Thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sắp xếp lại một số công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở và thành lập CĐ các khu công nghiệp (KCN) theo xu thế phát triển trong tình hình mới, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đang tập trung triển khai để thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành, giảm chi phí cũng như tinh gọn bộ máy và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ.
Hiện nay, LĐLĐ tỉnh Yên Bái có 974 công đoàn cơ sở (CĐCS), với tổng số 41.255 đoàn viên. Trong đó có 09 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, 201 CĐCS thuộc các CĐ ngành và CĐ Viên chức tỉnh, 764 CĐCS thuộc LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố (trong đó CĐ giáo dục cấp huyện 425 CĐCS).
Với hiện trạng này, Yên Bái đang gặp một số bất cập. Đối với CĐ giáo dục cấp huyện là một CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở nhưng lại trực thuộc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở khác là LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; do vậy, có sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Một số CĐ ngành có số lượng đoàn viên ít, hiệu quả không cao; công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên để củng cố xây dựng tổ chức và thu kinh phí CĐ gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong giai đoạn hiện nay. Đối với CĐCS các KCN trực thuộc nhiều CĐ cấp trên khác nhau nên việc tổ chức hoạt động của các CĐCS chưa được thống nhất, thiếu sự gắn kết; việc tiếp cận doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động thành lập CĐCS còn chồng chéo, kém hiệu quả.
Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập và đầu tư vào tỉnh Yên Bái, số lượng công nhân tăng. Do vậy, việc thành lập CĐ các KCN tỉnh Yên Bái là một tất yếu khách quan đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ công nhân lao động, sự chỉ đạo của tổ chức CĐ đối với phong trào công nhân lao động và hoạt động CĐ trong các KCN của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Kết luận số 15-KL/TU ngày 22/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái, Hướng dẫn 704/HD-TLĐ ngày 12/5/2017 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã khảo sát và xây dựng Đề án "Thành lập CĐ các KCN và sắp xếp lại một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở" trình Tỉnh ủy, Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt, với mục đích nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; hạn chế sự chồng chéo trong chỉ đạo hoạt động đối với CĐCS, thuận lợi cho công tác chỉ đạo theo dõi quản lý; đồng thời thực hiện mục tiêu của tổ chức CĐ "Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển của đất nước...".
Theo Đề án, sẽ giải thể CĐ giáo dục cấp huyện, thị xã, thành phố; giải thể một số CĐ ngành có dưới 2.000 đoàn viên và bàn giao các CĐCS về LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố và CĐ KCN với phương châm tổ chức Đảng ở đâu thì CĐ chuyển về đó, hoặc nằm trên địa bàn nào thì chuyển về địa phương đó sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cán bộ CĐ chuyên trách những nơi giải thể sẽ điều động cho CĐ các KCN và các đơn vị khác trong hệ thống; thành lập CĐ các KCN tỉnh Yên Bái là CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh Yên Bái. Việc thành lập CĐ các KCN góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Để thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn theo xu thế tất yếu của tổ chức CĐ trong tình hình mới, căn cứ vào Đề án được Tỉnh ủy phê duyệt, tới đây, Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh sẽ làm việc với Đảng ủy các cơ sở có các CĐ ngành trong diện sắp xếp lại để thống nhất việc lãnh đạo thực hiện Đề án; xây dựng hướng dẫn để triển khai thực hiện Đề án; xây dựng các phương án thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ CĐ chuyên trách.
Thời gian này, các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trong diện sắp xếp lại tiếp tục chỉ đạo các CĐCS trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ theo tiến độ kế hoạch đã xây dựng, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trước khi có quyết định giải thể; phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức bàn giao các CĐCS, CĐ thành viên, CĐ bộ phận.
Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo các CĐCS tổ chức đại hội nhiệm kỳ theo hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh Yên Bái; thực hiện tốt việc đôn đốc thu nộp kinh phí CĐ theo quy định và chăm lo, bảo vệ tốt cho người lao động. Đối với các CĐCS trong diện sắp xếp lại chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo hướng dẫn của CĐ cấp trên trực tiếp, phối hợp tổ chức bàn giao nguyên trạng về CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở mới theo quy định.
Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Yên Bái, Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp CĐ trong tỉnh và sự phối hợp của các ngành chức năng việc sắp xếp lại một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và thành lập CĐ KCN tỉnh sẽ được triển khai thuận lợi để không làm tác động lớn đối với các đơn vị và các CĐCS.
