Với người Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hội Lồng tồng (hay còn gọi là lễ hội Cầu mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng, nhằm gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no, hạnh phúc.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
1. Nguồn gốc lễ hội Lồng tồng:
Lễ hội Lồng tồng (Lồng thồng, Lùng tùng…), hay còn gọi là Oóc tồng, nghĩa là xuống đồng (lồng là xuống, tồng là đồng). Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới; trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Lễ hội Lồng tồng là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn…
Cũng giống như các lễ hội khác, hội Lồng tồng của người Tày ở Kiên Thành được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Lồng tồng dân tộc Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Phần lễ: Với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành Hoàng bản thổ, thần núi, thần suối: núi Khau Raáo ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông; cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành Hoàng bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên sáu cỗ bánh, mỗi cỗ bánh gồm có sáu loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh chè lam, bánh nổ và một cây hoa 12 tầng, tượng trưng cho 12 tháng trong năm đơm hoa kết trái. Thân cây được làm bằng cây găng gai, những bông hoa làm bằng cây dâu, những vòng hoa tròn được cắm vào cành găng thành cành hoa. Mỗi đầu cành hoa được treo một quả khế, tượng trưng cho những hạt lúa mẩy nặng bông. Mỗi cỗ bánh kèm theo bảy mâm cỗ là những món ẩm thực được chế biến bằng thịt lợn, thịt gà và xôi nếp. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… rộn rã, làm bừng lên không khí nhộn nhịp của cả vùng.
Cùng với lễ cúng Thành Hoàng bản thổ là lễ cúng miếu bà Chúa. Theo truyền thuyết, có nàng công chúa Quỳnh Hoa vào bản Roòng Raáo và chứng kiến cảnh dân bản ở đây khổ quá, không có bát để ăn mà phải dùng lá rừng làm bát. Cảm thông với người dân, nàng quyết định quay lại triều đình để xin triều đình có giải pháp giúp dân lành. Trên đường đi, đến thác Rào Hạ, không may nàng bị nước lũ cuốn trôi; từ đó dân làng lập miếu thờ công chúa ngay trên bờ thác Rào Hạ, đặt tên là miếu Bà Chúa. Hàng năm, cứ vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân trong làng lại sắm lễ vật dâng cúng Bà Chúa để cảm ơn bà đã phù hộ cho dân làng. Tất cả mọi nghi lễ đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với Trời Đất, đối với người xưa.
Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già làng, trưởng bản cùng nhân dân các dân tộc xã Kiên Thành cùng nhau trình diễn màn đồng diễn sáu điệu dậm cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính, dậm ví (múa quạt), dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc.
Phần hội: Diễn ra sôi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng.
Lễ hội Lồng tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư, nguyện vọng người Tày với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban quản lý: Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.820.011.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Nguyễn Văn Kiên - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Số điện thoại: 02166.287.888.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3893.985. - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên - Số điện thoại: 0385.601.835; quy mô nhà nghỉ: 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc - Số điện thoại: 0974835333; quy mô nhà nghỉ: 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Việt Thanh: Khu phố 8, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0975.850.072
+ Nhà hàng Tuấn Phương: Khu phố 6, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0916.424.935.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách.
17505 lượt xem
Ban Biên tập
Với người Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hội Lồng tồng (hay còn gọi là lễ hội Cầu mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng Giêng, nhằm gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no, hạnh phúc.1. Nguồn gốc lễ hội Lồng tồng:
Lễ hội Lồng tồng (Lồng thồng, Lùng tùng…), hay còn gọi là Oóc tồng, nghĩa là xuống đồng (lồng là xuống, tồng là đồng). Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới; trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Lễ hội Lồng tồng là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn…
Cũng giống như các lễ hội khác, hội Lồng tồng của người Tày ở Kiên Thành được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Lồng tồng dân tộc Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức lễ hội: Xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Phần lễ hội:
Phần lễ: Với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành Hoàng bản thổ, thần núi, thần suối: núi Khau Raáo ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông; cầu cho mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành Hoàng bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên sáu cỗ bánh, mỗi cỗ bánh gồm có sáu loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh chè lam, bánh nổ và một cây hoa 12 tầng, tượng trưng cho 12 tháng trong năm đơm hoa kết trái. Thân cây được làm bằng cây găng gai, những bông hoa làm bằng cây dâu, những vòng hoa tròn được cắm vào cành găng thành cành hoa. Mỗi đầu cành hoa được treo một quả khế, tượng trưng cho những hạt lúa mẩy nặng bông. Mỗi cỗ bánh kèm theo bảy mâm cỗ là những món ẩm thực được chế biến bằng thịt lợn, thịt gà và xôi nếp. Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… rộn rã, làm bừng lên không khí nhộn nhịp của cả vùng.
Cùng với lễ cúng Thành Hoàng bản thổ là lễ cúng miếu bà Chúa. Theo truyền thuyết, có nàng công chúa Quỳnh Hoa vào bản Roòng Raáo và chứng kiến cảnh dân bản ở đây khổ quá, không có bát để ăn mà phải dùng lá rừng làm bát. Cảm thông với người dân, nàng quyết định quay lại triều đình để xin triều đình có giải pháp giúp dân lành. Trên đường đi, đến thác Rào Hạ, không may nàng bị nước lũ cuốn trôi; từ đó dân làng lập miếu thờ công chúa ngay trên bờ thác Rào Hạ, đặt tên là miếu Bà Chúa. Hàng năm, cứ vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân trong làng lại sắm lễ vật dâng cúng Bà Chúa để cảm ơn bà đã phù hộ cho dân làng. Tất cả mọi nghi lễ đều nói lên tấm lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với Trời Đất, đối với người xưa.
Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già làng, trưởng bản cùng nhân dân các dân tộc xã Kiên Thành cùng nhau trình diễn màn đồng diễn sáu điệu dậm cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính, dậm ví (múa quạt), dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc.
Phần hội: Diễn ra sôi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng.
Lễ hội Lồng tồng là nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư, nguyện vọng người Tày với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban quản lý: Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 02163.820.011.
- Liên hệ Đơn vị tổ chức lễ hội: Ông Nguyễn Văn Kiên - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Số điện thoại: 02166.287.888.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Số điện thoại: 0216.3893.985. - Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - Số điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên - Số điện thoại: 0385.601.835; quy mô nhà nghỉ: 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc - Số điện thoại: 0974835333; quy mô nhà nghỉ: 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Việt Thanh: Khu phố 8, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0975.850.072
+ Nhà hàng Tuấn Phương: Khu phố 6, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Số điện thoại: 0916.424.935.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách.
Các bài khác
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ Hội Lồng tồng, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (26/01/2018)
- Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2018)
- Lễ hội Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (15/01/2018)
- Lễ hội Đền Trạng, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/01/2018)
- Lễ hội Đền Nhược sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
- Lễ hội đình Cả Mường A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
Xem thêm »