CTTĐT - Đình Ba Chãng thuộc xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đánh dấu mốc lịch sử về thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Âm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình ngày nay).
Lãnh đạo huyện Yên Bình trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho xã Phúc An
1. Nguồn gốc Lễ hội và hiện trạng Đình:
Theo các nguồn tài liệu, sử sách, đặc biệt kết quả khảo sát của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển du lịch, đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Còn di tích đền, chùa thác Ô Đồ có niên đại thời Trần - Lê (thế kỷ XIV - XVI). Đình Ba Chãng có cấu trúc chữ Nhất gồm ba gian, mái lợp cọ, không có tường, phía đầu hồi có ba ban thờ riêng được ghép bằng ván gỗ thành hình hộp, trong mỗi ban thờ có một bát nhang và một số hình chim, người… cắt bằng giấy màu đỏ, xanh, trắng, không có tượng tranh thờ. Đình được xây dựng đánh dấu mốc lịch sử về thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), đồng thời gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình quay về hướng chính Tây, lưng tựa vào đèo Nu, phía trước là điểm hợp thủy của ba dòng suối: Bồ Kết, Khúi Lực và Cây Quýt, tạo cho đình địa thế linh thiêng và hòa quyện với thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đình Ba Chãng của người Cao Lan, xã Phúc An được dựng để thờ cúng Thành Hoàng (Phúc Thần) - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng, Thổ công (Thổ địa, ông địa), Thần Nông, thần núi Cao Sơn đại vương, thần sông... Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, cầu mong các thần che chở, phù hộ cho người an, vật thịnh, cho bản làng bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
2. Phong tục Llễ hội: Lễ hội chính ở đình Ba Chãng được tổ chức hàng năm vào mùa xuân, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, tiết trời ấm áp. Ngoài sự uy nghiêm của các nghi lễ tế các vị thần thánh trong đình là những trò chơi, diễn xướng dân gian mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
- Lễ khai xuân (ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch): Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch, đình Ba Chãng tổ chức lễ khai xuân. Mặc dù với kiến trúc không đồ sộ như các di tích đình làng ở một số địa phương khác, nhưng đình làng Ba Chãng có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc cư trú nơi đây. Vào ngày mùng 2 tháng Giêng, ông trùm (người được dân làng tin tưởng, giao cho phục vụ công tác thờ cúng tại Đình) cùng với các cụ cao tuổi trong làng ra Đình từ rất sớm để bao sái đồ thờ tự, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong Đình. Theo tục lệ, ông trùm phải chuẩn bị hai mâm lễ nhỏ gồm mâm lễ chay và mâm lễ tạp. Lễ chay gồm có một mâm ngũ quả, xôi nếp và chè...; lễ mặn có gà trống luộc nguyên con để nguyên nội tạng và một mâm xôi nếp cùng rượu trắng. Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, ông trùm thắp hương, thay mặt cho dân làng cung thỉnh với Thành Hoàng và các vị thần, làm thủ tục xin âm dương để xin phép các vị cho dân làng được mở lễ hội theo lệ hàng năm.
Theo tục lệ, đến khoảng 8 giờ sáng, bà con dân làng chuẩn bị các mâm cỗ tại gia, khẩn cầu xin phép tổ tiên rồi từng hộ gánh lễ đi nối tiếp nhau ra Đình. Các lễ vật tùy theo điều kiện từng gia đình gồm gà, xôi, thịt, rượu... Đa phần các mâm lễ vào dịp khai xuân thường là những mâm lễ to, có đủ lễ chay và lễ tạp.
Sau khi dân làng gánh lễ ra Đình, các mâm lễ được ông trùm tập hợp và chọn lựa dâng lên các ban thờ. Trang phục của ông trùm và ban tế lễ được mặc theo trang phục truyền thống, đầu đội khăn, mặc áo chàm... Sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, ông trùm đại diện cho dân làng bắt đầu thực hiện nghi thức tế lễ. Bài cúng bằng chữ nôm được ông trùm dịch và khấn theo tiếng địa phương mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, không xẩy ra thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến dân làng; mọi gia đình gặp may mắn, an lành, mạnh khỏe...
