Đình Kỳ Can được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình thờ danh thần là Ngũ vị thành Hoàng bản thổ, đây là những người đầu tiên đưa dân lên khai phá đất đai mở làng, lập ấp. Trong Ngũ vị thành hoàng có cụ bà Thị Xuân là người quê ở Phú Thọ nổi tiếng với tài hát ca trù, bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc.
Lễ dâng hương tại Đình Kỳ Can, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
1. Nguồn gốc lễ hội
Đình Kỳ Can là thiết chế tín ngưỡng tâm linh được lưu giữ và bảo tồn trong hàng trăm năm qua, nơi đây còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ của một công trình kiến trúc gỗ từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đình Kỳ Can nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình có vị trí phong thủy đẹp, đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được nhiều các hiện vật quý giá, qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong xã và trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa của huyện và của tỉnh.
Đình thờ Ngũ vị thành hoàng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Thọ gồm các họ Chu, Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn là những người có công khai khẩn vùng đất xã Y Can ngày nay. Ngoài ra, Đình còn thờ nhân vật có tên húy là Thị Xuân, người quê ở Phú Thọ vốn nổi tiếng với tài hát ả đào - ca trù (được tôn là Ca nương), bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Kỳ Can là nơi thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời của xã Y Can, đây còn là nơi dừng chân của bộ đội, là trụ sở phát động “tuần lễ vàng” của xã. Ngoài ra, tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện khác như: Cuộc họp của cán bộ Việt Minh bàn về các công việc của làng xã như phát động đào mương thủy lợi, khai hóa đất đai, phát động các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và các phòng trào “hũ gạo kháng chiến’, “nhường cơm sẻ áo”… Đình Kỳ Can cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tuyên truyền, vận động đường lối cách mạng của Đảng cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất, thành lập các tổ chức Nông hội, Thanh niên cứu quốc và củng cố lực lượng du kích.
Sau hơn nửa thế kỷ bị mai một do chiến tranh và thiên tai, đình Kỳ Can chỉ còn giữ lại được cảnh quan và khuôn viên. Năm 2011, đình Kỳ Can được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Năm 2013, đình được khởi công trùng tu tôn tạo theo lối chữ nhất với 03 gian đại bái và 01 gian hậu cung.
Nơi đây, hàng năm, đình Kỳ Can đều tổ chức các lễ hội và trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong xã và du khách thập phương.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Xuân, thu, nhị kỳ, di tích đình Kỳ Can đều tổ chức lễ hội (tính theo âm lịch) như sau:
- Ngày 7 đến rằm tháng Giêng: Lễ giỗ họ và lễ Thượng nguyên.
- Ngày 8 tháng 4 (lễ Hạ điền).
- Ngày 15 tháng 7 lễ Xá tội vong nhân, khao vong hồn những người có công với quê hương, đất nước.
- Ngày 20/8 cầu tống thuyền.
- Ngày 10/10 cầu huyết mao.
- Ngày 25/12/ đóng cửa rừng.
- Tối 30 tháng Chạp: Lễ cúng tống cựu
- Ngày 07 tháng Giêng là ngày cầu chính của làng.
3. Địa điểm tổ chức
Đình Kỳ Can, thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên
4. Phần lễ hội
- Phần lễ: Rước sắc từ nhà chủ tế đền đến đền Mẫu Liệu Hạnh, Gò phủ sau đó rước đến đình. Đi đầu đoàn rước sắc là những nam tân, kế tiếp là chủ tế, những người có chức sắc trong làng, người già, các quan viên với mũ mão, cân đai, đi sau là phường bát âm, đoàn rước cờ và cuối cùng là nhân dân trong làng, xã.
Khi đoàn rước đến đình, chủ tế vào hậu cung bắt đầu làm lễ mở cửa rừng và cầu bình an, hạnh phúc, ấm no cho toàn thể nhân dân trong năm mới. Sau đó, chủ tế làm lễ động thổ. Từ đây nhân dân mới bắt đầu làm đất trồng một vụ mùa mới và chặt cây rừng sau thời gian làm lễ đóng cửa rừng từ ngày 25 tháng Chạp năm trước. Kết thúc phần tế lễ, đoàn rước lại rước sắc từ đình trở lại nhà chủ tế, sau đó tổ chức khao làng, mọi người ăn uống vui vẻ, sau đó xem các hoạt động văn hóa dân gian.
- Phần hội: Sau khi kết thúc phần lễ tại sân đình sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian: Đấu vật; kéo co; ném còn; chọi gà….
5. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Liên hệ Ban Quản lý : Nguyễn Thanh Tuyến - Trưởng Ban QLDT đình - Số điện thoại: 0979907067
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Bà Trần Thị Thu - Số điện thoại: 0916424961.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163893985; Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919855220 - 0976079266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1: Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên; Điện thoại:0385601835; Quy mô nhà nghỉ 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 2: Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc; Điện thoại: 0974835333; Quy mô nhà nghỉ 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Hồng Quyên; Điện thoại:0815814990.
+ Nhà hàng Việt Thanh; Điện thoại: 0972530282.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách.
+ Đường thủy: Đò chở khách.
