Chẳng biết từ bao giờ, thú chơi hoa, cây cảnh đã trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là mỗi độ tết đến, xuân về. Nhiều người quan niệm, trong không khí giao hòa, sắc xuân rực rỡ đó, sự hiện diện của những bông hoa, nhành cây trong gia đình sẽ đem đến những điều tốt đẹp nhất.
Chị Ngô Thị Vương Bích chăm sóc vườn hoa, phục vụ thị trường tết.
Đã thành thông lệ, dù bận rộn đến đâu nhưng
mỗi khi tết đến người Việt luôn dành thời gian chăm sóc cho ngôi nhà bằng những
chậu hoa, chậu cây cảnh đầy kiểu dáng, màu sắc, trong đó, đào và mai là những
loại hoa không thể thiếu. Đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, là biểu tượng cho
sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Để có một cây đào đẹp, hoa đỏ
thắm, tán tròn, to và nở vào đúng dịp tết Nguyên đán, người trồng đào phải có
kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong nhiều khâu chăm sóc như: làm đất, bấm ngọn, tuốt
lá... Trồng đào mất cả năm trời nhưng thời điểm đào bắt đầu ra mắt cho đến khi
cận tết luôn được đánh giá là thời gian quan trọng nhất bởi quyết định đến sự
được hay mất của cả vụ hoa.
Chị Ngô Thị Vương Bích - chủ vườn hoa Thảo
Bích, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Thời gian này, người trồng
đào phải bấm các ngọn đã buông, không làm mắt được nữa để cây tập trung dinh
dưỡng nuôi mắt đào. Khi mắt đào đã lớn hơn và phát triển thành nụ, người trồng
đào sẽ tiếp tục công đoạn tuốt lá vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 Âm
lịch, người nông dân phải tùy vào kinh nghiệm và giống đào để xác định thời
gian tuốt lá chính xác, không sẽ hỏng cả vụ đào. Chính vì công phu và tỷ mỉ nên
nhiều người phải mặc dù rất thích nhưng không có thời gian chăm sóc nên thường
gửi nhờ tại các vườn hoa, cận tết mới mang về nhà trưng bày. Bên cạnh đào, ngày
nay, một số người có xu hướng tìm đến các loài hoa có màu sắc sặc sỡ để tô điểm
cho ngôi nhà của mình trong ngày tết.
Chị Nguyễn Phương Thúy, phường Đồng Tâm,
một người “say” hoa từ nhỏ cho biết: “Tôi đặc biệt thích hoa hồng, nhà tôi giờ
đã có trên 40 khóm hồng. Trồng loại này không tốn nhiều thời gian chăm sóc như
nhiều loại hoa khác, chủ yếu là cắt tỉa, tưới nước và bón phân đúng cách, đúng
liều lượng, bông sẽ to và tươi lâu. Tết nào nhà tôi cũng như một vườn hoa”. Ngoài
các loại thông dụng như: hồng, đồng tiền, thược dược, cúc..., nhiều người còn
lựa chọn các loại hoa cao cấp như phong lan, thủy tiên...
Theo họ, chỉ cần đam mê và am hiểu đôi chút
về các loại cây này, việc chăm sóc và “bắt” chúng nở không phải là quá khó. Tuy
nhiên, với nhiều loại như thủy tiên lại đòi hỏi sự tỉ mỉ trong việc gọt, tỉa.
Dao tỉa phải sắc, người tỉa phải cắt, khía sao cho lá phải uốn lượn theo ý
mình, còn củ thành hình con phượng, con lân, con rùa. Củ đã gọt tỉa được đặt trong
chiếc cốc thuỷ tinh loe miệng, có chân dùng riêng để bày. Tiếp đó, người chơi
hoa phải điều khiển hãm chậm lại hoặc thúc cho nở sớm đúng vào ngày mồng 1 tết,
nhưng phải làm sao cho hoa chỉ nở “hàm tiếu” thôi thì mới đẹp. Nghề chơi cũng
lắm công phu!
Ông Nguyễn Đình Thi tạo dáng cho các
cây cảnh.