Phần hội đình Ba Chãng được tổ chức công phu và mang tính cộng đồng cao, gồm những trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, bắn nỏ…, thu hút được sự tham gia của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Hội ném còn: Khi đã hoàn tất phần lễ, mọi người tập trung rất đông xung quanh cây còn được dựng lên từ trước. Tham gia trò chơi này chủ yếu là các nam thanh, nữ tú. Khi ông trùm cầm 12 quả còn (con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm) đã được chuẩn bị từ trước, tung cao vào giữa đám đông thanh niên đang đứng tập trung ở trước sân đình, cũng là lúc trò chơi ném còn bắt đầu diễn ra. Ngoài hội thị ném còn, tại Đình diễn ra các hội thi dân gian khác thu hút được nhiều người tham gia như kéo co, đẩy gậy, tát yến, bắn nỏ, cờ tướng... và đặc biệt là hội thi hát dân ca. Hát dân ca là môn nghệ thuật dân gian độc đáo của các dân tộc nơi đây. Nội dung thi hát dân chủ yếu là hát Sình ca của dân tộc Cao Lan (tình ca nam nữ giao duyên) thu hút được nhiều tốp nam thanh nữ tú hơn cả.
- Lễ gieo trồng ngũ cốc, vạn vật (ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch): Lễ gieo trồng ngũ cốc, vạn vật ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch được chuẩn bị khá công phu. Các lễ vật tế lễ được trích từ quỹ làng, bao gồm một con lợn đực, hai con gà, xôi, rượu... Lợn được mổ và để nguyên con dâng lên thần Thành Hoàng; gà được dâng lên ban Thần Nông và thần Thổ công cùng xôi và rượu.
- Lễ cúng Thần Nông (lễ tạ mùa tháng 8 âm lịch): Lễ cúng Thần Nông diễn ra vào tháng 8 âm lịch. Ngày cúng Thần Nông được ông trùm xem và ấn định rồi thông báo cho toàn dân làng để chuẩn bị cho công tác tế lễ. Lễ vật bao gồm, mỗi hộ gia đình chuẩn bị một con gà đã được chế biến chín và để nguyên con, lúa mới, xôi, rượu... Nếu gia đình nào không có gà thì phải mang thịt lợn thay thế với trọng lượng tương đương. Khi công tác chuẩn bị đã xong, các lễ vật được ông trùm dâng lên các ban thờ và bắt đầu tế lễ. Bài khấn được ông trùm dịch từ cuốn sách cổ chữ nôm mang ý nghĩa cảm tạ các vị thần che chở, bảo vệ, phù hộ cho địa phương đạt mùa màng bội thu, lúa trĩu đầy đồng, gia súc, gia cầm không dịch bệnh... Nay kính dâng cơm mới và những sản vật do chính tay người dân làm ra lên các đấng tối cao để chứng kiến cho lòng thành tâm của dân làng.
Lễ hội đình Ba Chãng không chỉ là nét đẹp mang bản sắc riêng trong đời sống văn hóa của người dân Phúc An mà qua các dịp lễ hội, tình đoàn kết toàn dân, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư và thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu với các bậc tiền bối đã có công khai ấp, dựng làng.
4. Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh: Quyết định số 3653/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công nhận đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức Lễ hội: Ông Trần Tiến Thơm - Chủ tịch UBND xã Phúc An - Trưởng ban; Số ĐT 0978.310.073; ông Nguyễn Công Hà - Phó chủ tịch UBND xã - Phó ban ; Số ĐT 0355.687.490.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Đặng Văn Thành, thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (gần thác Ô Đồ); SĐT: 0985.160.782.
+ Nhà nghỉ homestay: Tướng Văn Thành, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; SĐT: 0982.853.295.
+ Nhà nghỉ homestay: Bàn Văn Nghị, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Nhà nghỉ homestay: Tướng Văn Tài, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Dịch vụ ăn uống:
+ Quán ăn: Hưng Hồng, thôn Đồng Tanh, xã Phúc An. SĐT: 0977.902.002 - 0913.102.330.
+ Quán ăn: Lễ Huệ, thôn Đồng Tanh, xã Phúc An. SĐT: 0986.711.726.
