Khách thập phương đến với các lễ hội tâm linh Yên Bái để cầu lộc cầu tài, cầu bình yên vào những dịp đầu xuân năm mới, ngoài các điểm đến quen thuộc như: đền Đại Cại (Lục Yên), đền Tuần Quán, chùa Ngọc Am (thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông và Nhược Sơn (Văn Yên)... còn có đền Quy Mông tọa lạc bên dòng sông Hồng thuộc xã Quy Mông huyện Trấn Yên.
Đông đảo nhân dân và du khách tham gia lễ hội đình và đền Quy Mông
1. Nguồn gốc Lễ hội
Di tích đình và đền Quy Mông, thuộc thôn Hợp Thịnh, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, di tích đình và đền Quy Mông còn có tên gọi khác là đình và đền Tướng Quân. Đình, đền Quy Mông tọa lạc trên quả đồi hình báp úp có phong thủy đẹp và bề thế, nằm cách UBND xã Quy Mông 1,7 km về phía Tây, cách thành phố Yên Bái 30 km về hướng Tây Bắc.
Di tích đình và đền Quy Mông được xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hiện còn lưu giữ 11 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn. Trải qua năm tháng, đình và đền Quy Mông được nhân dân địa phương trùng tu và xây dựng lại. Hiện nay, khu di tích này còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ, cổ kính của công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc gỗ cổ Việt Nam. Đình và đền Quy Mông đã có từ hàng trăm năm nay. Theo bản Phó y sao ngày 6 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 2 năm 1850 được lưu giữ tại di tích đã ghi rõ đình, đền Quy Mông thờ rất nhiều nhân thần.
2. Các nhân vật được thờ tự
Tại đình Quy Mông thờ Đệ Nhất Quốc Chủ Thông, Đại Vương Tản Viên Sơn Thần là một nhân thần huyền sử, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, các sự việc liên quan được ghi chép khá nhiều trong các thư tích cổ, cả chính sử cũng như dã sử thờ Đệ Nhị Cao Sơn Đại Vương là một trong 3 vị Tản viên Sơn thánh, vị thần này được thờ cúng ở nhiều nơi tại các đình làng ở vùng Bắc bộ, Cao Sơn Đại Vương tên thật là Hiền sống ở thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Cao Sơn cùng với Quý Minh là em họ của Tản viên Sơn Thần có công điều binh khiển tướng giúp Hùng Duệ Vương đánh thắng quân Thục.
Thờ Đệ Tam Trấn Quốc Đại Vương; Đệ Tứ Phiên Quốc Đại Vương; thờ 18 vị văn võ lang quân và Đệ Nhất Thần Nông Thị Chi. Tại Đền Quy Mông thờ Vọng Mẫu Đông Cuông, thờ Bà Vương Mẫu Quế Hương công chúa và thờ bà Nguyễn Thị Hoa là nhân vật trong lịch sử cùng 2 em gái khai phá lập ấp từ Ngòi Rào đến Ngòi Thia gồm các xã: Quy Mông, Yên Thành (Trấn Yên) và các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh huyện Văn Yên.
Hiện trong đình, đền còn lưu giữ được nhiều các di vật quý, có giá trị về mặt khảo cổ như: hoành phi, câu đối, ngai thờ, ô, lọng, đặc biệt còn lưu giữ 11 sắc phong và 1 bản phó y của các triều đại nhà Nguyễn, trong đó, tại Đình lưu giữ 9 sắc phong: Đệ Nhất Quốc Tản viên Sơn Thần có 4 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân Tam niên (1909), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), và 2 đạo sắc vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ Nhị Cao Sơn đại vương trung đẳng thần gồm có 3 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Thành Thái nguyên niên (1899), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân tam niên (1909), đạo sắc thứ 3 vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ tam Trấn Quốc Đại vương trung đẳng thần có 2 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), đạo sắc thứ 2 vào năm Khải Định Cửu niên (1924). Tại Đền hiện lưu giữ 2 sắc phong cho Quế Hương công chúa vào năm Duy Tân Ngũ niên (1911) và năm Khải Định cửu niên (1924). Xuân thu nhị kỳ hàng năm đình và đền Quy Mông thường tổ chức các lễ hội với các trò chơi dân gian hấp dẫn giàu truyền thống văn hóa dân tộc.
Trong phần hội, xã đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thi đấu các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy...
3. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội đình và đền Quy Mông có rất nhiều lễ hội chính, trong đó chính hội được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
4. Phong tục Lễ hội
Đình và Đền Quy Mông thường tổ chức các lễ hội chính như: Lễ tiệc chính vào ngày 7/1 âm lịch; Lễ cầu hạ điền ngày 3/3 Âm lịch; lễ đại tiệc thu ngày 17/7 Âm lịch; lễ mừng cơm mới ngày 9/9 Âm lịch; lễ cấm cửa rừng ngày 25/12 Âm lịch. Ngoài phần lễ chính, trong phần hội, xã Quy Mông đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thi đấu các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy và bắn nỏ thu hút đông đảo người dân các thôn trong xã tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân.
5. 11 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn
6. Thông tin liên hệ
- Liên hệ Ban tổ chức Lễ hội: Ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông - Trưởng ban; Số ĐT: 01649.836.801; Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Công chức VHXH; số ĐT: 0374672521.
- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng Dũng Phượng, thôn 8, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên; SĐT: 0947.885.160.
