Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại trên 200 điểm; đã nhận hàng nghìn lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri. Riêng năm 2014, các tổ đại biểu HĐND đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 36 điểm, thu hút trên 1.800 cử tri tham dự, tổng hợp 123 ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Theo Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân
(HĐND) năm 2005 quy định: “Các đại biểu HĐND được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị
bầu cử hợp thành tổ đại biểu HĐND. Số lượng thành viên, tổ trưởng và phó tổ
trưởng của tổ đại biểu HĐND do thường trực HĐND cùng cấp quyết định. Tổ trưởng
điều hành công việc của tổ đại biểu HĐND, phó tổ trưởng giúp tổ trưởng thực hiện
những nhiệm vụ được phân công… tổ đại biểu HĐND họp ít nhất một quý một lần để
bàn kế hoạch công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức nghiên cứu pháp
luật, chính sách của Nhà nước....
Tổ đại biểu HĐND là đơn vị cơ sở của HĐND,
là nơi đại biểu tham gia sinh hoạt, các hoạt động của tổ chuẩn bị cho kỳ họp
HĐND, thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; tham gia hoạt
động giám sát, chất vấn của HĐND, tiếp xúc cử tri… Vì vậy, việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của tổ đại biểu HĐND là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
Nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND tỉnh Yên Bái có
59 đại biểu. Hiện nay, do biến động của công tác cán bộ nên chỉ còn 57 đại
biểu. Căn cứ quy chế hoạt động HĐND, Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập 9 tổ
đại biểu HĐND tỉnh tại 9 huyện, thị; tổ nhiều nhất có 10 đại biểu, tổ ít nhất
có 3 đại biểu. Trong những năm vừa qua, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện khá
tốt các nhiệm vụ và quyền hạn theo luật quy định. Các tổ đại biểu đã thực hiện
nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ
họp, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với HĐND và các cấp
chính quyền đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các cấp
chính quyền trong việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu
HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại trên 200 điểm; đã nhận hàng nghìn lượt
ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri. Riêng năm 2014, các
tổ đại biểu HĐND đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 36 điểm, thu hút trên 1.800 cử
tri tham dự, tổng hợp 123 ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Tại các kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu đã
tích cực tham gia thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp tích cực nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng mà nghị quyết HĐND đề ra. Trên cơ sở thảo luận, các tổ đại biểu đã quan
tâm lựa chọn những vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Nhiều
nội dung các tổ đại biểu chất vấn đã phản ánh những vấn đề bức xúc mà cử tri
quan tâm như: nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản; khai thác
khoáng sản; quản lý đất đai; thu chi ngân sách; chất lượng giáo dục; chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các chính sách đối với người có công và
chính sách an sinh xã hội…
Thực hiện quy chế phối hợp hoạt động, nhiều
tổ đại biểu đã tích cực phối hợp với Thường trực và các ban HĐND tỉnh trong
hoạt động giám sát việc thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và nghị quyết của HĐND tại địa phương; tham dự các kỳ họp của
HĐND cấp huyện và cấp xã. Một số tổ đại biểu như Tổ đại biểu HĐND huyện Yên
Bình, Lục Yên, Văn Chấn đã thường xuyên tổ chức giám sát việc giải quyết các kiến
nghị của cử tri tại địa phương. Sau giám sát, các tổ đều có báo cáo chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và đề xuất, kiến nghị với các cấp chính quyền
và các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Tuy nhiên, hoạt động của tổ đại biểu vẫn có
những hạn chế là vẫn còn một số tổ đại biểu thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri
và tổng hợp ý kiến cử tri chậm so với thời gian theo quy định của Luật. Hầu hết
các tổ đại biểu chưa duy trì được lịch sinh hoạt tổ định kỳ theo quy định của Quy
chế hoạt động HĐND (họp tổ ít nhất một quý một lần). Một số tổ đại biểu thực
hiện các hoạt động tiếp dân, giám sát, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử
tri chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của tổ đại biểu còn chung chung, chưa cụ thể. Các thành
viên của tổ đại biểu đều hoạt động kiêm nhiệm, tính chất công việc và vị trí
công tác lại khác nhau nên việc tổ chức các hoạt động của tổ gặp nhiều khó khăn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
tổ đại biểu, trước hết, đối với các đại biểu HĐND cần phải đề cao tinh thần
trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động chung của tổ đại biểu như: hoạt
động giám sát, tiếp xúc cử tri, thực hiện chức năng quyết định tại kỳ họp của HĐND.
Các tổ đại biểu HĐND cần quy định chặt chẽ lịch sinh hoạt, lịch tiếp dân, công
tác tiếp xúc cử tri, công tác phối hợp giám sát, chất vấn, thảo luận tổ cũng
như thảo luận tại hội trường…
Thường trực HĐND cần quan tâm chỉ đạo các
tổ đại biểu thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của HĐND; tăng cường công
tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động cho tổ đại biểu; cung cấp đầy đủ
các thông tin cần thiết cho tổ đại biểu, nhất là các thông tin phục vụ cho hoạt
động giám sát, tiếp xúc cử tri và chuẩn bị kỳ họp; thường xuyên theo dõi, đánh
giá hiệu quả hoạt động và bảo đảm các điều kiện cho tổ đại biểu hoạt động; có
chính sách khen thưởng, động viên đối với các tổ hoạt động tích cực và xử lý
đối với các tổ không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.