- Đường đến di tích đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình bằng đường bộ và đường thủy đều thuận tiện.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI:
Phần thi giã bánh giày tại Lễ hội
Phần thi gói bánh nẳng tại Lễ hội
3583 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đình Ba Chãng thuộc xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đánh dấu mốc lịch sử về thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Âm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình ngày nay). 1. Nguồn gốc Lễ hội và hiện trạng Đình:
Theo các nguồn tài liệu, sử sách, đặc biệt kết quả khảo sát của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển du lịch, đình Ba Chãng được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Còn di tích đền, chùa thác Ô Đồ có niên đại thời Trần - Lê (thế kỷ XIV - XVI). Đình Ba Chãng có cấu trúc chữ Nhất gồm ba gian, mái lợp cọ, không có tường, phía đầu hồi có ba ban thờ riêng được ghép bằng ván gỗ thành hình hộp, trong mỗi ban thờ có một bát nhang và một số hình chim, người… cắt bằng giấy màu đỏ, xanh, trắng, không có tượng tranh thờ. Đình được xây dựng đánh dấu mốc lịch sử về thời gian di cư của người Cao Lan từ huyện Sơn Dương đến lập làng Ba Chãng, làng Khuôn Đát, xã Vô Tha, tổng Ẩm Phúc, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay là xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), đồng thời gắn với lịch sử xây dựng và phát triển hàng trăm năm của vùng đất Phúc An xưa và nay. Đình quay về hướng chính Tây, lưng tựa vào đèo Nu, phía trước là điểm hợp thủy của ba dòng suối: Bồ Kết, Khúi Lực và Cây Quýt, tạo cho đình địa thế linh thiêng và hòa quyện với thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Đình Ba Chãng của người Cao Lan, xã Phúc An được dựng để thờ cúng Thành Hoàng (Phúc Thần) - người có công đưa dân Cao Lan đến lập làng Ba Chãng, Thổ công (Thổ địa, ông địa), Thần Nông, thần núi Cao Sơn đại vương, thần sông... Ngoài ra, trong đình còn thờ công chúa Quỳnh Hoa, Quế Hoa, cầu mong các thần che chở, phù hộ cho người an, vật thịnh, cho bản làng bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
2. Phong tục Llễ hội: Lễ hội chính ở đình Ba Chãng được tổ chức hàng năm vào mùa xuân, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, tiết trời ấm áp. Ngoài sự uy nghiêm của các nghi lễ tế các vị thần thánh trong đình là những trò chơi, diễn xướng dân gian mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
- Lễ khai xuân (ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch): Hàng năm cứ vào ngày mùng 2 tháng Giêng âm lịch, đình Ba Chãng tổ chức lễ khai xuân. Mặc dù với kiến trúc không đồ sộ như các di tích đình làng ở một số địa phương khác, nhưng đình làng Ba Chãng có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc cư trú nơi đây. Vào ngày mùng 2 tháng Giêng, ông trùm (người được dân làng tin tưởng, giao cho phục vụ công tác thờ cúng tại Đình) cùng với các cụ cao tuổi trong làng ra Đình từ rất sớm để bao sái đồ thờ tự, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong Đình. Theo tục lệ, ông trùm phải chuẩn bị hai mâm lễ nhỏ gồm mâm lễ chay và mâm lễ tạp. Lễ chay gồm có một mâm ngũ quả, xôi nếp và chè...; lễ mặn có gà trống luộc nguyên con để nguyên nội tạng và một mâm xôi nếp cùng rượu trắng. Khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, ông trùm thắp hương, thay mặt cho dân làng cung thỉnh với Thành Hoàng và các vị thần, làm thủ tục xin âm dương để xin phép các vị cho dân làng được mở lễ hội theo lệ hàng năm.
Theo tục lệ, đến khoảng 8 giờ sáng, bà con dân làng chuẩn bị các mâm cỗ tại gia, khẩn cầu xin phép tổ tiên rồi từng hộ gánh lễ đi nối tiếp nhau ra Đình. Các lễ vật tùy theo điều kiện từng gia đình gồm gà, xôi, thịt, rượu... Đa phần các mâm lễ vào dịp khai xuân thường là những mâm lễ to, có đủ lễ chay và lễ tạp.
Sau khi dân làng gánh lễ ra Đình, các mâm lễ được ông trùm tập hợp và chọn lựa dâng lên các ban thờ. Trang phục của ông trùm và ban tế lễ được mặc theo trang phục truyền thống, đầu đội khăn, mặc áo chàm... Sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, ông trùm đại diện cho dân làng bắt đầu thực hiện nghi thức tế lễ. Bài cúng bằng chữ nôm được ông trùm dịch và khấn theo tiếng địa phương mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, không xẩy ra thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến dân làng; mọi gia đình gặp may mắn, an lành, mạnh khỏe...