6459 lượt xem
Ban Biên tập
Khách thập phương đến với các lễ hội tâm linh Yên Bái để cầu lộc cầu tài, cầu bình yên vào những dịp đầu xuân năm mới, ngoài các điểm đến quen thuộc như: đền Đại Cại (Lục Yên), đền Tuần Quán, chùa Ngọc Am (thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông và Nhược Sơn (Văn Yên)... còn có đền Quy Mông tọa lạc bên dòng sông Hồng thuộc xã Quy Mông huyện Trấn Yên. 1. Nguồn gốc Lễ hội
Di tích đình và đền Quy Mông, thuộc thôn Hợp Thịnh, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, di tích đình và đền Quy Mông còn có tên gọi khác là đình và đền Tướng Quân. Đình, đền Quy Mông tọa lạc trên quả đồi hình báp úp có phong thủy đẹp và bề thế, nằm cách UBND xã Quy Mông 1,7 km về phía Tây, cách thành phố Yên Bái 30 km về hướng Tây Bắc.
Di tích đình và đền Quy Mông được xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hiện còn lưu giữ 11 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn. Trải qua năm tháng, đình và đền Quy Mông được nhân dân địa phương trùng tu và xây dựng lại. Hiện nay, khu di tích này còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ, cổ kính của công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc gỗ cổ Việt Nam. Đình và đền Quy Mông đã có từ hàng trăm năm nay. Theo bản Phó y sao ngày 6 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 2 năm 1850 được lưu giữ tại di tích đã ghi rõ đình, đền Quy Mông thờ rất nhiều nhân thần.
2. Các nhân vật được thờ tự
Tại đình Quy Mông thờ Đệ Nhất Quốc Chủ Thông, Đại Vương Tản Viên Sơn Thần là một nhân thần huyền sử, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, các sự việc liên quan được ghi chép khá nhiều trong các thư tích cổ, cả chính sử cũng như dã sử thờ Đệ Nhị Cao Sơn Đại Vương là một trong 3 vị Tản viên Sơn thánh, vị thần này được thờ cúng ở nhiều nơi tại các đình làng ở vùng Bắc bộ, Cao Sơn Đại Vương tên thật là Hiền sống ở thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Cao Sơn cùng với Quý Minh là em họ của Tản viên Sơn Thần có công điều binh khiển tướng giúp Hùng Duệ Vương đánh thắng quân Thục.
Thờ Đệ Tam Trấn Quốc Đại Vương; Đệ Tứ Phiên Quốc Đại Vương; thờ 18 vị văn võ lang quân và Đệ Nhất Thần Nông Thị Chi. Tại Đền Quy Mông thờ Vọng Mẫu Đông Cuông, thờ Bà Vương Mẫu Quế Hương công chúa và thờ bà Nguyễn Thị Hoa là nhân vật trong lịch sử cùng 2 em gái khai phá lập ấp từ Ngòi Rào đến Ngòi Thia gồm các xã: Quy Mông, Yên Thành (Trấn Yên) và các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh huyện Văn Yên.
Hiện trong đình, đền còn lưu giữ được nhiều các di vật quý, có giá trị về mặt khảo cổ như: hoành phi, câu đối, ngai thờ, ô, lọng, đặc biệt còn lưu giữ 11 sắc phong và 1 bản phó y của các triều đại nhà Nguyễn, trong đó, tại Đình lưu giữ 9 sắc phong: Đệ Nhất Quốc Tản viên Sơn Thần có 4 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân Tam niên (1909), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), và 2 đạo sắc vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ Nhị Cao Sơn đại vương trung đẳng thần gồm có 3 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Thành Thái nguyên niên (1899), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân tam niên (1909), đạo sắc thứ 3 vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ tam Trấn Quốc Đại vương trung đẳng thần có 2 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), đạo sắc thứ 2 vào năm Khải Định Cửu niên (1924). Tại Đền hiện lưu giữ 2 sắc phong cho Quế Hương công chúa vào năm Duy Tân Ngũ niên (1911) và năm Khải Định cửu niên (1924). Xuân thu nhị kỳ hàng năm đình và đền Quy Mông thường tổ chức các lễ hội với các trò chơi dân gian hấp dẫn giàu truyền thống văn hóa dân tộc.
Trong phần hội, xã đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thi đấu các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy...
3. Thời gian tổ chức Lễ hội
Lễ hội đình và đền Quy Mông có rất nhiều lễ hội chính, trong đó chính hội được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
4. Phong tục Lễ hội
Đình và Đền Quy Mông thường tổ chức các lễ hội chính như: Lễ tiệc chính vào ngày 7/1 âm lịch; Lễ cầu hạ điền ngày 3/3 Âm lịch; lễ đại tiệc thu ngày 17/7 Âm lịch; lễ mừng cơm mới ngày 9/9 Âm lịch; lễ cấm cửa rừng ngày 25/12 Âm lịch. Ngoài phần lễ chính, trong phần hội, xã Quy Mông đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thi đấu các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy và bắn nỏ thu hút đông đảo người dân các thôn trong xã tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi những ngày đầu xuân.
5. 11 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn
6. Thông tin liên hệ
- Liên hệ Ban tổ chức Lễ hội: Ông Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã Quy Mông - Trưởng ban; Số ĐT: 01649.836.801; Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Công chức VHXH; số ĐT: 0374672521.
- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng Dũng Phượng, thôn 8, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên; SĐT: 0947.885.160.
Các bài khác
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ Hội Lồng tồng, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (29/01/2018)
- Lễ hội Đền Bà Áo Trắng, xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (26/01/2018)
- Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (25/01/2018)
- Lễ hội Đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (15/01/2018)
Xem thêm »