Năm 2014 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và tiếp cận với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình kinh tế - xã hội, một số chỉ tiêu vẫn còn khó khăn, thách thức.
Nông dân xã Phù Nham (Văn Chấn) thu hoạch rau màu vụ đông.
Nông nghiệp bứt phá
Mấy năm trở lại đây, câu chuyện về chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ không còn xa lạ với hầu hết
người nông dân ở Văn Chấn. Cơ cấu 40% lúa thuần, 60% lúa lai trong vụ đông xuân
và ngược lại trong vụ mùa đã giúp nông dân chủ động thời vụ, bảo đảm thời gian
canh tác 3 vụ/năm. Cơ cấu này đã góp phần đạt mục tiêu bảo đảm an ninh ở vùng
cao và từng bước đưa sản xuất lúa ở vùng Mường Lò, vùng ngoài theo hướng
hàng hóa. Áp dụng cơ giới hóa và gieo cấy cải tiến SRI trên những cánh đồng mẫu
lớn đã tạo ra hiệu quả vượt trội.
Nhiều địa phương vùng cánh đồng Mường
Lò như Sơn A, Hạnh Sơn, Phù Nham giá trị đạt 140 - 150 triệu đồng/ha. Anh
Nguyễn Văn Tưởng ở thôn An Sơn (xã Hạnh Sơn) chia sẻ: "Dù sản xuất nông
nghiệp của bà con trong thôn luôn gắn liền với chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng
nhân dân chỉ gieo cấy một phần diện tích lấy lương thực để chăn nuôi. Số còn
lại chủ yếu gieo cấy lúa thuần chất lượng cao và sản xuất lúa giống để phục vụ gieo
trồng tại chỗ. Nhìn chung, nông dân đã chủ động về cơ cấu giống, thời vụ gieo
trồng; năng suất cũng như giá trị thì luôn nhất, nhì khu vực Mường Lò".
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, 4 năm qua, sản lượng lương thực có hạt của
toàn huyện liên tục tăng; đến năm 2014 là 62.275 tấn, vượt 275 tấn so với mục tiêu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Bên cạnh việc sản xuất lương thực, những
năm qua, sản xuất, kinh doanh chè cũng được nhân dân hết sức chú trọng. Tranh
thủ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, 4 năm qua, trung bình mỗi năm
huyện Văn Chấn cải tạo trên 300ha chè, riêng năm 2014 là trên 600ha. Vùng nguyên
liệu được quy hoạch gắn với các cơ sở chế biến đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao,
thúc đẩy phát triển chung.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Huyện hiện có gần 4.900ha
chè, trong đó gần 50% đã được trồng cải tạo. Đến năm 2014, sản lượng chè búp
tươi đã tăng trên 11 tấn so với đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, vượt mục tiêu nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra. Đây là nền tảng quan trọng để
từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn".
Công nghiệp phát triển đúng hướng
Cùng với sản xuất nông nghiệp, những năm
qua, sản xuất công nghiệp ở Văn Chấn cũng có bước tăng trưởng khá. Mặc dù gặp
nhiều khó khăn bởi những tác động của nền kinh tế thị trường và bất lợi về điều
kiện giao thông nhưng với những chính sách thu hút thông thoáng, đầu tư tập
trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất. Ngoài việc
quy hoạch các cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, đến nay, huyện đã hoàn
thành việc xây dựng Cụm công nghiệp Sơn Thịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
chục doanh nghiệp vào đầu tư ổn định lâu dài.
Với quan điểm mở cửa, thu hút đầu tư và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, những năm qua, các doanh
nghiệp mũi nhọn như thủy điện, sản xuất chè, chế biến quặng, chế biến gỗ rừng
trồng… đều đạt mục tiêu kế hoạch hàng năm, đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân
sách Nhà nước. Ông Phan Văn An - Giám đốc Công ty cổ phần Chè Liên Sơn chia sẻ:
"Dù gặp không ít khó khăn do những biến động của thị trường chè nhưng được
sự quan tâm của các cấp chính quyền và Dự án Qseap tỉnh Yên Bái, Công ty đã giữ
vững và phát triển vùng nguyên liệu ngày càng chất lượng. Đây là yếu tố quan
trọng giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, hoàn thành kế hoạch hàng năm".
Chú trọng phát triển công nghiệp, 4 năm
qua, giá trị công nghiệp của huyện liên tục tăng. Đến nay, tổng giá trị công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 425 tỷ đồng, vượt 25 tỷ đồng so với
mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra. Đây là mục tiêu
quan trọng cho thấy việc xác định các mục tiêu về tăng giá trị sản xuất công nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đầu nhiệm kỳ là chính xác, đã và đang phát huy
tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Bước điều chỉnh từ thực tiễn
Trong 29 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra, đến nay, Văn Chấn đã hoàn
thành và hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đã tiệm
cận và xấp xỉ hoàn thành. Nhiều chỉ tiêu quan trọng như kết nạp đảng viên mới,
thu ngân sách, sản lượng lương thực có hạt, giá trị công nghiệp đã có tác động
không nhỏ nâng cao đời sống vật chất tinh thần, cải tạo bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu khó như số xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn
mới, diện tích rừng và tỷ lệ tán che phủ rừng, diện tích trồng cây cao su, diện
tích cây ăn quả và tổng đàn đại gia súc. Mặt khác, một số chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đạt và gần đạt nhưng chưa bền vững, công nghiệp phát triển
nhưng phân bố chưa đồng đều, một số cơ sở chế biến nông, lâm sản, khoáng sản
còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm mỗi trường, lãng phí tài nguyên.