5034 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại trên 200 điểm; đã nhận hàng nghìn lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri. Riêng năm 2014, các tổ đại biểu HĐND đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 36 điểm, thu hút trên 1.800 cử tri tham dự, tổng hợp 123 ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Theo Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân
(HĐND) năm 2005 quy định: “Các đại biểu HĐND được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị
bầu cử hợp thành tổ đại biểu HĐND. Số lượng thành viên, tổ trưởng và phó tổ
trưởng của tổ đại biểu HĐND do thường trực HĐND cùng cấp quyết định. Tổ trưởng
điều hành công việc của tổ đại biểu HĐND, phó tổ trưởng giúp tổ trưởng thực hiện
những nhiệm vụ được phân công… tổ đại biểu HĐND họp ít nhất một quý một lần để
bàn kế hoạch công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức nghiên cứu pháp
luật, chính sách của Nhà nước....
Tổ đại biểu HĐND là đơn vị cơ sở của HĐND,
là nơi đại biểu tham gia sinh hoạt, các hoạt động của tổ chuẩn bị cho kỳ họp
HĐND, thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; tham gia hoạt
động giám sát, chất vấn của HĐND, tiếp xúc cử tri… Vì vậy, việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của tổ đại biểu HĐND là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.
Nhiệm kỳ 2011 - 2016, HĐND tỉnh Yên Bái có
59 đại biểu. Hiện nay, do biến động của công tác cán bộ nên chỉ còn 57 đại
biểu. Căn cứ quy chế hoạt động HĐND, Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập 9 tổ
đại biểu HĐND tỉnh tại 9 huyện, thị; tổ nhiều nhất có 10 đại biểu, tổ ít nhất
có 3 đại biểu. Trong những năm vừa qua, các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện khá
tốt các nhiệm vụ và quyền hạn theo luật quy định. Các tổ đại biểu đã thực hiện
nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch, tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ
họp, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với HĐND và các cấp
chính quyền đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các cấp
chính quyền trong việc theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu
HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại trên 200 điểm; đã nhận hàng nghìn lượt
ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các buổi tiếp xúc cử tri. Riêng năm 2014, các
tổ đại biểu HĐND đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 36 điểm, thu hút trên 1.800 cử
tri tham dự, tổng hợp 123 ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Tại các kỳ họp HĐND, các tổ đại biểu đã
tích cực tham gia thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp tích cực nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng mà nghị quyết HĐND đề ra. Trên cơ sở thảo luận, các tổ đại biểu đã quan
tâm lựa chọn những vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Nhiều
nội dung các tổ đại biểu chất vấn đã phản ánh những vấn đề bức xúc mà cử tri
quan tâm như: nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản; khai thác
khoáng sản; quản lý đất đai; thu chi ngân sách; chất lượng giáo dục; chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các chính sách đối với người có công và
chính sách an sinh xã hội…
Thực hiện quy chế phối hợp hoạt động, nhiều
tổ đại biểu đã tích cực phối hợp với Thường trực và các ban HĐND tỉnh trong
hoạt động giám sát việc thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước và nghị quyết của HĐND tại địa phương; tham dự các kỳ họp của
HĐND cấp huyện và cấp xã. Một số tổ đại biểu như Tổ đại biểu HĐND huyện Yên
Bình, Lục Yên, Văn Chấn đã thường xuyên tổ chức giám sát việc giải quyết các kiến
nghị của cử tri tại địa phương. Sau giám sát, các tổ đều có báo cáo chỉ rõ
những kết quả đạt được, hạn chế và đề xuất, kiến nghị với các cấp chính quyền
và các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Tuy nhiên, hoạt động của tổ đại biểu vẫn có
những hạn chế là vẫn còn một số tổ đại biểu thực hiện hoạt động tiếp xúc cử tri
và tổng hợp ý kiến cử tri chậm so với thời gian theo quy định của Luật. Hầu hết
các tổ đại biểu chưa duy trì được lịch sinh hoạt tổ định kỳ theo quy định của Quy
chế hoạt động HĐND (họp tổ ít nhất một quý một lần). Một số tổ đại biểu thực
hiện các hoạt động tiếp dân, giám sát, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử
tri chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân chính là do các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của tổ đại biểu còn chung chung, chưa cụ thể. Các thành
viên của tổ đại biểu đều hoạt động kiêm nhiệm, tính chất công việc và vị trí
công tác lại khác nhau nên việc tổ chức các hoạt động của tổ gặp nhiều khó khăn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
tổ đại biểu, trước hết, đối với các đại biểu HĐND cần phải đề cao tinh thần
trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động chung của tổ đại biểu như: hoạt
động giám sát, tiếp xúc cử tri, thực hiện chức năng quyết định tại kỳ họp của HĐND.
Các tổ đại biểu HĐND cần quy định chặt chẽ lịch sinh hoạt, lịch tiếp dân, công
tác tiếp xúc cử tri, công tác phối hợp giám sát, chất vấn, thảo luận tổ cũng
như thảo luận tại hội trường…
Thường trực HĐND cần quan tâm chỉ đạo các
tổ đại biểu thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của HĐND; tăng cường công
tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động cho tổ đại biểu; cung cấp đầy đủ
các thông tin cần thiết cho tổ đại biểu, nhất là các thông tin phục vụ cho hoạt
động giám sát, tiếp xúc cử tri và chuẩn bị kỳ họp; thường xuyên theo dõi, đánh
giá hiệu quả hoạt động và bảo đảm các điều kiện cho tổ đại biểu hoạt động; có
chính sách khen thưởng, động viên đối với các tổ hoạt động tích cực và xử lý
đối với các tổ không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.