Yên Bái trước khi trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh là một địa bàn nằm trong tỉnh Hưng Hóa – một tỉnh lớn về diện tích, trải rộng khắp vùng trung du và thượng du Bắc Kỳ (khu vực Tây Bắc). Tỉnh Yên Bái ngày nay bao gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Yên Bái là một vùng đất có từ lâu đời, thế nhưng ngay từ xa xưa trong lịch sử không phải những vùng đất và những địa danh trên đã thuộc về Yên Bái. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Yên Bái có rất nhiều tên gọi và thay đổi về địa giới hành chính. Vùng đất cơ bản của Yên Bái xưa gồm khu vực thành phố Yên Bái ngày nay, một phần đất huyện Yên Bình và một phần đất huyện Trấn Yên (đến Đào Thịnh). Còn các huyện thị khác là những phần đất được sát nhập vào Yên Bái qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Thời Hùng Vương, khảo cổ học cho thấy: Dân tộc Lạc Việt – cư dân chính của nước Văn Lang đã xây dựng nên một nền văn hóa đồ đồng, mà thời cực thịnh ở vào khoảng thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên. Di chỉ Đào Thịnh ở Trấn Yên với chiếc Thạp đồng nổi tiếng cùng Thạp đồng Hợp Minh (phát hiện tháng 6 – 1995) cho thấy vùng Yên Bái thời cổ đã từng là một địa bàn cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt, là một vùng đất nằm trong lãnh thổ của nước Văn Lang.
Dưới thời Thục Phán, nước Âu Lạc gồm 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, được chia thành nhiều huyện, tương đương với 17 bộ lạc. Yên Bái nằm trong địa phận của huyện Tây Vu - quận Giao Chỉ kéo dài đến địa phương Đào Thịnh. Những vùng đất còn lại của Yên Bái (nằm trong một dải về phía Tây, bao gồm khu vực thượng lưu sông Đà và sông Mã) bấy giờ do những bộ lạc Anh – Đô – Nê – Di Thổ (trước) và những bộ lạc Thái (đến sau) chiếm giữ. Nhà Hán chưa với tới được để đặt quận huyện.
Từ năm 220, sau khi nhà Đông Hán đổ, Trung Quốc bước vào thời kỳ hỗn chiến mà sử gọi là thời Tam Quốc (Ngô, Thục, Ngụy). Nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta, đổi Giao Chỉ và Giao Châu thành 6 quận. Yên Bái nằm trong địa phận huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang đời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi thành quận Tân Xương (đến năm 420).
Đầu thế kỷ V, Trung Quốc lại có loạn lạc, lịch sử gọi đó là thời Nam – Bắc triều. Các triều thống trị nước ta gồm Tống, Tề, Lương và Tấn (từ năm 420 đến năm 589). Thời này về cơ bản địa danh của các quận huyện Giao Châu không có gì thay đổi. Yên Bái vẫn nằm trong địa phận huyện Lâm Tây, quận Tân Xương. Sang đời Tấn quận Tân Xương đổi thành quận Hưng Châu. Nhưng trên thực tế quyền thống trị của Nam Triều bị xóa bỏ kể từ năm 542 với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Lý Bôn lãnh đạo và nước ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ.
Năm 602, Nhà Tùy cho quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tùy do Lý Phật Tử lãnh đạo nhanh chóng bị thất bại. Thời kỳ nhà Tùy thống trị, nước ta gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhà Tùy đã chia quận Giao Chỉ cũ thành 2 huyện: Giao Chỉ và Long Biên lệ thuộc và Giao Châu. Đầu đời Đại Nghiệp (nhà Tùy), gộp Phong Châu và Giao Châu rồi đặt lại quận Giao Chỉ và chia Giao Chỉ thành 9 huyện. Yên Bái lúc này mang tên là huyện An Nhân.
Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, thay nhà Tùy thống trị cả Trung Quốc và nước ta từ năm 618 đến 950. Nhà Đường sửa lại toàn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu, quận. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, lãnh quản 12 châu.