Cùng với đào, quất - một loại cây có quả
được chơi như hoa cũng được nhiều người lựa chọn và đặt ở vị trí trang trọng
trong gia đình. Bởi, trong quan niệm dân gian quất là biểu tượng sức khỏe, bình
an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Ông Nguyễn Anh Dũng, một người
chơi sinh vật cảnh lâu năm ở phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái cho biết: “Thông
thường một cây quất đẹp phải có gốc to, thân ngắn, chẻ làm nhiều nhánh nhỏ thể
hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ gia đình. Đặc biệt, nếu trên cây có cả quả
xanh, quả ương thì rất tốt bởi nó tượng trưng cho các thế hệ trong một gia đình
đề huề, hạnh phúc. Để có được cây quất ưng ý, người làm phải có kỹ thuật đảo
quất. Đảo vào tháng Tư, chọn ngày không mưa, đánh cả cây lên, để vài ba ngày
cho xuống lá (héo) mới đem trồng lại. Khi có quả phải bấm mầm, tưới nước, gặp
kỳ sương muối phải đốt đống rấm chống rét và rửa sương từng quả một”.
Chọn hoa chơi tết đã rất cầu kỳ nhưng cách
chọn cây cảnh trưng tết còn kỳ công hơn nhiều. Bởi nói đến cây cảnh nghệ thuật
là nói đến cây tạo hình bằng kỹ thuật chăm sóc, uốn tỉa thành dáng, thế với số
càn, chi cân đối có chủ thể phù hợp. Vì vậy, chơi cây cảnh khá là công phu, đòi
hỏi người chơi cây cũng cần phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và giàu vốn
sống, trí tưởng tượng mới có thể tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật độc
đáo.
Ông Nguyễn Đình Thi - Phó chủ tịch Thường
trực Hội Sinh vật cảnh tỉnh cho biết: “Để tạo ra một cây cảnh có dáng, có thế
đạt giá trị thẩm mỹ thật không đơn giản. Trước tiên, người trồng phải thật am
hiểu về từng loại cây, phải có óc thẩm mỹ và phải biết cắt tỉa đúng cành, đúng
thời điểm... Riêng tôi, có những cành tôi phải đắn đo hàng năm trời mới dám cắt,
vì nếu cắt sai một cành cũng có thể phá hỏng cả một cây cảnh”. Một số loại cây
thường được ưa chuộng tạo hình như: sung, tùng, sanh...
Theo ông Phạm Quốc Tuấn, một “lão làng”
trong nghề sinh vật cảnh, mỗi loại cây đều mang một ý nghĩa khác nhau. Ví như,
chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết sẽ
mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới; cây bách tán ngụ ý cho sự
sống lâu, trường tồn, có thể làm quà tặng cho các vị cao niên; cây kim tiền thường
được trồng trong chậu, đặt trong nhà, với hy vọng về sự giàu sang và tiền bạc…
Sinh vật cảnh đòi hỏi người chơi phải có sự sáng tạo cao, do vậy, mỗi cây cảnh,
mỗi tác phẩm đều mang những nét riêng gắn với phong cách của người tạo ra
chúng. Vì thế, thế giới cây cảnh có tới hàng nghìn các loại cây với kiểu dáng
khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại đều ở 4 dáng là “trực, hoành, xiêu, huyền”.
Cũng từ những giá trị thẩm mỹ trên mà ngày
càng có nhiều người tìm đến với sinh vật cảnh. Đến hết năm nay, Hội Sinh vật
cảnh tỉnh đã có 22 chi hội tại 7 huyện, thị, thành phố với 557 hội viên, giá
trị sinh vật cảnh ước đạt 400 tỷ đồng. Cũng từ đó, nhiều người đã có thêm thu
nhập và làm giàu. Các hội viên tiêu biểu như: Nguyễn Văn Thoại (thành phố Yên Bái),
Nguyễn Quang Liệu (Yên Bình), Dương Hồng Tuấn (Trấn Yên)...
Chơi hoa, chơi cây cảnh là một nghệ thuật
và người làm ra chúng là một nghệ sỹ, chính vì vậy, nghề này luôn gắn với cái
đẹp, sự tỉ mỉ cũng như sáng tạo. Hơn thế nữa, thú chơi hoa và cây cảnh ngày tết
không những thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt mà còn mang ý nghĩa sâu
xa về mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người.
13475 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Chẳng biết từ bao giờ, thú chơi hoa, cây cảnh đã trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là mỗi độ tết đến, xuân về. Nhiều người quan niệm, trong không khí giao hòa, sắc xuân rực rỡ đó, sự hiện diện của những bông hoa, nhành cây trong gia đình sẽ đem đến những điều tốt đẹp nhất.
.ExternalClassBCAA665D859D4397A357543328FDE94B .shape {
}
Đã thành thông lệ, dù bận rộn đến đâu nhưng
mỗi khi tết đến người Việt luôn dành thời gian chăm sóc cho ngôi nhà bằng những
chậu hoa, chậu cây cảnh đầy kiểu dáng, màu sắc, trong đó, đào và mai là những
loại hoa không thể thiếu. Đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, là biểu tượng cho
sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Để có một cây đào đẹp, hoa đỏ
thắm, tán tròn, to và nở vào đúng dịp tết Nguyên đán, người trồng đào phải có
kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong nhiều khâu chăm sóc như: làm đất, bấm ngọn, tuốt
lá... Trồng đào mất cả năm trời nhưng thời điểm đào bắt đầu ra mắt cho đến khi
cận tết luôn được đánh giá là thời gian quan trọng nhất bởi quyết định đến sự
được hay mất của cả vụ hoa.
Chị Ngô Thị Vương Bích - chủ vườn hoa Thảo
Bích, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái cho biết: “Thời gian này, người trồng
đào phải bấm các ngọn đã buông, không làm mắt được nữa để cây tập trung dinh
dưỡng nuôi mắt đào. Khi mắt đào đã lớn hơn và phát triển thành nụ, người trồng
đào sẽ tiếp tục công đoạn tuốt lá vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 Âm
lịch, người nông dân phải tùy vào kinh nghiệm và giống đào để xác định thời
gian tuốt lá chính xác, không sẽ hỏng cả vụ đào. Chính vì công phu và tỷ mỉ nên
nhiều người phải mặc dù rất thích nhưng không có thời gian chăm sóc nên thường
gửi nhờ tại các vườn hoa, cận tết mới mang về nhà trưng bày. Bên cạnh đào, ngày
nay, một số người có xu hướng tìm đến các loài hoa có màu sắc sặc sỡ để tô điểm
cho ngôi nhà của mình trong ngày tết.
Chị Nguyễn Phương Thúy, phường Đồng Tâm,
một người “say” hoa từ nhỏ cho biết: “Tôi đặc biệt thích hoa hồng, nhà tôi giờ
đã có trên 40 khóm hồng. Trồng loại này không tốn nhiều thời gian chăm sóc như
nhiều loại hoa khác, chủ yếu là cắt tỉa, tưới nước và bón phân đúng cách, đúng
liều lượng, bông sẽ to và tươi lâu. Tết nào nhà tôi cũng như một vườn hoa”. Ngoài
các loại thông dụng như: hồng, đồng tiền, thược dược, cúc..., nhiều người còn
lựa chọn các loại hoa cao cấp như phong lan, thủy tiên...
Theo họ, chỉ cần đam mê và am hiểu đôi chút
về các loại cây này, việc chăm sóc và “bắt” chúng nở không phải là quá khó. Tuy
nhiên, với nhiều loại như thủy tiên lại đòi hỏi sự tỉ mỉ trong việc gọt, tỉa.
Dao tỉa phải sắc, người tỉa phải cắt, khía sao cho lá phải uốn lượn theo ý
mình, còn củ thành hình con phượng, con lân, con rùa. Củ đã gọt tỉa được đặt trong
chiếc cốc thuỷ tinh loe miệng, có chân dùng riêng để bày. Tiếp đó, người chơi
hoa phải điều khiển hãm chậm lại hoặc thúc cho nở sớm đúng vào ngày mồng 1 tết,
nhưng phải làm sao cho hoa chỉ nở “hàm tiếu” thôi thì mới đẹp. Nghề chơi cũng
lắm công phu!
Ông Nguyễn Đình Thi tạo dáng cho các
cây cảnh.
Cùng với đào, quất - một loại cây có quả
được chơi như hoa cũng được nhiều người lựa chọn và đặt ở vị trí trang trọng
trong gia đình. Bởi, trong quan niệm dân gian quất là biểu tượng sức khỏe, bình
an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Ông Nguyễn Anh Dũng, một người
chơi sinh vật cảnh lâu năm ở phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái cho biết: “Thông
thường một cây quất đẹp phải có gốc to, thân ngắn, chẻ làm nhiều nhánh nhỏ thể
hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ gia đình. Đặc biệt, nếu trên cây có cả quả
xanh, quả ương thì rất tốt bởi nó tượng trưng cho các thế hệ trong một gia đình
đề huề, hạnh phúc. Để có được cây quất ưng ý, người làm phải có kỹ thuật đảo
quất. Đảo vào tháng Tư, chọn ngày không mưa, đánh cả cây lên, để vài ba ngày
cho xuống lá (héo) mới đem trồng lại. Khi có quả phải bấm mầm, tưới nước, gặp
kỳ sương muối phải đốt đống rấm chống rét và rửa sương từng quả một”.
Chọn hoa chơi tết đã rất cầu kỳ nhưng cách
chọn cây cảnh trưng tết còn kỳ công hơn nhiều. Bởi nói đến cây cảnh nghệ thuật
là nói đến cây tạo hình bằng kỹ thuật chăm sóc, uốn tỉa thành dáng, thế với số
càn, chi cân đối có chủ thể phù hợp. Vì vậy, chơi cây cảnh khá là công phu, đòi
hỏi người chơi cây cũng cần phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và giàu vốn
sống, trí tưởng tượng mới có thể tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật độc
đáo.
Ông Nguyễn Đình Thi - Phó chủ tịch Thường
trực Hội Sinh vật cảnh tỉnh cho biết: “Để tạo ra một cây cảnh có dáng, có thế
đạt giá trị thẩm mỹ thật không đơn giản. Trước tiên, người trồng phải thật am
hiểu về từng loại cây, phải có óc thẩm mỹ và phải biết cắt tỉa đúng cành, đúng
thời điểm... Riêng tôi, có những cành tôi phải đắn đo hàng năm trời mới dám cắt,
vì nếu cắt sai một cành cũng có thể phá hỏng cả một cây cảnh”. Một số loại cây
thường được ưa chuộng tạo hình như: sung, tùng, sanh...
Theo ông Phạm Quốc Tuấn, một “lão làng”
trong nghề sinh vật cảnh, mỗi loại cây đều mang một ý nghĩa khác nhau. Ví như,
chọn một cây sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết sẽ
mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới; cây bách tán ngụ ý cho sự
sống lâu, trường tồn, có thể làm quà tặng cho các vị cao niên; cây kim tiền thường
được trồng trong chậu, đặt trong nhà, với hy vọng về sự giàu sang và tiền bạc…
Sinh vật cảnh đòi hỏi người chơi phải có sự sáng tạo cao, do vậy, mỗi cây cảnh,
mỗi tác phẩm đều mang những nét riêng gắn với phong cách của người tạo ra
chúng. Vì thế, thế giới cây cảnh có tới hàng nghìn các loại cây với kiểu dáng
khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại đều ở 4 dáng là “trực, hoành, xiêu, huyền”.
Cũng từ những giá trị thẩm mỹ trên mà ngày
càng có nhiều người tìm đến với sinh vật cảnh. Đến hết năm nay, Hội Sinh vật
cảnh tỉnh đã có 22 chi hội tại 7 huyện, thị, thành phố với 557 hội viên, giá
trị sinh vật cảnh ước đạt 400 tỷ đồng. Cũng từ đó, nhiều người đã có thêm thu
nhập và làm giàu. Các hội viên tiêu biểu như: Nguyễn Văn Thoại (thành phố Yên Bái),
Nguyễn Quang Liệu (Yên Bình), Dương Hồng Tuấn (Trấn Yên)...
Chơi hoa, chơi cây cảnh là một nghệ thuật
và người làm ra chúng là một nghệ sỹ, chính vì vậy, nghề này luôn gắn với cái
đẹp, sự tỉ mỉ cũng như sáng tạo. Hơn thế nữa, thú chơi hoa và cây cảnh ngày tết
không những thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt mà còn mang ý nghĩa sâu
xa về mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người.