2830 lượt xem
Ban Biên tập
Đình Kỳ Can được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình thờ danh thần là Ngũ vị thành Hoàng bản thổ, đây là những người đầu tiên đưa dân lên khai phá đất đai mở làng, lập ấp. Trong Ngũ vị thành hoàng có cụ bà Thị Xuân là người quê ở Phú Thọ nổi tiếng với tài hát ca trù, bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc. 1. Nguồn gốc lễ hội
Đình Kỳ Can là thiết chế tín ngưỡng tâm linh được lưu giữ và bảo tồn trong hàng trăm năm qua, nơi đây còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ của một công trình kiến trúc gỗ từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đình Kỳ Can nay thuộc thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình có vị trí phong thủy đẹp, đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được nhiều các hiện vật quý giá, qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong xã và trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa của huyện và của tỉnh.
Đình thờ Ngũ vị thành hoàng có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Thọ gồm các họ Chu, Lê, Hoàng, Đào, Nguyễn là những người có công khai khẩn vùng đất xã Y Can ngày nay. Ngoài ra, Đình còn thờ nhân vật có tên húy là Thị Xuân, người quê ở Phú Thọ vốn nổi tiếng với tài hát ả đào - ca trù (được tôn là Ca nương), bà đã truyền dạy cho các thế hệ con cháu làng Kỳ Can nghệ thuật hát ca trù đặc sắc của dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Kỳ Can là nơi thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến lâm thời của xã Y Can, đây còn là nơi dừng chân của bộ đội, là trụ sở phát động “tuần lễ vàng” của xã. Ngoài ra, tại đình còn diễn ra nhiều sự kiện khác như: Cuộc họp của cán bộ Việt Minh bàn về các công việc của làng xã như phát động đào mương thủy lợi, khai hóa đất đai, phát động các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và các phòng trào “hũ gạo kháng chiến’, “nhường cơm sẻ áo”… Đình Kỳ Can cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tuyên truyền, vận động đường lối cách mạng của Đảng cho quần chúng nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất, thành lập các tổ chức Nông hội, Thanh niên cứu quốc và củng cố lực lượng du kích.
Sau hơn nửa thế kỷ bị mai một do chiến tranh và thiên tai, đình Kỳ Can chỉ còn giữ lại được cảnh quan và khuôn viên. Năm 2011, đình Kỳ Can được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Năm 2013, đình được khởi công trùng tu tôn tạo theo lối chữ nhất với 03 gian đại bái và 01 gian hậu cung.
Nơi đây, hàng năm, đình Kỳ Can đều tổ chức các lễ hội và trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong xã và du khách thập phương.
2. Thời gian tổ chức lễ hội
Xuân, thu, nhị kỳ, di tích đình Kỳ Can đều tổ chức lễ hội (tính theo âm lịch) như sau:
- Ngày 7 đến rằm tháng Giêng: Lễ giỗ họ và lễ Thượng nguyên.
- Ngày 8 tháng 4 (lễ Hạ điền).
- Ngày 15 tháng 7 lễ Xá tội vong nhân, khao vong hồn những người có công với quê hương, đất nước.
- Ngày 20/8 cầu tống thuyền.
- Ngày 10/10 cầu huyết mao.
- Ngày 25/12/ đóng cửa rừng.
- Tối 30 tháng Chạp: Lễ cúng tống cựu
- Ngày 07 tháng Giêng là ngày cầu chính của làng.
3. Địa điểm tổ chức
Đình Kỳ Can, thôn Hòa Bình, xã Y Can, huyện Trấn Yên
4. Phần lễ hội
- Phần lễ: Rước sắc từ nhà chủ tế đền đến đền Mẫu Liệu Hạnh, Gò phủ sau đó rước đến đình. Đi đầu đoàn rước sắc là những nam tân, kế tiếp là chủ tế, những người có chức sắc trong làng, người già, các quan viên với mũ mão, cân đai, đi sau là phường bát âm, đoàn rước cờ và cuối cùng là nhân dân trong làng, xã.
Khi đoàn rước đến đình, chủ tế vào hậu cung bắt đầu làm lễ mở cửa rừng và cầu bình an, hạnh phúc, ấm no cho toàn thể nhân dân trong năm mới. Sau đó, chủ tế làm lễ động thổ. Từ đây nhân dân mới bắt đầu làm đất trồng một vụ mùa mới và chặt cây rừng sau thời gian làm lễ đóng cửa rừng từ ngày 25 tháng Chạp năm trước. Kết thúc phần tế lễ, đoàn rước lại rước sắc từ đình trở lại nhà chủ tế, sau đó tổ chức khao làng, mọi người ăn uống vui vẻ, sau đó xem các hoạt động văn hóa dân gian.
- Phần hội: Sau khi kết thúc phần lễ tại sân đình sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian: Đấu vật; kéo co; ném còn; chọi gà….
5. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Liên hệ Ban Quản lý : Nguyễn Thanh Tuyến - Trưởng Ban QLDT đình - Số điện thoại: 0979907067
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: Bà Trần Thị Thu - Số điện thoại: 0916424961.
- Liên hệ Công ty lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163893985; Giám đốc Công ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919855220 - 0976079266.
- Cơ sở Lưu trú:
+ Nhà nghỉ 1: Nhà nghỉ Quang Tùng, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên; Điện thoại:0385601835; Quy mô nhà nghỉ 08 phòng.
+ Nhà nghỉ 2: Nhà nghỉ 278, thị trấn Cổ Phúc; Điện thoại: 0974835333; Quy mô nhà nghỉ 12 phòng.
- Cơ sở ăn uống:
+ Nhà hàng Hồng Quyên; Điện thoại:0815814990.
+ Nhà hàng Việt Thanh; Điện thoại: 0972530282.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách.
+ Đường thủy: Đò chở khách.