Năm Vũ Đức thứ 4 (621) nhà Đường đặt Phong Châu gồm 6 huyện, năm Thiên Bảo thứ nhất (724) đổi Phong Châu làm quận Thừa Hóa, năm Càn Nguyên thứ nhất (758) lại đổi là Phong Châu. Từ đầu đời Đường, Yên Bái vẫn là huyện An Nhân, nằm trong Phong Châu – Thừa Hóa quận. Đến năm Trinh Quán thứ nhất (627), nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh thuộc Phong Châu – Thừa Hóa quận.
Đối với một số bộ lạc ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, nhà Đường không đặt được châu, quận để thống trị trực tiếp thì đặt những châu Kỵ My (châu ràng buộc lỏng lẻo) và vẫn để cho các tù trưởng cũ giữ bộ lạc của họ. Lệ thuộc vào An Nam đô hộ phủ có 40 châu Kỵ My. Ở miền núi Yên Bái, Lào Cai và thượng du sông Đà có châu Kỵ My Lâm Tây, châu Cam Đường và châu Quy Hóa. Như vậy, thời nhà Đường, Yên Bái là một phần đât nằm trong huyện Gia Ninh và châu Kỵ My Lâm Tây.
Từ sau khi họ Khúc khôi phục nền tự chủ, trải qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nước ta vẫn dùng tên các châu đời Đường, sang đời Đinh, Lê, châu Kỵ My Lâm Tây đổi thành phủ An Tây.
Năm 1009, nhà Lý lên ngôi chia nước ta làm 12 lộ. Cuối đời nhà Lý nước ta được chia thành 24 lộ (châu), Yên Bái thời kỳ này bao gồm cả châu Định Nguyên, một phần châu Chân Đăng và một phần trại Quy Hóa.
Đầu đời Trần, Yên Bái nằm trong đạo Đà Giang, cuối đời Trần, Yên Bái có huyện Văn Bàn, huyện Văn Chấn nằm trong châu Quy Hóa, trấn Thiên Hưng và huyện Thu Vật (Yên Bình ngày nay) nằm trong trấn Tuyên Quang. Khi quân Minh xâm lược và thống trị nước ta, những địa danh cũ của Yên Bái không có sự thay đổi (tức là vẫn nằm trong châu Quy Hóa).
Sau khi đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc, Lê Lợi chia cả nước thành 5 đạo và các lộ, trấn, phủ, châu, huyện lệ thuộc vào các đạo. Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất về hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469) thì định lại bản đồ của cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các đạo thừa tuyên. Yên Bái có huyện Văn Chấn, huyện Trấn Yên, châu Văn Bàn nằm trong địa phủ Quy Hóa, đạo thừa tuyên Hưng Hóa và 2 châu: Lục Yên và Thu Vật (Yên Bình) nằm trong địa giới đạo thừa tuyên Tuyên Quang.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Sang đời Hồng Thuận (1509- 1516) đổi thanh trấn Hưng Hóa. Đầu đời Gia Long vẫn là trấn Hưng Hóa nhưng lệ thuộc vào Bắc Thành. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Hưng Hóa thanh tỉnh Hưng Hóa. Tỉnh lỵ lại đặt tại huyện Tam Nông (Phú Thọ). Tỉnh Hưng Hóa lúc này gồm 4 phủ: Phủ Gia Hưng, phủ Quy Hóa, phủ An Tây và phủ Điện Biên.
Yên Bái có 2 huyện Văn Chấn và Trấn Yên (gồm cả thị xã Yên Bái) nằm trong địa giới phủ Quy Hóa.
- Huyện Văn Chấn: Tên huyện đặt từ đời Lê về trước. Thổ tù phục đạo là Hà và Lê thế tập. Sau họ Sầm (vốn người nước Thanh) và họ Cầm (vốn tù trưởng châu Sơn La) là người thuộc họ khác lên thay.
- Huyện Trấn Yên: Tên huyện đặt thời Lê – thổ tù họ Nguyễn Đình thế tập. Đầu đời Gia Long vẫn theo tên cũ. Năm Minh Mệnh thứ 17 mới đặt Lưu Quan đổi thành xã và đặt tên 4 tổng, 30 xã. Lỵ sở đặt tại xã Bách Lẫm (dựng năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).
