Các ngành đường thủy, hàng hải, đường sắt, đường bộ, hàng không đồng loạt rà soát cắt giảm tối đa thủ tục hành chính.
Ngành hàng không đã rà soát và đề xuất cắt giảm 53/78 điều kiện, tương đương 67,95%.
Cắt giảm ngay những thủ tục hành chính không cần thiết
Ngày 12/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.
Mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: "5 - 6 năm qua, Bộ GTVT luôn đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xếp hạng cao trong các bộ, ngành. Tuy nhiên, rà soát, cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh là việc phải làm thường xuyên liên tục. Giảm rồi, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để giảm nữa, mục tiêu là tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp”.
Cũng theo Bộ trưởng, cải cách TTHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 01/2018 của Chính phủ nêu rõ phải tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh. Nhiệm vụ của Bộ GTVT là phải thực hiện nghiêm chỉ đạo này. Chúng ta đã quyết liệt, cố gắng nhiều rồi, nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, cần tập trung, quyết tâm hơn nữa.
"Yêu cầu của Chính phủ là cái gì thật cần mới quản, không thì cắt giảm. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất”, Bộ trưởng nói.
Với công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng lưu ý, đây là giải pháp quan trọng để thông quan nhanh hơn, giảm tải cho cửa khẩu, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Các cơ quan đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu xem có thủ tục nào cắt giảm được không? Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng rất tốt nhưng cắt giảm còn tốt hơn nhiều.
Với việc rà soát điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng chỉ đạo, quy định nào bất hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp (DN), phải lập tức bãi bỏ.
Kiểm soát TTHC ngay từ khâu xây dựng văn bản QPPL
Trước đó, báo cáo Bộ trưởng, Chánh văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho biết, trong 5 năm qua, TTHC trong lĩnh vực GTVT đã được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện rà soát và đơn giản hóa 443 TTHC. Hiện nay, Bộ GTVT đang thực hiện cấp 250 loại giấy phép (tương đương 489 TTHC, gồm: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại, gia hạn…).
"Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, việc kiểm soát TTHC được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chặt chẽ trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), từ khâu cho ý kiến, thẩm định đến khâu rà soát lần cuối trước khi ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành. Do đó, hạn chế được việc phát sinh các TTHC không cần thiết, cắt giảm, đơn giản hóa được các TTHC không phù hợp”, ông Đức nói.
"Trong hai năm 2014-2015, Bộ đã chủ động rà soát và ban hành Quyết định số 1570/2015 phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực GTVT, trong đó cắt giảm 79 TTHC và đơn giản hóa 228 TTHC”, ông Đức thông tin thêm.
Cũng theo ông Đức, Bộ GTVT đã tích cực đơn giản hóa TTHC, cụ thể là thí điểm việc cắt giảm một số giấy tờ xuất trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu khi làm thủ tục, đặc biệt tại các cảng, bến du lịch như Hạ Long; Tăng khả năng tiếp cận TTHC cho người dân, DN như nâng cấp mức độ dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, 4 đối với các TTHC, thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC qua bưu điện. Hiện nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ là 246/501 TTHC, đứng đầu các bộ, ngành…
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trịnh Thị Hằng Nga cho biết, về điều kiện kinh doanh, hiện có 570 điều kiện mà người dân, doanh nghiệp cần phải đáp ứng để gia nhập thị trường đối với ngành nghề kinh doanh do Bộ GTVT quản lý. "Chúng tôi sẽ rà soát, để cắt bỏ các điều kiện gây khó khăn cho DN trong quá trình gia nhập thị trường như các điều kiện về quy mô, vốn tối thiểu, các quy định can thiệp sâu vào tổ chức hoạt động của doanh nghiệp”, bà Nga nói.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, hàng không đã rà soát và đề xuất cắt giảm 53/78 điều kiện (tương đương 67,95%). Theo thông tin của Báo Giao thông, trong đề xuất lần này của Cục Hàng không Việt Nam, có nhiều điều kiện mà theo các chuyên gia, nếu cắt giảm được sẽ thuận lợi cho DN. Điển hình như điều kiện "có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 5 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh” trong kinh doanh vận tải hàng không, vì đây là vấn đề quản lý hoạt động của DN, nên để DN tự chủ.
Trong lĩnh vực đường bộ, theo tìm hiểu của PV, có tới hơn 66% điều kiện đang được đề nghị cắt giảm để "thông thoáng” cho DN hoạt động như điều kiện "phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh”; "lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề”... trong kinh doanh vận tải đường bộ hay điều kiện "Phải có số xe tối thiểu 10 xe hoặc 50 xe tùy theo loại đô thị hoạt động” trong kinh doanh taxi...