1141 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sắp xếp lại một số công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở và thành lập CĐ các khu công nghiệp (KCN) theo xu thế phát triển trong tình hình mới, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đang tập trung triển khai để thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành, giảm chi phí cũng như tinh gọn bộ máy và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ. Hiện nay, LĐLĐ tỉnh Yên Bái có 974 công đoàn cơ sở (CĐCS), với tổng số 41.255 đoàn viên. Trong đó có 09 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, 201 CĐCS thuộc các CĐ ngành và CĐ Viên chức tỉnh, 764 CĐCS thuộc LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố (trong đó CĐ giáo dục cấp huyện 425 CĐCS).
Với hiện trạng này, Yên Bái đang gặp một số bất cập. Đối với CĐ giáo dục cấp huyện là một CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở nhưng lại trực thuộc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở khác là LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; do vậy, có sự chồng chéo trong công tác chỉ đạo phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Một số CĐ ngành có số lượng đoàn viên ít, hiệu quả không cao; công tác tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên để củng cố xây dựng tổ chức và thu kinh phí CĐ gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong giai đoạn hiện nay. Đối với CĐCS các KCN trực thuộc nhiều CĐ cấp trên khác nhau nên việc tổ chức hoạt động của các CĐCS chưa được thống nhất, thiếu sự gắn kết; việc tiếp cận doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động thành lập CĐCS còn chồng chéo, kém hiệu quả.
Theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ có nhiều doanh nghiệp được thành lập và đầu tư vào tỉnh Yên Bái, số lượng công nhân tăng. Do vậy, việc thành lập CĐ các KCN tỉnh Yên Bái là một tất yếu khách quan đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ công nhân lao động, sự chỉ đạo của tổ chức CĐ đối với phong trào công nhân lao động và hoạt động CĐ trong các KCN của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Kết luận số 15-KL/TU ngày 22/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái, Hướng dẫn 704/HD-TLĐ ngày 12/5/2017 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã khảo sát và xây dựng Đề án "Thành lập CĐ các KCN và sắp xếp lại một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở" trình Tỉnh ủy, Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt, với mục đích nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; hạn chế sự chồng chéo trong chỉ đạo hoạt động đối với CĐCS, thuận lợi cho công tác chỉ đạo theo dõi quản lý; đồng thời thực hiện mục tiêu của tổ chức CĐ "Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển của đất nước...".
Theo Đề án, sẽ giải thể CĐ giáo dục cấp huyện, thị xã, thành phố; giải thể một số CĐ ngành có dưới 2.000 đoàn viên và bàn giao các CĐCS về LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố và CĐ KCN với phương châm tổ chức Đảng ở đâu thì CĐ chuyển về đó, hoặc nằm trên địa bàn nào thì chuyển về địa phương đó sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cán bộ CĐ chuyên trách những nơi giải thể sẽ điều động cho CĐ các KCN và các đơn vị khác trong hệ thống; thành lập CĐ các KCN tỉnh Yên Bái là CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh Yên Bái. Việc thành lập CĐ các KCN góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Để thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn theo xu thế tất yếu của tổ chức CĐ trong tình hình mới, căn cứ vào Đề án được Tỉnh ủy phê duyệt, tới đây, Đảng đoàn LĐLĐ tỉnh sẽ làm việc với Đảng ủy các cơ sở có các CĐ ngành trong diện sắp xếp lại để thống nhất việc lãnh đạo thực hiện Đề án; xây dựng hướng dẫn để triển khai thực hiện Đề án; xây dựng các phương án thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ CĐ chuyên trách.
Thời gian này, các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trong diện sắp xếp lại tiếp tục chỉ đạo các CĐCS trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ theo tiến độ kế hoạch đã xây dựng, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm những tồn đọng, vướng mắc trước khi có quyết định giải thể; phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức bàn giao các CĐCS, CĐ thành viên, CĐ bộ phận.
Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo các CĐCS tổ chức đại hội nhiệm kỳ theo hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh Yên Bái; thực hiện tốt việc đôn đốc thu nộp kinh phí CĐ theo quy định và chăm lo, bảo vệ tốt cho người lao động. Đối với các CĐCS trong diện sắp xếp lại chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo hướng dẫn của CĐ cấp trên trực tiếp, phối hợp tổ chức bàn giao nguyên trạng về CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở mới theo quy định.
Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Yên Bái, Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp CĐ trong tỉnh và sự phối hợp của các ngành chức năng việc sắp xếp lại một số CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và thành lập CĐ KCN tỉnh sẽ được triển khai thuận lợi để không làm tác động lớn đối với các đơn vị và các CĐCS.