Ngoài ra còn có hai châu Thu Vật và Lục Yên nằm trong địa giới tỉnh Tuyên Quang.
Thời thuộc Pháp, vào đời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai làm đạo quan binh thứ tư của miền thượng du Bắc Kỳ. Tỉnh lỵ đặt ở Lào Cai (Lão Nhai) gồm có 4 hạt: Lao Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và hai châu: Chiêu Tấn và Thủy Vĩ. Hạt Bảo Hà có 1 châu là Văn Bàn. Hạt Nghĩa Lộ có 2 châu: Văn Chấn và Tú Lệ. Hạt Yên Bái có 1 huyện: Trấn Yên.
Cho đến năm 1891, thấy công cuộc bình định kém hiệu quả, thực dân Pháp quyết định nâng cao hơn nữa quyền lực của các khu vực quân sự nên đã lập ra các đạo quân binh ở Bắc Kỳ thay thế cho các quân khu cũ. Mỗi đạo quan binh do một sỹ quan Pháp làm tư lệnh trưởng, có quyền về quân sự và dân sự, độc lập chỉ huy tác chiến. Viên tư lệnh trưởng này có quyền ngang với thống sứ Bắc Kỳ về mặt quân sự, chỉ chịu sự chỉ đạo của toàn quyền Đông Dương. Thời kỳ này, Pháp đã thiết lập ở Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Phả Lại, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La. Thủ phủ đạo quan binh 3 đặt tại làng Yên Bái. Ngày 9/9/1891, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định quy định địa bàn của đạo quan binh Yên Bái đồng thời thành lập các tiểu quân khu thuộc đạo quan binh 3 này, gồm tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Tuyên Quang. Tiểu quân khu Yên Bái gồm các địa bàn: Châu Lục An (tỉnh Lào Cai), huyện Hạ Hòa (tỉnh Sơn Tây) và các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Trấn Yên (của tỉnh Hưng Hóa). Thủ phủ tiểu quân khu đặt tại Yên Bái.
Sau khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, để dễ kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột Việt Nam, thực dân Pháp đã phân chia lại các khu vực hành chính. Ngày 11/4/1900, thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ , Yên Bái và châu Lục Yên của Tuyên Quang để lập tỉnh Yên Bái. Tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái (huyện Trấn Yên) . Từ đó đến năm 1954, địa dư và các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái không thay đổi.
Tháng 5/1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc khu tự trị Thái Mèo. Tháng 61956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sát nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10/1962, Quốc hội nước ta quyết định đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, chính thức thành lập các huyện: Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên, thị xã Nghĩa Lộ khi đó vẫn là thị trấn trực thuộc huyện Văn Chấn. Đến tháng 10/1971mới thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra để lập huyện Trạm Tấu; một phần huyện Phù Yên tách ra lập thành huyện Bắc Yên. Năm 1967, một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ huyện Văn Chấn được tách ra để lập thành huyện Mù Cang Chải. Ở tỉnh Yên Bái, đầu năm 1965, khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra lập thành huyện Bảo Yên; vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên tách ra để lập huyện Văn Yên.
Ngày 3/01/1976, 3 tỉnh Yên Bái – Lào Cai - Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Hai huyện Bắc Yên và Phù Yên (thuộc Nghĩa Lộ) chuyển thuộc tỉnh Sơn La.
Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.
Từ khi chia tách tỉnh đến năm 1995, tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Yên Bái, các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Năm 1995, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập nên toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính. Năm 2002, thị xã Yên Bái được nâng cấp lên thành phố và từ đó đến nay, tỉnh Yên Bái bao gồm: thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với 180 xã, phường, thị trấn.