Phần hội đình Ba Chãng được tổ chức công phu và mang tính cộng đồng cao, gồm những trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, bắn nỏ…, thu hút được sự tham gia của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
Hội ném còn: Khi đã hoàn tất phần lễ, mọi người tập trung rất đông xung quanh cây còn được dựng lên từ trước. Tham gia trò chơi này chủ yếu là các nam thanh, nữ tú. Khi ông trùm cầm 12 quả còn (con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm) đã được chuẩn bị từ trước, tung cao vào giữa đám đông thanh niên đang đứng tập trung ở trước sân đình, cũng là lúc trò chơi ném còn bắt đầu diễn ra. Ngoài hội thị ném còn, tại Đình diễn ra các hội thi dân gian khác thu hút được nhiều người tham gia như kéo co, đẩy gậy, tát yến, bắn nỏ, cờ tướng... và đặc biệt là hội thi hát dân ca. Hát dân ca là môn nghệ thuật dân gian độc đáo của các dân tộc nơi đây. Nội dung thi hát dân chủ yếu là hát Sình ca của dân tộc Cao Lan (tình ca nam nữ giao duyên) thu hút được nhiều tốp nam thanh nữ tú hơn cả.
- Lễ gieo trồng ngũ cốc, vạn vật (ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch): Lễ gieo trồng ngũ cốc, vạn vật ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch được chuẩn bị khá công phu. Các lễ vật tế lễ được trích từ quỹ làng, bao gồm một con lợn đực, hai con gà, xôi, rượu... Lợn được mổ và để nguyên con dâng lên thần Thành Hoàng; gà được dâng lên ban Thần Nông và thần Thổ công cùng xôi và rượu.
- Lễ cúng Thần Nông (lễ tạ mùa tháng 8 âm lịch): Lễ cúng Thần Nông diễn ra vào tháng 8 âm lịch. Ngày cúng Thần Nông được ông trùm xem và ấn định rồi thông báo cho toàn dân làng để chuẩn bị cho công tác tế lễ. Lễ vật bao gồm, mỗi hộ gia đình chuẩn bị một con gà đã được chế biến chín và để nguyên con, lúa mới, xôi, rượu... Nếu gia đình nào không có gà thì phải mang thịt lợn thay thế với trọng lượng tương đương. Khi công tác chuẩn bị đã xong, các lễ vật được ông trùm dâng lên các ban thờ và bắt đầu tế lễ. Bài khấn được ông trùm dịch từ cuốn sách cổ chữ nôm mang ý nghĩa cảm tạ các vị thần che chở, bảo vệ, phù hộ cho địa phương đạt mùa màng bội thu, lúa trĩu đầy đồng, gia súc, gia cầm không dịch bệnh... Nay kính dâng cơm mới và những sản vật do chính tay người dân làm ra lên các đấng tối cao để chứng kiến cho lòng thành tâm của dân làng.
Lễ hội đình Ba Chãng không chỉ là nét đẹp mang bản sắc riêng trong đời sống văn hóa của người dân Phúc An mà qua các dịp lễ hội, tình đoàn kết toàn dân, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư và thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu với các bậc tiền bối đã có công khai ấp, dựng làng.
4. Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh: Quyết định số 3653/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công nhận đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Thông tin liên hệ:
- Liên hệ Ban tổ chức Lễ hội: Ông Trần Tiến Thơm - Chủ tịch UBND xã Phúc An - Trưởng ban; Số ĐT 0978.310.073; ông Nguyễn Công Hà - Phó chủ tịch UBND xã - Phó ban ; Số ĐT 0355.687.490.
- Cơ sở lưu trú:
+ Nhà nghỉ Đặng Văn Thành, thôn Đồng Tha, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (gần thác Ô Đồ); SĐT: 0985.160.782.
+ Nhà nghỉ homestay: Tướng Văn Thành, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; SĐT: 0982.853.295.
+ Nhà nghỉ homestay: Bàn Văn Nghị, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Nhà nghỉ homestay: Tướng Văn Tài, thôn Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Dịch vụ ăn uống:
+ Quán ăn: Hưng Hồng, thôn Đồng Tanh, xã Phúc An. SĐT: 0977.902.002 - 0913.102.330.
+ Quán ăn: Lễ Huệ, thôn Đồng Tanh, xã Phúc An. SĐT: 0986.711.726.
- Đường đến di tích đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình bằng đường bộ và đường thủy đều thuận tiện.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI:
Phần thi giã bánh giày tại Lễ hội
Phần thi gói bánh nẳng tại Lễ hội
Các bài khác
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ Hội Lồng tồng, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (26/01/2018)
- Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2018)
- Lễ hội Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (15/01/2018)
- Lễ hội Đền Trạng, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (11/01/2018)
- Lễ hội Đền Nhược sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
- Lễ hội đình Cả Mường A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (09/01/2018)
Xem thêm »