CTTĐT - Sau dịp tết nguyên đán, đến thời điềm này các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục đầu tư con giống, chuồng trại, thức ăn để tái đàn chăn nuôi cùng với đó là chủ động trong việc phòng chống các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình đồng thời góp phần duy trì ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Nông dân huyện Lục Yên chăm sóc đàn gà
Năm 2018, gia đình chị Nguyễn Thị Hiến ở tổ dân phố 13, thị trấn Yên Thế nuôi 3 lứa lợn thịt với tổng sản lượng trên 25 tấn, với giá bán trung bình 26 nghìn đồng/1 kg, cho tổng doanh thu cả năm 650 triệu đồng. Dịp tết nguyên đán Mậu Tuất giá lợn thịt có chút tăng nhẹ, gia đình chị Hiến bán được hơn 4 tấn với giá 33 nghìn đồng/kg. Tuy không cho lãi cao như những năm trước nhưng cũng đủ để gia đình chị Hiến thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư thức ăn cho việc tái đàn. Gia đình chị Hiến hiện nuôi 13 con lợn nái sinh sản nên chủ động được con giống và không mất chi phí mua con giống. Do đó, việc tái đàn lợn của gia đình chị Hiến cũng nhiều thuận lợi và ít chi phí hơn so với những hộ nuôi lợn khác. Để phòng chống được các loại dịch bệnh trên đàn lợn chị Hiến đã chủ động rửa sạch chuồng trại, phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột. Sau tết, gia đình chị nuôi gần 100 con lợn giống độ tuổi từ 1 đến 1,5 tháng. Tuy nhiên, giá cả lợn thịt và đầu ra cho sản phẩm vẫn là điều mà chị Hiến lo lắng nhất hiện nay. Chị Hiến cho biết: “Gia đình tôi từ khi bắt đầu chăn nuôi gà đã chủ động việc tìm đầu ra cho sản phẩm, không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà tôi còn tìm các thương lái ở vùng khác, kí kết bao tiêu sản phẩm lâu dài nên giá cả khá ổn định”.
Đã có kinh nghiệm nuôi gà gần chục năm cùng với đó đã từng học chuyên ngành nông nghiệp nên việc chăn nuôi của gia đình chị Phạm Thị Thúy ở thôn Thóoc Phưa, thị trấn Yên Thế luôn có nhiều thuận lợi và cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm chị Thúy nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa 1 nghìn con. Năm 2017, từ việc nuôi gà đã mang lại cho gia đình khoản thu nhập trên 400 triệu đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng dịp tết nguyên đán vừa qua gia đình chị đã xuất bán gần 1 nghìn con gà thịt, cung cấp ổn định cho thị trường Lào Cai và Hà Giang. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, sau tết gia đình chị đã nhanh chóng mua con giống, chủ động về chuồng trại, thức ăn để tái đàn.
Sau dịp tết nguyên đán, đến thời điềm này các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục đầu tư con giống, chuồng trại, thức ăn để tái đàn chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi lợn, bởi trong năm 2017 nhiều hộ nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như bấp bênh về giá cả.
“Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp huyện Lục Yên chỉ đạo cán bộ phụ trách xã, thị trấn, các địa phương trên địa bàn bám sát cơ sở, nắm bắt chặt chẽ việc tái đàn chăn nuôi của người dân, khuyến cáo người dân duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm đủ cung cấp con giống phục vụ nhu cầu tái đàn khi thị trường ổn định trở lại. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi đầu tư số lượng tổng đàn phù hợp với điều kiện kinh tế, tránh tái đàn ồ ạt và đặc biệt không chủ quan với các loại dịch bệnh để bảo vệ tốt nhất đàn vật nuôi. Đối với các con giống được nhập từ các địa phương khác, ngành thú ý đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không để các con giống mang mầm bệnh từ những vùng dịch vào địa bàn”. Ông Bùi Anh Phương - Phó trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên cho biết.
Để ngành chăn nuôi phát triển, thuận lợi, tạo sự yên tâm, mạnh dạn đầu tư và là hướng đi đúng trong việc phát triển kinh tế của người dân, các ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm hơn nữa việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất từ khâu cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Người dân cũng cần thận trọng trong việc tái đàn, không tái đàn ồ ạt mà dựa vào điều kiện kinh tế, kinh nghiệm của từng gia đình cũng như sớm chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm để lựa chọn loại giống, số lượng cho phù hợp. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao.