14682 lượt xem
Yên Bái trước khi trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh là một địa bàn nằm trong tỉnh Hưng Hóa – một tỉnh lớn về diện tích, trải rộng khắp vùng trung du và thượng du Bắc Kỳ (khu vực Tây Bắc). Tỉnh Yên Bái ngày nay bao gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Yên Bái là một vùng đất có từ lâu đời, thế nhưng ngay từ xa xưa trong lịch sử không phải những vùng đất và những địa danh trên đã thuộc về Yên Bái. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Yên Bái có rất nhiều tên gọi và thay đổi về địa giới hành chính. Vùng đất cơ bản của Yên Bái xưa gồm khu vực thành phố Yên Bái ngày nay, một phần đất huyện Yên Bình và một phần đất huyện Trấn Yên (đến Đào Thịnh). Còn các huyện thị khác là những phần đất được sát nhập vào Yên Bái qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử.
Thời Hùng Vương, khảo cổ học cho thấy: Dân tộc Lạc Việt – cư dân chính của nước Văn Lang đã xây dựng nên một nền văn hóa đồ đồng, mà thời cực thịnh ở vào khoảng thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên. Di chỉ Đào Thịnh ở Trấn Yên với chiếc Thạp đồng nổi tiếng cùng Thạp đồng Hợp Minh (phát hiện tháng 6 – 1995) cho thấy vùng Yên Bái thời cổ đã từng là một địa bàn cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt, là một vùng đất nằm trong lãnh thổ của nước Văn Lang.
Dưới thời Thục Phán, nước Âu Lạc gồm 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, được chia thành nhiều huyện, tương đương với 17 bộ lạc. Yên Bái nằm trong địa phận của huyện Tây Vu - quận Giao Chỉ kéo dài đến địa phương Đào Thịnh. Những vùng đất còn lại của Yên Bái (nằm trong một dải về phía Tây, bao gồm khu vực thượng lưu sông Đà và sông Mã) bấy giờ do những bộ lạc Anh – Đô – Nê – Di Thổ (trước) và những bộ lạc Thái (đến sau) chiếm giữ. Nhà Hán chưa với tới được để đặt quận huyện.
Từ năm 220, sau khi nhà Đông Hán đổ, Trung Quốc bước vào thời kỳ hỗn chiến mà sử gọi là thời Tam Quốc (Ngô, Thục, Ngụy). Nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta, đổi Giao Chỉ và Giao Châu thành 6 quận. Yên Bái nằm trong địa phận huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang đời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi thành quận Tân Xương (đến năm 420).
Đầu thế kỷ V, Trung Quốc lại có loạn lạc, lịch sử gọi đó là thời Nam – Bắc triều. Các triều thống trị nước ta gồm Tống, Tề, Lương và Tấn (từ năm 420 đến năm 589). Thời này về cơ bản địa danh của các quận huyện Giao Châu không có gì thay đổi. Yên Bái vẫn nằm trong địa phận huyện Lâm Tây, quận Tân Xương. Sang đời Tấn quận Tân Xương đổi thành quận Hưng Châu. Nhưng trên thực tế quyền thống trị của Nam Triều bị xóa bỏ kể từ năm 542 với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Lý Bôn lãnh đạo và nước ta bước vào thời kỳ độc lập tự chủ.
Năm 602, Nhà Tùy cho quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tùy do Lý Phật Tử lãnh đạo nhanh chóng bị thất bại. Thời kỳ nhà Tùy thống trị, nước ta gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Nhà Tùy đã chia quận Giao Chỉ cũ thành 2 huyện: Giao Chỉ và Long Biên lệ thuộc và Giao Châu. Đầu đời Đại Nghiệp (nhà Tùy), gộp Phong Châu và Giao Châu rồi đặt lại quận Giao Chỉ và chia Giao Chỉ thành 9 huyện. Yên Bái lúc này mang tên là huyện An Nhân.
Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, thay nhà Tùy thống trị cả Trung Quốc và nước ta từ năm 618 đến 950. Nhà Đường sửa lại toàn bộ chế độ hành chính và sự phân chia châu, quận. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, lãnh quản 12 châu.
Năm Vũ Đức thứ 4 (621) nhà Đường đặt Phong Châu gồm 6 huyện, năm Thiên Bảo thứ nhất (724) đổi Phong Châu làm quận Thừa Hóa, năm Càn Nguyên thứ nhất (758) lại đổi là Phong Châu. Từ đầu đời Đường, Yên Bái vẫn là huyện An Nhân, nằm trong Phong Châu – Thừa Hóa quận. Đến năm Trinh Quán thứ nhất (627), nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh thuộc Phong Châu – Thừa Hóa quận.
