Đó là yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đối với các địa phương chưa xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương tại Công văn số 1907/BNN-TY gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ảnh minh họa
Theo đó, những năm gần đây, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bố trí ngân sách địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh (PCDB) nên nhìn chung tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn, hạn chế được trường hợp dịch lây lan trên diện rộng, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ sản xuất và phát triển chăn nuôi bền vững.
Theo báo cáo của Cục Thú y, đến nay đã có 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (bao gồm cả phòng, chống bệnh dại động vật). Trong đó có 51 địa phương đã được phê duyệt Kế hoạch với tổng kinh phí gần 630 tỷ đồng.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được và tạo thế chủ động trong công tác PCDB gia súc, gia cầm tại địa phương và trong cả nước năm 2018, Bộ NN&PTNT đề nghị đối với địa phương chưa xây dựng Kế hoạch, khẩn trương chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch PCDB gia súc, gia cầm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch cần xác định vùng có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra dịch tại địa phương, xây dựng các phương án cụ thể về kinh phí, nhân lực, vắc xin, hóa chất khử trùng…để phục vụ công tác phòng chống dịch; kế hoạch dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng, bao vây khẩn cấp các ổ dịch trên địa bàn.
Căn cứ số lượng gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định về chủng loại, số lượng vắc xin dự trữ phục vụ chống dịch khẩn cấp.
Đối với địa phương đã xây dựng Kế hoạch nhưng chưa được cấp tỉnh phê duyệt, đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt, đặc biệt cần có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch.
Đối với các địa phương đã được phê duyệt kế hoạch, nếu trong kế hoạch chưa có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch, đề nghị xem xét, phê duyệt bổ sung.
Các địa phương chủ động rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn theo các nội dung của "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021” ban hành theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 6/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các địa phương có bệnh nhiệt thán và một số bệnh lây truyền từ động vật sang người xuất hiện trong những năm gần đây hoặc có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh, đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tham mưu, xây dựng bổ sung kế hoạch chủ động phòng, chống dịch để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người.
1081 lượt xem
Theo Dangcongsan.vn
Đó là yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đối với các địa phương chưa xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương tại Công văn số 1907/BNN-TY gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Theo đó, những năm gần đây, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bố trí ngân sách địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh (PCDB) nên nhìn chung tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn, hạn chế được trường hợp dịch lây lan trên diện rộng, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ sản xuất và phát triển chăn nuôi bền vững.
Theo báo cáo của Cục Thú y, đến nay đã có 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (bao gồm cả phòng, chống bệnh dại động vật). Trong đó có 51 địa phương đã được phê duyệt Kế hoạch với tổng kinh phí gần 630 tỷ đồng.
Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được và tạo thế chủ động trong công tác PCDB gia súc, gia cầm tại địa phương và trong cả nước năm 2018, Bộ NN&PTNT đề nghị đối với địa phương chưa xây dựng Kế hoạch, khẩn trương chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch PCDB gia súc, gia cầm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch cần xác định vùng có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra dịch tại địa phương, xây dựng các phương án cụ thể về kinh phí, nhân lực, vắc xin, hóa chất khử trùng…để phục vụ công tác phòng chống dịch; kế hoạch dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng, bao vây khẩn cấp các ổ dịch trên địa bàn.
Căn cứ số lượng gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định về chủng loại, số lượng vắc xin dự trữ phục vụ chống dịch khẩn cấp.
Đối với địa phương đã xây dựng Kế hoạch nhưng chưa được cấp tỉnh phê duyệt, đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt, đặc biệt cần có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch.
Đối với các địa phương đã được phê duyệt kế hoạch, nếu trong kế hoạch chưa có dự trữ vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch, đề nghị xem xét, phê duyệt bổ sung.
Các địa phương chủ động rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn theo các nội dung của "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021” ban hành theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 6/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các địa phương có bệnh nhiệt thán và một số bệnh lây truyền từ động vật sang người xuất hiện trong những năm gần đây hoặc có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh, đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tham mưu, xây dựng bổ sung kế hoạch chủ động phòng, chống dịch để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người.