Dân tộc Thái sản sinh và nuôi dưỡng những bản tình ca quen biết, từng làm say đắm bao nhiêu thế hệ người đọc, người nghe. Đó là Xống chụ xon xao, là Khun Lú Nàng ủa. Đó là Tản chụ xiết xương, là Tản chụ xống xương (lời tâm tình tiếc thương) - một trong những bản tình ca bất hủ ấy.
Thiếu nữ Thái Mường Lò
Dân tộc Thái sản sinh và nuôi dưỡng những bản tình ca quen biết, từng làm say đắm bao nhiêu thế hệ người đọc, người nghe.
Truyện được kể bằng lời hát, không có kịch tính, ít nhân vật. Ở đây là những lời than thở với người mình yêu, dang dở không nên vợ nên chồng của chàng trai. Tuy vậy, qua bao đời nay, Tản chụ xống xương vẫn đầy ắp sự hấp dẫn với đủ lứa tuổi người Thái, nhất là lứa tuổi thanh niên đang bước vào ngưỡng cửa tình yêu.
Truyện được chàng trai kể: thuở ấy, chàng yêu say đắm nàng (cô gái đẹp của bản). Họ bất chấp mọi ngăn cách:
… Thuở ấy, đôi ta thường bên nhau
Đường dài đâu đến dặm
Đường thăm em, núi ngăn anh không sờn
Xa cách ngày gọi là chân thang
Đường ngăn rừng rậm gọi là vườn mía…
Trong con mắt của người đang yêu thì “Sông Hồng coi là ao bèo”, “Sông Đà coi là ao ấu”. Chả thế họ cùng nhau giao duyên trên sàn Hạn Khuống dưới đêm trăng, tung trái còn ngày hội Lồng tồng, quên thời gian, mặc sương sa thấm áo, ướt khăn. Cứ ngỡ không có thế lực nào ngăn cản được hạnh phúc của họ. Tình mặn mà, như thể:
Muối yêu quả chua,
Thuyền yêu dòng nước…
và: Sắp thành vợ chồng cùng chung gian phòng,
Sắp thành rể lấy em chung mường
Sắp có em, mặt tươi vái rượu
Sắp có em, chải tóc mượt trong buồng…
Nhưng rồi, mọi hy vọng, mọi mơ ước trở nên xa vời. Xã hội cũ đầy bất công, vùi dập, đâu có được hạnh phúc như chàng trai kia tưởng tượng. Nàng, cô gái đẹp của chàng, chỉ phút chốc cả tin mà quên lời hẹn ước. Nàng nghe theo sự ép gả của mẹ cha, đi làm dâu nhà giàu lại quyền quý nọ.
Tản chụ xống xương không kể rõ việc cô gái tham vàng bỏ ngãi, lý do ép buộc, gả bán trong gia đình cô gái với người giàu, có thế lực trong bản. Những éo le tình duyên, hôn phối âu cũng là bình thường, cũng là thường tình không phải chuyện hiếm thời đó. Cái đáng nói là sự thất tình hiện ra rõ nét ở đây, trở thành thiên tình sử bất hủ:
… Muốn lấy rơm, lại vàng úa theo cỏ
Muốn nhờ vả khăn lụa, lại rơi vào bụi cuốn
Tin cây tre tròn, mà dóng giữa lại dập
Tin em ngọc ngà, mà lại đã có duyên đôi…
Không gì đau buồn hơn người yêu mình đã thành gái có chồng. Ví như “dứa lìa cuống”. Con đường đến nhà bạn tình giờ thành rừng rậm, đất lấp đầy lối đi. Phải chăng con đường ấy ám chỉ trở lực án ngữ chàng trai:
… Không ngờ em gian dối theo tình rủ rê
Không ngờ nét mặt tươi đưa lời mật ngọt…
Trách cô gái rồi lại tự trách mình. Trách ai thì cũng muộn rồi. Mọi thứ chỉ còn trong kỷ niệm. Càng đào bới lên càng đau đớn, tưởng như mới hôm qua:
… Tấm khăn lụa còn phơi chưa cất
Câu trêu cợt còn chưa hết lời…
Và:
… Em búi tóc ngược, anh còn nhớ lời trao duyên
Nhớ em hồi chơi Khuống
Tay cầm tay thủ thỉ
Hơi quyến luyến, thân áp thân mồ hôi chảy,
chảy xuống muôn vàn áo còn lau…
Biết chẳng còn gì, chàng trai trong Tản chụ xống xương chỉ còn ước mong gặp nhau ở một cảnh ngộ khác: cảnh ngộ mong manh, khó mà có:
… Chồng em chết, em hóa thành góa bụa
Em góa bụa hay bỏ chồng, em sẽ hỏi thăm anh…
Chôn chặt mối tình mà vẫn còn hy vọng, cái chết sẽ là giải pháp để cho chàng tiếp tục sống trong day dứt, chờ đợi, tiếc thương.
Tản chụ xống xương là một thiên tình sử trong xã hội phong kiến đầy bất công. Bao oan trái đổ lên số phận con người. Người con trai trong chuyện không đủ can đảm đứng dậy đấu tranh, cũng như vậy, cô gái kia sao dễ buông trôi đời mình theo số phận?
Bây giờ, Tản chụ xống xương được bà con và tầng lớp trẻ dân tộc Thái đọc và nghe lại, càng cảm thấy thương cho thân phận con người thuở xưa. Mọi người đều hiểu rằng, xã hội ngày nay, khi dân ta có Đảng, có Bác Hồ, cho dù còn phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại để hoàn thiện, vẫn là xã hội thật sự đưa lại hạnh phúc cho con người, một xã hội đầy ắp niềm tin và yêu thương, vơi bớt những mảnh đời oan trái.
