Việc sớm tiến hành rà soát, di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng nặng trong vùng bão lũ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thiệt hại về người và của trên địa bàn.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng lãnh đạo xã Nậm Khắt kiểm tra lúa sau đợt mưa lũ kéo dài tháng 6/2017.
Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ kéo dài do địa hình đồi núi phức tạp, hệ thống suối, khe dày đặc… thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã có những giải pháp cụ thể, hiệu quả trong triển khai phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN). Trong đó, việc sớm tiến hành rà soát, di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng nặng trong vùng bão lũ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thiệt hại về người và của trên địa bàn.
Trước hết, phải kể đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải trong PCTT - TKCN. Cụ thể, bước vào đầu mùa mưa năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 895-QĐ/HU về việc phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phụ trách, theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn; UBND huyện đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/UBND và Quyết định số 458/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện, xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN và triển khai các biện pháp theo kế hoạch, phương án được phê chuẩn, phân công trực cho thành viên ban chỉ huy từ huyện đến cơ sở.
Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp thông tin tuyên truyền và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp; đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra công tác PCTT - TKCN tại toàn bộ 14/14 xã, thị trấn; chỉ đạo tổ chức thường trực 24/24 giờ trong thời gian cao điểm để nắm bắt thông tin và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện PCTT - TKCN theo phương châm “Bốn tại chỗ”…
Qua đôn đốc, kiểm tra, mùa mưa lũ năm 2017, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức di dời tạm thời 57 hộ dân trong vùng bão lũ, nguy cơ sạt lở đất… Tuy công tác chuẩn bị cho PCTT - TKCN được chuẩn bị khá tốt nhưng cũng không thể lường hết được hậu quả khủng khiếp của thiên tai. Đợt mưa lũ lớn vừa qua, huyện Mù Cang Chải có 1 người chết, 1 nhà bị hư hỏng hoàn toàn, 243 nhà bị hư hỏng nhẹ; diện tích hoa màu thiệt hại ước khoảng 140 triệu đồng; một số công trình thủy lợi bị hư hại; nhiều tuyến đường do huyện, xã quản lý bị sạt lở… Tổng thiệt hại trên địa bàn ước tính khoảng trên 7 tỷ đồng…
Điều đáng nói ở đây là, công tác khắc phục hậu quả thiên tai và các giải pháp của huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới, khi những đợt mưa lũ tiếp theo đang gần kề. Trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương ứng phó; cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; tập trung lực lượng giúp các hộ dân khắc phục thiệt hại do sạt lở đất; giúp di dời người và tài sản đến nơi an toàn, che chắn nhà cửa đề phòng các đợt mưa lũ tiếp theo…
Trong đó, việc tập trung tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ đã được huyện Mù Cang Chải chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nhằm kịp thời ứng cứu các địa bàn ảnh hưởng lớn trong thời gian mưa lũ.
Đặc biệt, toàn bộ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp huyện được phân công phụ trách các xã đều bám sát cơ sở, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện công tác PCTT - TKCN; chủ động chỉ đạo xây dựng các phương án phòng tránh lũ quét, lũ ống và sạt lở đất; thường xuyên tổ chức kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và nằm trong vùng lũ tràn qua để tiến hành cắm biển báo nguy hiểm; hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân củng cố, che chắn nhà cửa đề phòng gió lốc gây tốc mái; che chắn chuồng trại, không nuôi nhốt, thả gia súc, gia cầm tại các khu vực gần bờ suối, dòng chảy; chỉ đạo các cơ sở làm tốt công tác khơi thông dòng chảy đảm bảo lưu thông, tránh ngập úng cục bộ; duy trì lực lượng, phương tiện tại chỗ để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra mưa bão, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất…
Với phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và các phương án, kế hoạch cụ thể, sát thực tế như hiện nay, hy vọng trong các đợt mưa lũ sắp tới, huyện Mù Cang Chải sẽ hoàn toàn chiếm thế chủ động trước thiên tai, giảm tối đa thiệt hại về người và vật chất của nhân dân.