Đồng chí Trần Văn Mộc - Bí thư Huyện ủy Văn
Chấn cho biết: "Dự kiến trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện xác định
tiềm năng kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy,
trong thời gian tới, cần phải cân nhắc điều kiện khách quan, chủ quan của các
chỉ tiêu khó đạt, đưa ra giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả. Đảng bộ huyện
sẽ tiếp tục đổi mới tư duy lãnh đạo, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; kết hợp sản xuất công
nghiệp với nông nghiệp, từng bước hiện đạt hóa nông nghiệp, nông thôn".
Có thể thấy, 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX, kết quả đạt được là khá khả quan. Tuy
nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có những sự điều chỉnh linh hoạt về
giải pháp thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là cơ sở để Đảng bộ
huyện Văn Chấn đề ra các mục tiêu kinh tế, xã hội nhiệm kỳ 2015-2020 và những
giải pháp thực hiện, đưa Văn Chấn trở thành huyện phát triển khu vực phía Tây
của tỉnh.
Ông Đỗ Đình Trâm - Bí thư Đảng bộ Công ty
TNHH Nghĩa Văn:
Quán triệt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Văn Chấn lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, hàng năm, Đảng bộ Công ty
TNHH Nghĩa Văn đã đề ra nghị quyết thực hiện từng chỉ tiêu cụ thể, triển khai
đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức lao động trong toàn Công
ty.
Ngoài việc thường xuyên giáo dục, nâng
cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý vận hành máy móc thì nhiệm vụ
bảo đảm đầy đủ nước tưới cho gần 3.400ha lúa nước được đơn vị đặt lên hàng
đầu. Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi đã phân công, giao trách nhiệm cho
từng cán bộ, công nhân, viên chức, lao động phụ trách từng khu vực cụ thể
thực hiện nhiệm vụ quản lý, tu sửa, nâng cấp kịp thời phục vụ cho sản xuất
của nhân dân.
Ông Hoàng Văn Xiến - Bí thư Đảng bộ xã
Hạnh Sơn:
Là xã thuần nông, chúng tôi nhận thức
được việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là hướng đi quan trọng để
phát triển kinh tế nông nghiệp. Hàng năm, ngoài các nghị quyết về phát triển
kinh tế - xã hội, chúng tôi còn có các nghị quyết chuyên đề về quy hoạch khu
vực sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất ngô đông, nghị quyết chuyên đề về
cho mượn đất để sản xuất vụ đông…
Với việc áp dụng cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi hợp lý, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay, bà con
nông dân trong xã đã chủ động về mặt thời vụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát
triển theo hướng hàng hóa với giá trị bình quân đạt 140 - 150 triệu đồng/ha.
Ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng bộ xã Suối
Giàng:
Xã Suối Giàng có trên 98% đồng bào dân
tộc Mông sinh sống, vì vậy, Đảng bộ xác định phát triển kinh tế, xây dựng đời
sống văn minh là mục tiêu hàng đầu.
Cùng với việc triển khai các chương
trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và các đề án "Giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc Mông", "Vận động đồng bào Mông thực hiện nếp
sống văn minh trong việc tang, việc cưới và lễ hội", chúng tôi đã chỉ
đạo các chi bộ, các cán bộ, đảng viên tổ chức các hoạt động động viên,
khuyến khích nhân dân và nêu gương để nhân dân học tập. Trong năm 2014, xã đã
giảm trên 8% hộ nghèo, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt gần 50%.
|
4903 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2014 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội đã đạt và tiếp cận với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình kinh tế - xã hội, một số chỉ tiêu vẫn còn khó khăn, thách thức.
Nông nghiệp bứt phá
Mấy năm trở lại đây, câu chuyện về chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ không còn xa lạ với hầu hết
người nông dân ở Văn Chấn. Cơ cấu 40% lúa thuần, 60% lúa lai trong vụ đông xuân
và ngược lại trong vụ mùa đã giúp nông dân chủ động thời vụ, bảo đảm thời gian
canh tác 3 vụ/năm. Cơ cấu này đã góp phần đạt mục tiêu bảo đảm an ninh ở vùng
cao và từng bước đưa sản xuất lúa ở vùng Mường Lò, vùng ngoài theo hướng
hàng hóa. Áp dụng cơ giới hóa và gieo cấy cải tiến SRI trên những cánh đồng mẫu
lớn đã tạo ra hiệu quả vượt trội.