Đối với một số bộ lạc ở miền núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta, nhà Đường không đặt được châu, quận để thống trị trực tiếp thì đặt những châu Kỵ My (châu ràng buộc lỏng lẻo) và vẫn để cho các tù trưởng cũ giữ bộ lạc của họ. Lệ thuộc vào An Nam đô hộ phủ có 40 châu Kỵ My. Ở miền núi Yên Bái, Lào Cai và thượng du sông Đà có châu Kỵ My Lâm Tây, châu Cam Đường và châu Quy Hóa. Như vậy, thời nhà Đường, Yên Bái là một phần đât nằm trong huyện Gia Ninh và châu Kỵ My Lâm Tây.
Từ sau khi họ Khúc khôi phục nền tự chủ, trải qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nước ta vẫn dùng tên các châu đời Đường, sang đời Đinh, Lê, châu Kỵ My Lâm Tây đổi thành phủ An Tây.
Năm 1009, nhà Lý lên ngôi chia nước ta làm 12 lộ. Cuối đời nhà Lý nước ta được chia thành 24 lộ (châu), Yên Bái thời kỳ này bao gồm cả châu Định Nguyên, một phần châu Chân Đăng và một phần trại Quy Hóa.
Đầu đời Trần, Yên Bái nằm trong đạo Đà Giang, cuối đời Trần, Yên Bái có huyện Văn Bàn, huyện Văn Chấn nằm trong châu Quy Hóa, trấn Thiên Hưng và huyện Thu Vật (Yên Bình ngày nay) nằm trong trấn Tuyên Quang. Khi quân Minh xâm lược và thống trị nước ta, những địa danh cũ của Yên Bái không có sự thay đổi (tức là vẫn nằm trong châu Quy Hóa).
Sau khi đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc, Lê Lợi chia cả nước thành 5 đạo và các lộ, trấn, phủ, châu, huyện lệ thuộc vào các đạo. Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất về hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469) thì định lại bản đồ của cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các đạo thừa tuyên. Yên Bái có huyện Văn Chấn, huyện Trấn Yên, châu Văn Bàn nằm trong địa phủ Quy Hóa, đạo thừa tuyên Hưng Hóa và 2 châu: Lục Yên và Thu Vật (Yên Bình) nằm trong địa giới đạo thừa tuyên Tuyên Quang.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Sang đời Hồng Thuận (1509- 1516) đổi thanh trấn Hưng Hóa. Đầu đời Gia Long vẫn là trấn Hưng Hóa nhưng lệ thuộc vào Bắc Thành. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Hưng Hóa thanh tỉnh Hưng Hóa. Tỉnh lỵ lại đặt tại huyện Tam Nông (Phú Thọ). Tỉnh Hưng Hóa lúc này gồm 4 phủ: Phủ Gia Hưng, phủ Quy Hóa, phủ An Tây và phủ Điện Biên.
Yên Bái có 2 huyện Văn Chấn và Trấn Yên (gồm cả thị xã Yên Bái) nằm trong địa giới phủ Quy Hóa.
- Huyện Văn Chấn: Tên huyện đặt từ đời Lê về trước. Thổ tù phục đạo là Hà và Lê thế tập. Sau họ Sầm (vốn người nước Thanh) và họ Cầm (vốn tù trưởng châu Sơn La) là người thuộc họ khác lên thay.
- Huyện Trấn Yên: Tên huyện đặt thời Lê – thổ tù họ Nguyễn Đình thế tập. Đầu đời Gia Long vẫn theo tên cũ. Năm Minh Mệnh thứ 17 mới đặt Lưu Quan đổi thành xã và đặt tên 4 tổng, 30 xã. Lỵ sở đặt tại xã Bách Lẫm (dựng năm Minh Mệnh thứ 19 (1838).
Ngoài ra còn có hai châu Thu Vật và Lục Yên nằm trong địa giới tỉnh Tuyên Quang.
