Cách đây hơn 5 năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn xã Suối Bu luôn ở mức báo động - trên 20% thì đến nay đã giảm còn 13,8%.
Cán bộ dân số xã Suối Bu tư vấn kiến thức DS-KHHGĐ cho phụ nữ.
Cùng với đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,8%; tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 80%.
Chị Ngô Thị Sơn - cộng tác viên dân số thôn Bu Thấp chia sẻ: "Để làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), ngay từ đầu năm, thôn đã lập danh sách phân loại các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các nhóm đối tượng như: các cặp vợ chồng sinh con một bề, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng các biện pháp tránh thai, cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ đang mang thai. Từ đó mà có những phương pháp tiếp cận, tuyên truyền, động viên, khuyến khích, hướng dẫn cách phòng tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Nhờ đó, từ năm 2009 đến nay, thôn không có trường hợp sinh con thứ ba, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng không còn”.
Những kết quả trên thể hiện sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền các chính sách về DS-KHHGĐ. Trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số của xã và thôn cũng góp phần quan trọng. Ngoài nhiệt tình trong công việc, đội ngũ cán bộ dân số còn thường xuyên theo dõi, tìm hiểu các kiến thức về CSSKSS qua tivi, sách báo và các lớp tập huấn để chia sẻ, tư vấn cho phụ nữ trong xã.
Với phương châm "Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng", cán bộ dân số xã cùng với cộng tác viên dân số của từng thôn rà soát từng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Công tác tuyên truyền, vận động được duy trì, triển khai rộng khắp thôn bản với nội dung và hình thức phong phú. 6 tháng đầu năm 2017, xã Suối Bu đã thực hiện 6 buổi tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống tại các thôn bản với trên 250 người tham dự; chăm sóc sức khỏe cho trên 1.400 lượt người.
Chị Vàng Thị Khánh - cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết: "Định kỳ mỗi tháng 2 lần, 4 cộng tác viên dân số sẽ tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt về các vấn đề SKSS, các biện pháp phòng tránh thai và chăm sóc phụ khoa cho chị em phụ nữ. Qua đó gặp gỡ, nhắc nhở chị em sinh đẻ có kế hoạch bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, để tập trung phát triển kinh tế, nuôi dạy con tốt”.
Vợ chồng chị Vàng Thị Là và Mùa A Su ở thôn Bu Cao đã có 2 con gái nhưng vẫn mong muốn có thêm người con trai để nối dõi tông đường. Nhờ được tư vấn về công tác dân số nên vợ chồng chị quyết định chỉ dừng lại ở 2 con để nuôi dạy con tốt hơn.
Chị cho rằng, sinh đẻ nhiều khó thoát khỏi cảnh nghèo khó, con cái cũng không được chăm sóc đầy đủ, nên chị bàn bạc cùng chồng tập trung phát triển kinh tế. Giờ đây, ngoài làm ruộng, gia đình chị còn trồng thêm chè để bán cho thương lái, kinh tế ngày càng ổn định, con cái được chăm sóc, học hành chu đáo. Nhờ thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, các chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm hơn.
Đến nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong xã còn 22,8%, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo đạt 100%... Dân số ổn định là điều kiện tốt để bà con Suối Bu có điều kiện chăm sóc con cái một cách tốt nhất, thúc đẩy người dân lao động tăng gia sản xuất, góp phần đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quê hương giàu đẹp.
1216 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cách đây hơn 5 năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn xã Suối Bu luôn ở mức báo động - trên 20% thì đến nay đã giảm còn 13,8%.Cùng với đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,8%; tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt trên 80%.
Chị Ngô Thị Sơn - cộng tác viên dân số thôn Bu Thấp chia sẻ: "Để làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), ngay từ đầu năm, thôn đã lập danh sách phân loại các nhóm đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các nhóm đối tượng như: các cặp vợ chồng sinh con một bề, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng các biện pháp tránh thai, cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ đang mang thai. Từ đó mà có những phương pháp tiếp cận, tuyên truyền, động viên, khuyến khích, hướng dẫn cách phòng tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Nhờ đó, từ năm 2009 đến nay, thôn không có trường hợp sinh con thứ ba, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng không còn”.
Những kết quả trên thể hiện sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền các chính sách về DS-KHHGĐ. Trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số của xã và thôn cũng góp phần quan trọng. Ngoài nhiệt tình trong công việc, đội ngũ cán bộ dân số còn thường xuyên theo dõi, tìm hiểu các kiến thức về CSSKSS qua tivi, sách báo và các lớp tập huấn để chia sẻ, tư vấn cho phụ nữ trong xã.
Với phương châm "Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng", cán bộ dân số xã cùng với cộng tác viên dân số của từng thôn rà soát từng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Công tác tuyên truyền, vận động được duy trì, triển khai rộng khắp thôn bản với nội dung và hình thức phong phú. 6 tháng đầu năm 2017, xã Suối Bu đã thực hiện 6 buổi tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống tại các thôn bản với trên 250 người tham dự; chăm sóc sức khỏe cho trên 1.400 lượt người.
Chị Vàng Thị Khánh - cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết: "Định kỳ mỗi tháng 2 lần, 4 cộng tác viên dân số sẽ tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt về các vấn đề SKSS, các biện pháp phòng tránh thai và chăm sóc phụ khoa cho chị em phụ nữ. Qua đó gặp gỡ, nhắc nhở chị em sinh đẻ có kế hoạch bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, để tập trung phát triển kinh tế, nuôi dạy con tốt”.
Vợ chồng chị Vàng Thị Là và Mùa A Su ở thôn Bu Cao đã có 2 con gái nhưng vẫn mong muốn có thêm người con trai để nối dõi tông đường. Nhờ được tư vấn về công tác dân số nên vợ chồng chị quyết định chỉ dừng lại ở 2 con để nuôi dạy con tốt hơn.
Chị cho rằng, sinh đẻ nhiều khó thoát khỏi cảnh nghèo khó, con cái cũng không được chăm sóc đầy đủ, nên chị bàn bạc cùng chồng tập trung phát triển kinh tế. Giờ đây, ngoài làm ruộng, gia đình chị còn trồng thêm chè để bán cho thương lái, kinh tế ngày càng ổn định, con cái được chăm sóc, học hành chu đáo. Nhờ thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, các chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm hơn.
Đến nay, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong xã còn 22,8%, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo đạt 100%... Dân số ổn định là điều kiện tốt để bà con Suối Bu có điều kiện chăm sóc con cái một cách tốt nhất, thúc đẩy người dân lao động tăng gia sản xuất, góp phần đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng quê hương giàu đẹp.