1383 lượt xem
Ban Biên tập
Dân tộc Thái sản sinh và nuôi dưỡng những bản tình ca quen biết, từng làm say đắm bao nhiêu thế hệ người đọc, người nghe. Đó là Xống chụ xon xao, là Khun Lú Nàng ủa. Đó là Tản chụ xiết xương, là Tản chụ xống xương (lời tâm tình tiếc thương) - một trong những bản tình ca bất hủ ấy. Dân tộc Thái sản sinh và nuôi dưỡng những bản tình ca quen biết, từng làm say đắm bao nhiêu thế hệ người đọc, người nghe.
Truyện được kể bằng lời hát, không có kịch tính, ít nhân vật. Ở đây là những lời than thở với người mình yêu, dang dở không nên vợ nên chồng của chàng trai. Tuy vậy, qua bao đời nay, Tản chụ xống xương vẫn đầy ắp sự hấp dẫn với đủ lứa tuổi người Thái, nhất là lứa tuổi thanh niên đang bước vào ngưỡng cửa tình yêu.
Truyện được chàng trai kể: thuở ấy, chàng yêu say đắm nàng (cô gái đẹp của bản). Họ bất chấp mọi ngăn cách:
… Thuở ấy, đôi ta thường bên nhau
Đường dài đâu đến dặm
Đường thăm em, núi ngăn anh không sờn
Xa cách ngày gọi là chân thang
Đường ngăn rừng rậm gọi là vườn mía…
Trong con mắt của người đang yêu thì “Sông Hồng coi là ao bèo”, “Sông Đà coi là ao ấu”. Chả thế họ cùng nhau giao duyên trên sàn Hạn Khuống dưới đêm trăng, tung trái còn ngày hội Lồng tồng, quên thời gian, mặc sương sa thấm áo, ướt khăn. Cứ ngỡ không có thế lực nào ngăn cản được hạnh phúc của họ. Tình mặn mà, như thể:
Muối yêu quả chua,
Thuyền yêu dòng nước…
và: Sắp thành vợ chồng cùng chung gian phòng,
Sắp thành rể lấy em chung mường
Sắp có em, mặt tươi vái rượu
Sắp có em, chải tóc mượt trong buồng…
Nhưng rồi, mọi hy vọng, mọi mơ ước trở nên xa vời. Xã hội cũ đầy bất công, vùi dập, đâu có được hạnh phúc như chàng trai kia tưởng tượng. Nàng, cô gái đẹp của chàng, chỉ phút chốc cả tin mà quên lời hẹn ước. Nàng nghe theo sự ép gả của mẹ cha, đi làm dâu nhà giàu lại quyền quý nọ.
Tản chụ xống xương không kể rõ việc cô gái tham vàng bỏ ngãi, lý do ép buộc, gả bán trong gia đình cô gái với người giàu, có thế lực trong bản. Những éo le tình duyên, hôn phối âu cũng là bình thường, cũng là thường tình không phải chuyện hiếm thời đó. Cái đáng nói là sự thất tình hiện ra rõ nét ở đây, trở thành thiên tình sử bất hủ:
… Muốn lấy rơm, lại vàng úa theo cỏ
Muốn nhờ vả khăn lụa, lại rơi vào bụi cuốn
Tin cây tre tròn, mà dóng giữa lại dập
Tin em ngọc ngà, mà lại đã có duyên đôi…
Không gì đau buồn hơn người yêu mình đã thành gái có chồng. Ví như “dứa lìa cuống”. Con đường đến nhà bạn tình giờ thành rừng rậm, đất lấp đầy lối đi. Phải chăng con đường ấy ám chỉ trở lực án ngữ chàng trai:
… Không ngờ em gian dối theo tình rủ rê
Không ngờ nét mặt tươi đưa lời mật ngọt…
Trách cô gái rồi lại tự trách mình. Trách ai thì cũng muộn rồi. Mọi thứ chỉ còn trong kỷ niệm. Càng đào bới lên càng đau đớn, tưởng như mới hôm qua:
… Tấm khăn lụa còn phơi chưa cất
Câu trêu cợt còn chưa hết lời…
Và:
… Em búi tóc ngược, anh còn nhớ lời trao duyên
Nhớ em hồi chơi Khuống
Tay cầm tay thủ thỉ
Hơi quyến luyến, thân áp thân mồ hôi chảy,
chảy xuống muôn vàn áo còn lau…
Biết chẳng còn gì, chàng trai trong Tản chụ xống xương chỉ còn ước mong gặp nhau ở một cảnh ngộ khác: cảnh ngộ mong manh, khó mà có:
… Chồng em chết, em hóa thành góa bụa
Em góa bụa hay bỏ chồng, em sẽ hỏi thăm anh…
Chôn chặt mối tình mà vẫn còn hy vọng, cái chết sẽ là giải pháp để cho chàng tiếp tục sống trong day dứt, chờ đợi, tiếc thương.
Tản chụ xống xương là một thiên tình sử trong xã hội phong kiến đầy bất công. Bao oan trái đổ lên số phận con người. Người con trai trong chuyện không đủ can đảm đứng dậy đấu tranh, cũng như vậy, cô gái kia sao dễ buông trôi đời mình theo số phận?
Bây giờ, Tản chụ xống xương được bà con và tầng lớp trẻ dân tộc Thái đọc và nghe lại, càng cảm thấy thương cho thân phận con người thuở xưa. Mọi người đều hiểu rằng, xã hội ngày nay, khi dân ta có Đảng, có Bác Hồ, cho dù còn phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại để hoàn thiện, vẫn là xã hội thật sự đưa lại hạnh phúc cho con người, một xã hội đầy ắp niềm tin và yêu thương, vơi bớt những mảnh đời oan trái.