1005 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Các ngành đường thủy, hàng hải, đường sắt, đường bộ, hàng không đồng loạt rà soát cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Cắt giảm ngay những thủ tục hành chính không cần thiết
Ngày 12/3, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp về rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh.
Mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: "5 - 6 năm qua, Bộ GTVT luôn đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xếp hạng cao trong các bộ, ngành. Tuy nhiên, rà soát, cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh là việc phải làm thường xuyên liên tục. Giảm rồi, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để giảm nữa, mục tiêu là tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp”.
Cũng theo Bộ trưởng, cải cách TTHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 01/2018 của Chính phủ nêu rõ phải tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh. Nhiệm vụ của Bộ GTVT là phải thực hiện nghiêm chỉ đạo này. Chúng ta đã quyết liệt, cố gắng nhiều rồi, nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, cần tập trung, quyết tâm hơn nữa.
"Yêu cầu của Chính phủ là cái gì thật cần mới quản, không thì cắt giảm. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất”, Bộ trưởng nói.
Với công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng lưu ý, đây là giải pháp quan trọng để thông quan nhanh hơn, giảm tải cho cửa khẩu, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Các cơ quan đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu xem có thủ tục nào cắt giảm được không? Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng rất tốt nhưng cắt giảm còn tốt hơn nhiều.
Với việc rà soát điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng chỉ đạo, quy định nào bất hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp (DN), phải lập tức bãi bỏ.
Kiểm soát TTHC ngay từ khâu xây dựng văn bản QPPL
Trước đó, báo cáo Bộ trưởng, Chánh văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho biết, trong 5 năm qua, TTHC trong lĩnh vực GTVT đã được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện rà soát và đơn giản hóa 443 TTHC. Hiện nay, Bộ GTVT đang thực hiện cấp 250 loại giấy phép (tương đương 489 TTHC, gồm: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại, gia hạn…).
"Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, việc kiểm soát TTHC được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chặt chẽ trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), từ khâu cho ý kiến, thẩm định đến khâu rà soát lần cuối trước khi ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành. Do đó, hạn chế được việc phát sinh các TTHC không cần thiết, cắt giảm, đơn giản hóa được các TTHC không phù hợp”, ông Đức nói.
"Trong hai năm 2014-2015, Bộ đã chủ động rà soát và ban hành Quyết định số 1570/2015 phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực GTVT, trong đó cắt giảm 79 TTHC và đơn giản hóa 228 TTHC”, ông Đức thông tin thêm.
Cũng theo ông Đức, Bộ GTVT đã tích cực đơn giản hóa TTHC, cụ thể là thí điểm việc cắt giảm một số giấy tờ xuất trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu khi làm thủ tục, đặc biệt tại các cảng, bến du lịch như Hạ Long; Tăng khả năng tiếp cận TTHC cho người dân, DN như nâng cấp mức độ dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, 4 đối với các TTHC, thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC qua bưu điện. Hiện nay, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ là 246/501 TTHC, đứng đầu các bộ, ngành…
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trịnh Thị Hằng Nga cho biết, về điều kiện kinh doanh, hiện có 570 điều kiện mà người dân, doanh nghiệp cần phải đáp ứng để gia nhập thị trường đối với ngành nghề kinh doanh do Bộ GTVT quản lý. "Chúng tôi sẽ rà soát, để cắt bỏ các điều kiện gây khó khăn cho DN trong quá trình gia nhập thị trường như các điều kiện về quy mô, vốn tối thiểu, các quy định can thiệp sâu vào tổ chức hoạt động của doanh nghiệp”, bà Nga nói.
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, hàng không đã rà soát và đề xuất cắt giảm 53/78 điều kiện (tương đương 67,95%). Theo thông tin của Báo Giao thông, trong đề xuất lần này của Cục Hàng không Việt Nam, có nhiều điều kiện mà theo các chuyên gia, nếu cắt giảm được sẽ thuận lợi cho DN. Điển hình như điều kiện "có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 5 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh” trong kinh doanh vận tải hàng không, vì đây là vấn đề quản lý hoạt động của DN, nên để DN tự chủ.
Trong lĩnh vực đường bộ, theo tìm hiểu của PV, có tới hơn 66% điều kiện đang được đề nghị cắt giảm để "thông thoáng” cho DN hoạt động như điều kiện "phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh”; "lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề”... trong kinh doanh vận tải đường bộ hay điều kiện "Phải có số xe tối thiểu 10 xe hoặc 50 xe tùy theo loại đô thị hoạt động” trong kinh doanh taxi...