1573 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Việc sớm tiến hành rà soát, di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng nặng trong vùng bão lũ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thiệt hại về người và của trên địa bàn.Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt mưa lũ kéo dài do địa hình đồi núi phức tạp, hệ thống suối, khe dày đặc… thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã có những giải pháp cụ thể, hiệu quả trong triển khai phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN). Trong đó, việc sớm tiến hành rà soát, di dời tạm thời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng nặng trong vùng bão lũ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thiệt hại về người và của trên địa bàn.
Trước hết, phải kể đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải trong PCTT - TKCN. Cụ thể, bước vào đầu mùa mưa năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 895-QĐ/HU về việc phân công nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phụ trách, theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn; UBND huyện đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/UBND và Quyết định số 458/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện, xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN và triển khai các biện pháp theo kế hoạch, phương án được phê chuẩn, phân công trực cho thành viên ban chỉ huy từ huyện đến cơ sở.
Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp thông tin tuyên truyền và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp; đồng thời, thành lập các đoàn kiểm tra công tác PCTT - TKCN tại toàn bộ 14/14 xã, thị trấn; chỉ đạo tổ chức thường trực 24/24 giờ trong thời gian cao điểm để nắm bắt thông tin và đôn đốc, chỉ đạo thực hiện PCTT - TKCN theo phương châm “Bốn tại chỗ”…
Qua đôn đốc, kiểm tra, mùa mưa lũ năm 2017, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức di dời tạm thời 57 hộ dân trong vùng bão lũ, nguy cơ sạt lở đất… Tuy công tác chuẩn bị cho PCTT - TKCN được chuẩn bị khá tốt nhưng cũng không thể lường hết được hậu quả khủng khiếp của thiên tai. Đợt mưa lũ lớn vừa qua, huyện Mù Cang Chải có 1 người chết, 1 nhà bị hư hỏng hoàn toàn, 243 nhà bị hư hỏng nhẹ; diện tích hoa màu thiệt hại ước khoảng 140 triệu đồng; một số công trình thủy lợi bị hư hại; nhiều tuyến đường do huyện, xã quản lý bị sạt lở… Tổng thiệt hại trên địa bàn ước tính khoảng trên 7 tỷ đồng…
Điều đáng nói ở đây là, công tác khắc phục hậu quả thiên tai và các giải pháp của huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới, khi những đợt mưa lũ tiếp theo đang gần kề. Trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương ứng phó; cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra; tập trung lực lượng giúp các hộ dân khắc phục thiệt hại do sạt lở đất; giúp di dời người và tài sản đến nơi an toàn, che chắn nhà cửa đề phòng các đợt mưa lũ tiếp theo…
Trong đó, việc tập trung tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ đã được huyện Mù Cang Chải chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nhằm kịp thời ứng cứu các địa bàn ảnh hưởng lớn trong thời gian mưa lũ.
Đặc biệt, toàn bộ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp huyện được phân công phụ trách các xã đều bám sát cơ sở, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện công tác PCTT - TKCN; chủ động chỉ đạo xây dựng các phương án phòng tránh lũ quét, lũ ống và sạt lở đất; thường xuyên tổ chức kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và nằm trong vùng lũ tràn qua để tiến hành cắm biển báo nguy hiểm; hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân củng cố, che chắn nhà cửa đề phòng gió lốc gây tốc mái; che chắn chuồng trại, không nuôi nhốt, thả gia súc, gia cầm tại các khu vực gần bờ suối, dòng chảy; chỉ đạo các cơ sở làm tốt công tác khơi thông dòng chảy đảm bảo lưu thông, tránh ngập úng cục bộ; duy trì lực lượng, phương tiện tại chỗ để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra mưa bão, lũ quét, lũ ống và sạt lở đất…
Với phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và các phương án, kế hoạch cụ thể, sát thực tế như hiện nay, hy vọng trong các đợt mưa lũ sắp tới, huyện Mù Cang Chải sẽ hoàn toàn chiếm thế chủ động trước thiên tai, giảm tối đa thiệt hại về người và vật chất của nhân dân.