1267 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau dịp tết nguyên đán, đến thời điềm này các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục đầu tư con giống, chuồng trại, thức ăn để tái đàn chăn nuôi cùng với đó là chủ động trong việc phòng chống các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình đồng thời góp phần duy trì ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.Năm 2018, gia đình chị Nguyễn Thị Hiến ở tổ dân phố 13, thị trấn Yên Thế nuôi 3 lứa lợn thịt với tổng sản lượng trên 25 tấn, với giá bán trung bình 26 nghìn đồng/1 kg, cho tổng doanh thu cả năm 650 triệu đồng. Dịp tết nguyên đán Mậu Tuất giá lợn thịt có chút tăng nhẹ, gia đình chị Hiến bán được hơn 4 tấn với giá 33 nghìn đồng/kg. Tuy không cho lãi cao như những năm trước nhưng cũng đủ để gia đình chị Hiến thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư thức ăn cho việc tái đàn. Gia đình chị Hiến hiện nuôi 13 con lợn nái sinh sản nên chủ động được con giống và không mất chi phí mua con giống. Do đó, việc tái đàn lợn của gia đình chị Hiến cũng nhiều thuận lợi và ít chi phí hơn so với những hộ nuôi lợn khác. Để phòng chống được các loại dịch bệnh trên đàn lợn chị Hiến đã chủ động rửa sạch chuồng trại, phun thuốc khử trùng và rắc vôi bột. Sau tết, gia đình chị nuôi gần 100 con lợn giống độ tuổi từ 1 đến 1,5 tháng. Tuy nhiên, giá cả lợn thịt và đầu ra cho sản phẩm vẫn là điều mà chị Hiến lo lắng nhất hiện nay. Chị Hiến cho biết: “Gia đình tôi từ khi bắt đầu chăn nuôi gà đã chủ động việc tìm đầu ra cho sản phẩm, không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà tôi còn tìm các thương lái ở vùng khác, kí kết bao tiêu sản phẩm lâu dài nên giá cả khá ổn định”.
Đã có kinh nghiệm nuôi gà gần chục năm cùng với đó đã từng học chuyên ngành nông nghiệp nên việc chăn nuôi của gia đình chị Phạm Thị Thúy ở thôn Thóoc Phưa, thị trấn Yên Thế luôn có nhiều thuận lợi và cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm chị Thúy nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa 1 nghìn con. Năm 2017, từ việc nuôi gà đã mang lại cho gia đình khoản thu nhập trên 400 triệu đồng. Đặc biệt, chỉ tính riêng dịp tết nguyên đán vừa qua gia đình chị đã xuất bán gần 1 nghìn con gà thịt, cung cấp ổn định cho thị trường Lào Cai và Hà Giang. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, sau tết gia đình chị đã nhanh chóng mua con giống, chủ động về chuồng trại, thức ăn để tái đàn.
Sau dịp tết nguyên đán, đến thời điềm này các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục đầu tư con giống, chuồng trại, thức ăn để tái đàn chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi lợn, bởi trong năm 2017 nhiều hộ nuôi lợn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như bấp bênh về giá cả.
“Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp huyện Lục Yên chỉ đạo cán bộ phụ trách xã, thị trấn, các địa phương trên địa bàn bám sát cơ sở, nắm bắt chặt chẽ việc tái đàn chăn nuôi của người dân, khuyến cáo người dân duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm đủ cung cấp con giống phục vụ nhu cầu tái đàn khi thị trường ổn định trở lại. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi đầu tư số lượng tổng đàn phù hợp với điều kiện kinh tế, tránh tái đàn ồ ạt và đặc biệt không chủ quan với các loại dịch bệnh để bảo vệ tốt nhất đàn vật nuôi. Đối với các con giống được nhập từ các địa phương khác, ngành thú ý đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết không để các con giống mang mầm bệnh từ những vùng dịch vào địa bàn”. Ông Bùi Anh Phương - Phó trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên cho biết.
Để ngành chăn nuôi phát triển, thuận lợi, tạo sự yên tâm, mạnh dạn đầu tư và là hướng đi đúng trong việc phát triển kinh tế của người dân, các ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm hơn nữa việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất từ khâu cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Người dân cũng cần thận trọng trong việc tái đàn, không tái đàn ồ ạt mà dựa vào điều kiện kinh tế, kinh nghiệm của từng gia đình cũng như sớm chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm để lựa chọn loại giống, số lượng cho phù hợp. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao.