Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, huyện Văn Yên tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.
Huyện Văn Yên đã hình thành vùng chuyên canh ngô trên đất hai vụ lúa với diện tích 1.000 ha.
Xã Yên Phú có thế mạnh sản xuất lúa, ngô hàng hóa. Địa phương đã đưa giống lúa thuần chất lượng cao Chiêm hương và giống ngô lai năng suất cao vào gieo trồng đồng thời tích cực ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đến nay, xã đã hình thành và thực hiện tốt vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất lúa Chiêm hương và ngô đông trên đất ruộng hai vụ lúa.
Đặc biệt, xã đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; kết hợp chỉ đạo thực hiện quy hoạch cánh đồng sản xuất lúa Chiêm hương chất lượng cao gắn với hợp tác sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tăng cường, khuyến khích đầu tư để tạo bước đột phá trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là thủy sản nước ngọt với việc tận dụng và sử dụng tốt diện tích mặt nước để nuôi cá. Hiện tại, xã đã thực hiện mô hình nuôi cá lồng tại thôn Khe Dứa với quy mô 14 lồng, chủ yếu là cá trắm cỏ.
Với việc phát huy thế mạnh sẵn có, mạnh dạn đổi mới tư duy, phương thức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh, giúp người dân làm quen với thị trường hàng hóa.
Đối với xã Đại Sơn, ngoài việc phát triển lâm nghiệp mà chủ lực là cây quế, địa phương đã tận dụng nguồn nước sẵn có từ các khe suối và diện tích mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Với phương châm tạo bước đột phá trong chăn nuôi thủy sản, địa phương khuyến khích người dân đầu tư đào ao thả cá, tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như cá rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá lăng, cá chiên…
Nhiều hộ chăn nuôi đã đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường, thực hiện nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt và phù hợp quy chuẩn an toàn thực phẩm. Các hộ dân cũng mạnh dạn và chủ động đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi. Đại Sơn hiện có 15 ha mặt nước được người dân đưa vào thâm canh nuôi cá với chủng loại đa dạng, trong đó có 5 ha đang cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm, Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng bền vững, xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất lớn, vận động nhân dân đầu tư thâm canh, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng.
Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng chuyên canh lúa với 1.000 ha thâm canh cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha. Song song, huyện đã hình thành vùng chuyên canh ngô diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa và vùng chuyên canh sắn công nghiệp diện tích trên 7.000 ha.
Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng đã mang lại những tín hiệu vui từ việc thực hiện tái cơ cấu. Những năm qua, Văn Yên tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Năm 2016, huyện triển khai một loạt các đề án trồng trọt, chăn nuôi theo quyết định của tỉnh và của huyện.
Cụ thể là Đề án Phát triển chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trâu, bò trở lên, đã hỗ trợ 20/20 cơ sở, kinh phí 200 triệu đồng. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện tạm ứng trên 1,6 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi quy mô 10 con trâu, bò/cơ sở, nay đã có 53 cơ sở được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện tiến hành hỗ trợ cải tạo ruộng kém hiệu quả thành ao nuôi cá, trồng tre măng Bát độ, hỗ trợ các hộ gia đình tham gia trồng mới quế với diện tích từ 0,5 ha trở lên, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp... theo các đề án.
Ông Doãn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Văn Yên đã có nhiều giải pháp tạo đột phá mới theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, giống phù hợp gắn với những giải pháp phát triển sản xuất để cải thiện sinh kế cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp; tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức”.
1174 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết chuyên đề số 06-NQ/HU, ngày 20/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên về phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, huyện Văn Yên tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi gắn với phát huy lợi thế của từng địa phương.Xã Yên Phú có thế mạnh sản xuất lúa, ngô hàng hóa. Địa phương đã đưa giống lúa thuần chất lượng cao Chiêm hương và giống ngô lai năng suất cao vào gieo trồng đồng thời tích cực ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đến nay, xã đã hình thành và thực hiện tốt vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất lúa Chiêm hương và ngô đông trên đất ruộng hai vụ lúa.
Đặc biệt, xã đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; kết hợp chỉ đạo thực hiện quy hoạch cánh đồng sản xuất lúa Chiêm hương chất lượng cao gắn với hợp tác sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tăng cường, khuyến khích đầu tư để tạo bước đột phá trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là thủy sản nước ngọt với việc tận dụng và sử dụng tốt diện tích mặt nước để nuôi cá. Hiện tại, xã đã thực hiện mô hình nuôi cá lồng tại thôn Khe Dứa với quy mô 14 lồng, chủ yếu là cá trắm cỏ.
Với việc phát huy thế mạnh sẵn có, mạnh dạn đổi mới tư duy, phương thức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước hình thành vùng sản xuất chuyên canh, giúp người dân làm quen với thị trường hàng hóa.
Đối với xã Đại Sơn, ngoài việc phát triển lâm nghiệp mà chủ lực là cây quế, địa phương đã tận dụng nguồn nước sẵn có từ các khe suối và diện tích mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Với phương châm tạo bước đột phá trong chăn nuôi thủy sản, địa phương khuyến khích người dân đầu tư đào ao thả cá, tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như cá rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá lăng, cá chiên…
Nhiều hộ chăn nuôi đã đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường, thực hiện nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt và phù hợp quy chuẩn an toàn thực phẩm. Các hộ dân cũng mạnh dạn và chủ động đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi. Đại Sơn hiện có 15 ha mặt nước được người dân đưa vào thâm canh nuôi cá với chủng loại đa dạng, trong đó có 5 ha đang cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Với phương châm sản xuất tập trung, khai thác lợi thế từng vùng, nhất là có sự liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong sản xuất, mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm, Văn Yên đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo định hướng bền vững, xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất lớn, vận động nhân dân đầu tư thâm canh, lựa chọn cây, con giống phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng.
Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng chuyên canh lúa với 1.000 ha thâm canh cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha. Song song, huyện đã hình thành vùng chuyên canh ngô diện tích gần 6.000 ha/năm, trong đó có 1.000 ha ngô đông trên đất hai vụ lúa và vùng chuyên canh sắn công nghiệp diện tích trên 7.000 ha.
Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng đã mang lại những tín hiệu vui từ việc thực hiện tái cơ cấu. Những năm qua, Văn Yên tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng chăn nuôi gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Năm 2016, huyện triển khai một loạt các đề án trồng trọt, chăn nuôi theo quyết định của tỉnh và của huyện.
Cụ thể là Đề án Phát triển chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trâu, bò trở lên, đã hỗ trợ 20/20 cơ sở, kinh phí 200 triệu đồng. Ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện tạm ứng trên 1,6 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi quy mô 10 con trâu, bò/cơ sở, nay đã có 53 cơ sở được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện tiến hành hỗ trợ cải tạo ruộng kém hiệu quả thành ao nuôi cá, trồng tre măng Bát độ, hỗ trợ các hộ gia đình tham gia trồng mới quế với diện tích từ 0,5 ha trở lên, hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp... theo các đề án.
Ông Doãn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Văn Yên đã có nhiều giải pháp tạo đột phá mới theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thời vụ, giống phù hợp gắn với những giải pháp phát triển sản xuất để cải thiện sinh kế cho nhân dân. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào phát triển nông nghiệp; tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức”.