Thời thuộc Pháp, vào đời Thành Thái (1886) thực dân Pháp trích đất Hưng Hóa đặt tỉnh Lào Cai làm đạo quan binh thứ tư của miền thượng du Bắc Kỳ. Tỉnh lỵ đặt ở Lào Cai (Lão Nhai) gồm có 4 hạt: Lao Cai, Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và hai châu: Chiêu Tấn và Thủy Vĩ. Hạt Bảo Hà có 1 châu là Văn Bàn. Hạt Nghĩa Lộ có 2 châu: Văn Chấn và Tú Lệ. Hạt Yên Bái có 1 huyện: Trấn Yên.
Cho đến năm 1891, thấy công cuộc bình định kém hiệu quả, thực dân Pháp quyết định nâng cao hơn nữa quyền lực của các khu vực quân sự nên đã lập ra các đạo quân binh ở Bắc Kỳ thay thế cho các quân khu cũ. Mỗi đạo quan binh do một sỹ quan Pháp làm tư lệnh trưởng, có quyền về quân sự và dân sự, độc lập chỉ huy tác chiến. Viên tư lệnh trưởng này có quyền ngang với thống sứ Bắc Kỳ về mặt quân sự, chỉ chịu sự chỉ đạo của toàn quyền Đông Dương. Thời kỳ này, Pháp đã thiết lập ở Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Phả Lại, Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La. Thủ phủ đạo quan binh 3 đặt tại làng Yên Bái. Ngày 9/9/1891, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định quy định địa bàn của đạo quan binh Yên Bái đồng thời thành lập các tiểu quân khu thuộc đạo quan binh 3 này, gồm tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Tuyên Quang. Tiểu quân khu Yên Bái gồm các địa bàn: Châu Lục An (tỉnh Lào Cai), huyện Hạ Hòa (tỉnh Sơn Tây) và các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Trấn Yên (của tỉnh Hưng Hóa). Thủ phủ tiểu quân khu đặt tại Yên Bái.
Sau khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, để dễ kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột Việt Nam, thực dân Pháp đã phân chia lại các khu vực hành chính. Ngày 11/4/1900, thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ , Yên Bái và châu Lục Yên của Tuyên Quang để lập tỉnh Yên Bái. Tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái (huyện Trấn Yên) . Từ đó đến năm 1954, địa dư và các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái không thay đổi.
Tháng 5/1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc khu tự trị Thái Mèo. Tháng 61956, huyện Yên Bình (tỉnh Tuyên Quang) sát nhập vào tỉnh Yên Bái. Tháng 10/1962, Quốc hội nước ta quyết định đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, chính thức thành lập các huyện: Văn Chấn, Than Uyên, Phù Yên, thị xã Nghĩa Lộ khi đó vẫn là thị trấn trực thuộc huyện Văn Chấn. Đến tháng 10/1971mới thành lập thị xã Nghĩa Lộ. Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra để lập huyện Trạm Tấu; một phần huyện Phù Yên tách ra lập thành huyện Bắc Yên. Năm 1967, một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ huyện Văn Chấn được tách ra để lập thành huyện Mù Cang Chải. Ở tỉnh Yên Bái, đầu năm 1965, khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra lập thành huyện Bảo Yên; vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên tách ra để lập huyện Văn Yên.
Ngày 3/01/1976, 3 tỉnh Yên Bái – Lào Cai - Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Hai huyện Bắc Yên và Phù Yên (thuộc Nghĩa Lộ) chuyển thuộc tỉnh Sơn La.
Ngày 1/10/1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh Yên Bái chuyển thuộc tỉnh Lào Cai.
Từ khi chia tách tỉnh đến năm 1995, tỉnh Yên Bái có 8 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Yên Bái, các huyện: Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Năm 1995, thị xã Nghĩa Lộ được thành lập nên toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính. Năm 2002, thị xã Yên Bái được nâng cấp lên thành phố và từ đó đến nay, tỉnh Yên Bái bao gồm: thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; các huyện: Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với 180 xã, phường, thị trấn.