Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Ảnh minh họa.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm. Sau hơn gần 12 năm thực hiện Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới tổ chức và hoạt động kiểm lâm, đã đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Tổ chức kiểm lâm còn thiếu thống nhất, nhiều nơi trên cùng một địa bàn còn nhiều tổ chức kiểm lâm; trong đó kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có nơi thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi thuộc Chi cục Kiểm lâm; dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết chế độ, chính sách cho công chức, viên chức kiểm lâm. Cơ cấu bộ máy tổ chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất từ tên gọi cũng như số lượng các phòng; tuy nhiều tỉnh có chung những điều kiện như nhau nhưng có tỉnh thành lập 5 phòng, có tỉnh thành lập 4 hoặc 3, 2 phòng.
Việc áp dụng Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ của Kiểm lâm không được các địa phương thực hiện thống nhất, dẫn đến khó khăn trong thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành chung.
Thêm vào đó, việc quy định định mức biên chế bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng (Nghị định 119/2006/NĐ-CP) và 500 ha rừng đặc dụng (Nghị định 117/2010/NĐ-CP) có 1 biên chế công chức kiểm lâm có cơ sở để các địa phương bố trí biên chế công chức kiểm lâm. Tuy nhiên, thực tiễn lại không phù hợp đối với những tỉnh có ít rừng hoặc không có rừng vẫn phải thành lập tổ chức kiểm lâm để quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, quản lý gây nuôi động vật hoang dã và thực hiện các nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn, trong khi đó có những nơi là trọng điểm về phá rừng cần số lượng Kiểm lâm lớn hơn.
Ngoài ra, kiểm lâm có thẩm quyền điều tra, khởi tố hình sự, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; tuy nhiên, các tổ chức kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lại nằm trong đơn vị sự nghiệp là các ban quản lý rừng, là viên chức kiểm lâm dẫn đến khó khăn, bất cập trong các hoạt động thực thi pháp luật theo thẩm quyền…
Đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg, đã có 528 chủ rừng tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với 6.791 người (trong đó: có 91 ban quản lý rừng đặc dụng/415 người; 182 ban quản lý rừng phòng hộ/2.529 người; 246 doanh nghiệp/3.460 người; 9 tổ chức khác/282 người). Hiện vẫn còn 257 chủ rừng chưa tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng của mình (16 ban quản lý rừng đặc dụng, 44 Ban quản lý rừng phòng hộ, 135 doanh nghiệp, 62 tổ chức khác).
Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, tuy nhiên tính ổn định của lực lượng này chưa cao, không thu hút được người lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ thấp, khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không quy định chế độ, chính sách đãi ngộ cho lực lượng này để thu hút nguồn lực lao động; do vậy cần cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ theo khoản 4 Điều 41 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 giao Chính phủ quy định chi tiết lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, kế thừa những nội dung tích cực, phù hợp thực tiễn, khắc phục những tồn tại, bất cập; sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với Luật Lâm nghiệp, phù hợp với thực tiễn thì cần thiết xây dựng Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thay thế Nghị định 119/2006/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 24 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm, tổ chức kiểm lâm, điều kiện bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với kiểm lâm và quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
1192 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm. Sau hơn gần 12 năm thực hiện Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới tổ chức và hoạt động kiểm lâm, đã đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Tổ chức kiểm lâm còn thiếu thống nhất, nhiều nơi trên cùng một địa bàn còn nhiều tổ chức kiểm lâm; trong đó kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có nơi thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi thuộc Chi cục Kiểm lâm; dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết chế độ, chính sách cho công chức, viên chức kiểm lâm. Cơ cấu bộ máy tổ chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương chưa thống nhất từ tên gọi cũng như số lượng các phòng; tuy nhiều tỉnh có chung những điều kiện như nhau nhưng có tỉnh thành lập 5 phòng, có tỉnh thành lập 4 hoặc 3, 2 phòng.
Việc áp dụng Nghị định số 119/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ của Kiểm lâm không được các địa phương thực hiện thống nhất, dẫn đến khó khăn trong thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành chung.
Thêm vào đó, việc quy định định mức biên chế bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng (Nghị định 119/2006/NĐ-CP) và 500 ha rừng đặc dụng (Nghị định 117/2010/NĐ-CP) có 1 biên chế công chức kiểm lâm có cơ sở để các địa phương bố trí biên chế công chức kiểm lâm. Tuy nhiên, thực tiễn lại không phù hợp đối với những tỉnh có ít rừng hoặc không có rừng vẫn phải thành lập tổ chức kiểm lâm để quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, quản lý gây nuôi động vật hoang dã và thực hiện các nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn, trong khi đó có những nơi là trọng điểm về phá rừng cần số lượng Kiểm lâm lớn hơn.
Ngoài ra, kiểm lâm có thẩm quyền điều tra, khởi tố hình sự, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; tuy nhiên, các tổ chức kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lại nằm trong đơn vị sự nghiệp là các ban quản lý rừng, là viên chức kiểm lâm dẫn đến khó khăn, bất cập trong các hoạt động thực thi pháp luật theo thẩm quyền…
Đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg, đã có 528 chủ rừng tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với 6.791 người (trong đó: có 91 ban quản lý rừng đặc dụng/415 người; 182 ban quản lý rừng phòng hộ/2.529 người; 246 doanh nghiệp/3.460 người; 9 tổ chức khác/282 người). Hiện vẫn còn 257 chủ rừng chưa tổ chức được lực lượng bảo vệ rừng của mình (16 ban quản lý rừng đặc dụng, 44 Ban quản lý rừng phòng hộ, 135 doanh nghiệp, 62 tổ chức khác).
Mặc dù nhiều chủ rừng đã tổ chức được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, tuy nhiên tính ổn định của lực lượng này chưa cao, không thu hút được người lao động do chế độ, chính sách đãi ngộ thấp, khi phải làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không quy định chế độ, chính sách đãi ngộ cho lực lượng này để thu hút nguồn lực lao động; do vậy cần cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ theo khoản 4 Điều 41 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 giao Chính phủ quy định chi tiết lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, kế thừa những nội dung tích cực, phù hợp thực tiễn, khắc phục những tồn tại, bất cập; sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với Luật Lâm nghiệp, phù hợp với thực tiễn thì cần thiết xây dựng Nghị định về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, thay thế Nghị định 119/2006/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 24 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo nêu rõ những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm, tổ chức kiểm lâm, điều kiện bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với kiểm lâm và quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.