo điều hành kiên quyết, kịp thời, phát huy sự năng động của mỗi DN cũng như của toàn xã hội; thu hút các DN đầu tư vào cụm công nghiệp. Trước mắt, huyện sẽ tạo điều kiện tối đa cho Công ty TNHH Chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Đại Hoa với dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè CTC công suất 45 tấn búp tươi/ngày, diện tích 1,85 ha, tổng vốn đầu tư toàn dự án là 39,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thịnh Đạt với dự án đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng chì, kẽm công suất 5.000 tấn chì, kẽm/năm, diện tích xin thuê đất 1,5 ha, tổng vốn đầu tư của dự án là 18,5 tỷ đồng và Công ty cổ phần Luyện kim màu Yên Bái”.
Để sản xuất công nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, huyện Văn Chấn đang tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu Cụm Công nghiệp Sơn Thịnh theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao; kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của huyện trên cơ sở áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành; giới thiệu khảo sát, đầu tư khai thác, chế biến mỏ đá ốp lát, trang trí mỹ nghệ tại khu vực xã Suối Giàng; củng cố và phát triển làng có nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, rèn, chổi chít, phù hợp với nhu cầu khách hàng…
Sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các cơ chế, chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, khuyến khích đầu tư, ưu đãi sau đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật… iúp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ.
1453 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 160 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp.Trong số đó có 70 doanh nghiệp (DN) chế biến chè; 20 DN khai thác và chế biến đá; 15 DN khai thác và chế biến quặng sắt; 2 DN khai thác than; 5 DN khai thác và chế biến đá thạch anh; 3 DN sản xuất gạch; 5 doanh nghiệp sản xuất điện thương phẩm; 36 cơ sở sản xuất ván bóc…
Các DN trên địa bàn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, một số đơn vị có giá trị sản xuất cao tiêu biểu là Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn, Công ty TNHH Trường Thành; Công ty cổ phần Thịnh Đạt, Công ty TNHH Đại Đồng Tiến…
Theo số liệu của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn, đến ngày 30/6/2017, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 750 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm từ khai khoáng đạt 182 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 345 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng trên 222 tỷ đồng.
Đạt được kết quả trên, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo các ngành chức năng tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút DN đầu tư và phát triển như mặt bằng sản xuất kinh doanh, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính…
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua cũng bộc lộ một số yếu kém cần sớm được khắc phục, đó là tốc độ tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chưa tạo được những sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao.
Các đơn vị sản xuất chế biến chè gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thu mua nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân là do công suất chế biến của các nhà máy hiện nay đã vượt gấp hai đến ba lần lần khả năng cung cấp nguyên liệu.
Cùng với đó, cách thu hái chè của người dân không đúng quy trình, dẫn đến các sản phẩm kém chất lượng cho khâu chế biến. Việc kêu gọi các DN đầu tư vào cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn, do hệ thống giao thông chưa bảo đảm, địa hình cụm công nghiệp là đồi cao, chi phí giải phóng mặt bằng và san tạo mặt bằng lớn...
Ông Đinh Văn Trường - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn cho biết: “Để ngành công nghiệp của huyện phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, trong thời gian tới Phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ tham mưu với UBND huyện tập trung lãnh đạo điều hành kiên quyết, kịp thời, phát huy sự năng động của mỗi DN cũng như của toàn xã hội; thu hút các DN đầu tư vào cụm công nghiệp. Trước mắt, huyện sẽ tạo điều kiện tối đa cho Công ty TNHH Chế biến nông, lâm sản xuất khẩu Đại Hoa với dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè CTC công suất 45 tấn búp tươi/ngày, diện tích 1,85 ha, tổng vốn đầu tư toàn dự án là 39,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thịnh Đạt với dự án đầu tư xây dựng nhà máy tuyển quặng chì, kẽm công suất 5.000 tấn chì, kẽm/năm, diện tích xin thuê đất 1,5 ha, tổng vốn đầu tư của dự án là 18,5 tỷ đồng và Công ty cổ phần Luyện kim màu Yên Bái”.
Để sản xuất công nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, huyện Văn Chấn đang tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu Cụm Công nghiệp Sơn Thịnh theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao; kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của huyện trên cơ sở áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh đã ban hành; giới thiệu khảo sát, đầu tư khai thác, chế biến mỏ đá ốp lát, trang trí mỹ nghệ tại khu vực xã Suối Giàng; củng cố và phát triển làng có nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, rèn, chổi chít, phù hợp với nhu cầu khách hàng…
Sự tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch; thực hiện các cơ chế, chính sách, cải tiến thủ tục hành chính, khuyến khích đầu tư, ưu đãi sau đầu tư; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật… iúp cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ.