Cùng với chè, tre măng Bát Độ, cây dâu giờ đã là cây trồng mũi nhọn của huyện Trấn Yên. "Một nong tằm là ba nong kén, một nong kén là chín nén tơ", cứ thế mà nhân lên, gần một vạn vòng trứng tằm từ 170ha dâu cho sản lượng kén 150 tấn, nếu mỗi ki-lô-gam kén có giá 110.000 đồng thì nông dân Trấn Yên năm 2014 đã thu về 16 tỷ đồng - con số không nhỏ với vùng đất thuần nông.
Nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, anh Trần Tô Thành đã có thu nhập ổn định.
Những ngày cuối năm, theo đường Yên Bái -
Khe Sang, chúng tôi lên Báo Đáp. Cùng màu xanh bát ngát của ngô, màu vụ đông,
những ruộng dâu đã được đốn tỉa gọn gàng. Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND
xã cho biết: "Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến nghề trồng dâu,
nuôi tằm. Xã đã liên hệ với Viện Dâu tằm Trung ương đưa giống dâu mới GQ2 thay thế
giống dâu cũ. Ngoài ra, xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển nghề
trồng dâu nuôi tằm và chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn vận động
nhân dân chuyển đổi các diện tích đất soi bãi kém hiệu quả sang trồng dâu”.
Hiện nay, Báo Đáp đã có hơn 40ha dâu, mỗi năm, ươm nuôi trên 1.500 vòng trứng,
cho thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Bốn năm về trước, anh Trần Tô Thành ở thôn
15 là một trong những người dân ở xã mạnh dạn chuyển đổi những ruộng lúa thiếu
nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu với diện tích 1,3ha. Anh cho
biết: "Ban đầu, do không có kỹ thuật nuôi, tằm bị đủ loại bệnh như: bủng,
nấm... Khi được hỗ trợ làm nhà tằm, hướng dẫn kĩ thuật, đồng thời, học hỏi thêm
từ các hộ nuôi lâu năm và rút kinh nghiệm thực tế, đến nay, mỗi tháng, gia đình
đưa vào ươm nuôi gối lứa 10 vòng trứng, trừ các chi phí thu cũng thu về trên
chục triệu đồng".
Báo Đáp đang trên đường xây dựng nông thôn
mới, nhờ thu nhập từ dâu tằm người dân đã có điều kiện đóng góp hàng tỷ đồng để
cùng Nhà nước xây dựng đường giao thông nông thôn, đặc biệt, tiêu chí thu nhập
bình quân đầu người đã không còn là vấn đề với vùng đất thuần nông này.
Song “thủ phủ” đầu tiên và lớn nhất của nghề tằm tang phải kể đến xã Việt
Thành. Khởi đầu chỉ với vài ba hộ nhỏ lẻ, đến nay, toàn xã đã có 46ha dâu.
Đồng chí Nguyễn Quốc Tưởng - Phó chủ tịch
UBND xã cho biết: "Năm 2000, đồng chí Lê Văn Tạo - nay là Phó chủ tịch
HĐND tỉnh, khi đó là Bí thư Huyện ủy và đồng chí Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi đó là Chủ tịch UBND huyện đã quyết
định đưa cây dâu lên đất Việt Thành. Từ hiệu quả kinh tế đem lại, xã xác định
đây là cây trồng mũi nhọn, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo
và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”. Xã giờ đã có trên 150 hộ trồng
dâu nuôi tằm, một tổ hợp tác nuôi tằm con; năm 2014, ươm nuôi 5.800 vòng tằm,
sản lượng 92 tấn tơ, giá trị ước đạt 10,2 tỉ đồng.
Từ những ruộng dâu đầu tiên của 15 năm về
trước, giờ đây, Trấn Yên có 7 xã trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm, duy trì ổn định ở
170ha. Thu nhập tiền tỷ từ dâu tằm đã đem lại cho vùng quê này diện mạo mới.
Những ngôi nhà lá tranh tre, vách nứa ngày nào đã được thay bằng những ngôi nhà
mới khang trang, hiện đại. Người dân vùng dâu đang giàu lên trông thấy, tất cả
nhờ sự quyết đoán của lãnh đạo địa phương và sự cần cù lao động của người dân.
Đồng chí Phạm Lâm Phóng - Phó chủ tịch UBND
huyện cho biết: “Để tiếp tục mở rộng diện tích, từng bước đưa nghề dâu tằm trở
thành mũi nhọn, tận dụng thế mạnh của địa phương, huyện sẽ tiếp tục triển khai
nhiều biện pháp hỗ trợ người nông dân như: đưa giống dâu mới có năng suất lá cao
vào thâm canh, làm nhà nuôi tằm, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật. Đặc biệt, qua khảo sát chất đất, huyện có thể mở rộng lên 300ha. Nguồn
lao động vùng nông thôn dồi dào, cùng với nhu cầu về cơ sở chế biến ươm tơ,
Trấn Yên đang hoàn thiện Dự án “Xây dựng xí nghiệp ươm kén tằm”.
Giai đoạn một sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ và
công nhân làm quen với kĩ thuật cơ bản trong ươm tơ và tiêu thụ kịp thời nguồn
kén tại địa phương. Giai đoạn hai sẽ đầu tư thêm dãy ươm tơ tự động, nâng cấp
lên cao hơn, khuyến khích người dân gắn bó lâu dài và làm giàu từ dâu tằm”.
Trấn Yên đất lại bốn mùa xanh. Chẳng chê
cái nghề “ăn cơm đứng”, những triệu phú vùng dâu đã xuất hiện ngày một nhiều,
cuộc sống của người dân nơi đây ngày một ấm no nhờ những ruộng dâu xanh, nong
tằm vàng nhả tơ “dệt” những trang đời mới.
4747 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Cùng với chè, tre măng Bát Độ, cây dâu giờ đã là cây trồng mũi nhọn của huyện Trấn Yên. "Một nong tằm là ba nong kén, một nong kén là chín nén tơ", cứ thế mà nhân lên, gần một vạn vòng trứng tằm từ 170ha dâu cho sản lượng kén 150 tấn, nếu mỗi ki-lô-gam kén có giá 110.000 đồng thì nông dân Trấn Yên năm 2014 đã thu về 16 tỷ đồng - con số không nhỏ với vùng đất thuần nông.
Những ngày cuối năm, theo đường Yên Bái -
Khe Sang, chúng tôi lên Báo Đáp. Cùng màu xanh bát ngát của ngô, màu vụ đông,
những ruộng dâu đã được đốn tỉa gọn gàng. Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND
xã cho biết: "Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến nghề trồng dâu,
nuôi tằm. Xã đã liên hệ với Viện Dâu tằm Trung ương đưa giống dâu mới GQ2 thay thế
giống dâu cũ. Ngoài ra, xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển nghề
trồng dâu nuôi tằm và chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn vận động
nhân dân chuyển đổi các diện tích đất soi bãi kém hiệu quả sang trồng dâu”.
Hiện nay, Báo Đáp đã có hơn 40ha dâu, mỗi năm, ươm nuôi trên 1.500 vòng trứng,
cho thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Bốn năm về trước, anh Trần Tô Thành ở thôn
15 là một trong những người dân ở xã mạnh dạn chuyển đổi những ruộng lúa thiếu
nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu với diện tích 1,3ha. Anh cho
biết: "Ban đầu, do không có kỹ thuật nuôi, tằm bị đủ loại bệnh như: bủng,
nấm... Khi được hỗ trợ làm nhà tằm, hướng dẫn kĩ thuật, đồng thời, học hỏi thêm
từ các hộ nuôi lâu năm và rút kinh nghiệm thực tế, đến nay, mỗi tháng, gia đình
đưa vào ươm nuôi gối lứa 10 vòng trứng, trừ các chi phí thu cũng thu về trên
chục triệu đồng".
Báo Đáp đang trên đường xây dựng nông thôn
mới, nhờ thu nhập từ dâu tằm người dân đã có điều kiện đóng góp hàng tỷ đồng để
cùng Nhà nước xây dựng đường giao thông nông thôn, đặc biệt, tiêu chí thu nhập
bình quân đầu người đã không còn là vấn đề với vùng đất thuần nông này.
Song “thủ phủ” đầu tiên và lớn nhất của nghề tằm tang phải kể đến xã Việt
Thành. Khởi đầu chỉ với vài ba hộ nhỏ lẻ, đến nay, toàn xã đã có 46ha dâu.
Đồng chí Nguyễn Quốc Tưởng - Phó chủ tịch
UBND xã cho biết: "Năm 2000, đồng chí Lê Văn Tạo - nay là Phó chủ tịch
HĐND tỉnh, khi đó là Bí thư Huyện ủy và đồng chí Trần Đức Lâm - Phó giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi đó là Chủ tịch UBND huyện đã quyết
định đưa cây dâu lên đất Việt Thành. Từ hiệu quả kinh tế đem lại, xã xác định
đây là cây trồng mũi nhọn, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo
và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”. Xã giờ đã có trên 150 hộ trồng
dâu nuôi tằm, một tổ hợp tác nuôi tằm con; năm 2014, ươm nuôi 5.800 vòng tằm,
sản lượng 92 tấn tơ, giá trị ước đạt 10,2 tỉ đồng.
Từ những ruộng dâu đầu tiên của 15 năm về
trước, giờ đây, Trấn Yên có 7 xã trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm, duy trì ổn định ở
170ha. Thu nhập tiền tỷ từ dâu tằm đã đem lại cho vùng quê này diện mạo mới.
Những ngôi nhà lá tranh tre, vách nứa ngày nào đã được thay bằng những ngôi nhà
mới khang trang, hiện đại. Người dân vùng dâu đang giàu lên trông thấy, tất cả
nhờ sự quyết đoán của lãnh đạo địa phương và sự cần cù lao động của người dân.
Đồng chí Phạm Lâm Phóng - Phó chủ tịch UBND
huyện cho biết: “Để tiếp tục mở rộng diện tích, từng bước đưa nghề dâu tằm trở
thành mũi nhọn, tận dụng thế mạnh của địa phương, huyện sẽ tiếp tục triển khai
nhiều biện pháp hỗ trợ người nông dân như: đưa giống dâu mới có năng suất lá cao
vào thâm canh, làm nhà nuôi tằm, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật. Đặc biệt, qua khảo sát chất đất, huyện có thể mở rộng lên 300ha. Nguồn
lao động vùng nông thôn dồi dào, cùng với nhu cầu về cơ sở chế biến ươm tơ,
Trấn Yên đang hoàn thiện Dự án “Xây dựng xí nghiệp ươm kén tằm”.
Giai đoạn một sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ và
công nhân làm quen với kĩ thuật cơ bản trong ươm tơ và tiêu thụ kịp thời nguồn
kén tại địa phương. Giai đoạn hai sẽ đầu tư thêm dãy ươm tơ tự động, nâng cấp
lên cao hơn, khuyến khích người dân gắn bó lâu dài và làm giàu từ dâu tằm”.
Trấn Yên đất lại bốn mùa xanh. Chẳng chê
cái nghề “ăn cơm đứng”, những triệu phú vùng dâu đã xuất hiện ngày một nhiều,
cuộc sống của người dân nơi đây ngày một ấm no nhờ những ruộng dâu xanh, nong
tằm vàng nhả tơ “dệt” những trang đời mới.