Nhiều địa phương vùng cánh đồng Mường
Lò như Sơn A, Hạnh Sơn, Phù Nham giá trị đạt 140 - 150 triệu đồng/ha. Anh
Nguyễn Văn Tưởng ở thôn An Sơn (xã Hạnh Sơn) chia sẻ: "Dù sản xuất nông
nghiệp của bà con trong thôn luôn gắn liền với chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng
nhân dân chỉ gieo cấy một phần diện tích lấy lương thực để chăn nuôi. Số còn
lại chủ yếu gieo cấy lúa thuần chất lượng cao và sản xuất lúa giống để phục vụ gieo
trồng tại chỗ. Nhìn chung, nông dân đã chủ động về cơ cấu giống, thời vụ gieo
trồng; năng suất cũng như giá trị thì luôn nhất, nhì khu vực Mường Lò".
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, 4 năm qua, sản lượng lương thực có hạt của
toàn huyện liên tục tăng; đến năm 2014 là 62.275 tấn, vượt 275 tấn so với mục tiêu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Bên cạnh việc sản xuất lương thực, những
năm qua, sản xuất, kinh doanh chè cũng được nhân dân hết sức chú trọng. Tranh
thủ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, 4 năm qua, trung bình mỗi năm
huyện Văn Chấn cải tạo trên 300ha chè, riêng năm 2014 là trên 600ha. Vùng nguyên
liệu được quy hoạch gắn với các cơ sở chế biến đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao,
thúc đẩy phát triển chung.
Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Huyện hiện có gần 4.900ha
chè, trong đó gần 50% đã được trồng cải tạo. Đến năm 2014, sản lượng chè búp
tươi đã tăng trên 11 tấn so với đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, vượt mục tiêu nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã đề ra. Đây là nền tảng quan trọng để
từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn".
Công nghiệp phát triển đúng hướng
Cùng với sản xuất nông nghiệp, những năm
qua, sản xuất công nghiệp ở Văn Chấn cũng có bước tăng trưởng khá. Mặc dù gặp
nhiều khó khăn bởi những tác động của nền kinh tế thị trường và bất lợi về điều
kiện giao thông nhưng với những chính sách thu hút thông thoáng, đầu tư tập
trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất. Ngoài việc
quy hoạch các cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, đến nay, huyện đã hoàn
thành việc xây dựng Cụm công nghiệp Sơn Thịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
chục doanh nghiệp vào đầu tư ổn định lâu dài.
Với quan điểm mở cửa, thu hút đầu tư và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, những năm qua, các doanh
nghiệp mũi nhọn như thủy điện, sản xuất chè, chế biến quặng, chế biến gỗ rừng
trồng… đều đạt mục tiêu kế hoạch hàng năm, đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân
sách Nhà nước. Ông Phan Văn An - Giám đốc Công ty cổ phần Chè Liên Sơn chia sẻ:
"Dù gặp không ít khó khăn do những biến động của thị trường chè nhưng được
sự quan tâm của các cấp chính quyền và Dự án Qseap tỉnh Yên Bái, Công ty đã giữ
vững và phát triển vùng nguyên liệu ngày càng chất lượng. Đây là yếu tố quan
trọng giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, hoàn thành kế hoạch hàng năm".
Chú trọng phát triển công nghiệp, 4 năm
qua, giá trị công nghiệp của huyện liên tục tăng. Đến nay, tổng giá trị công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 425 tỷ đồng, vượt 25 tỷ đồng so với
mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra. Đây là mục tiêu
quan trọng cho thấy việc xác định các mục tiêu về tăng giá trị sản xuất công nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đầu nhiệm kỳ là chính xác, đã và đang phát huy
tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Bước điều chỉnh từ thực tiễn
Trong 29 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra, đến nay, Văn Chấn đã hoàn
thành và hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đã tiệm
cận và xấp xỉ hoàn thành. Nhiều chỉ tiêu quan trọng như kết nạp đảng viên mới,
thu ngân sách, sản lượng lương thực có hạt, giá trị công nghiệp đã có tác động
không nhỏ nâng cao đời sống vật chất tinh thần, cải tạo bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu khó như số xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn
mới, diện tích rừng và tỷ lệ tán che phủ rừng, diện tích trồng cây cao su, diện
tích cây ăn quả và tổng đàn đại gia súc. Mặt khác, một số chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đạt và gần đạt nhưng chưa bền vững, công nghiệp phát triển
nhưng phân bố chưa đồng đều, một số cơ sở chế biến nông, lâm sản, khoáng sản
còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm mỗi trường, lãng phí tài nguyên.
Đồng chí Trần Văn Mộc - Bí thư Huyện ủy Văn
Chấn cho biết: "Dự kiến trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện xác định
tiềm năng kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy,
trong thời gian tới, cần phải cân nhắc điều kiện khách quan, chủ quan của các
chỉ tiêu khó đạt, đưa ra giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả. Đảng bộ huyện
sẽ tiếp tục đổi mới tư duy lãnh đạo, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; kết hợp sản xuất công
nghiệp với nông nghiệp, từng bước hiện đạt hóa nông nghiệp, nông thôn".
Có thể thấy, 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XIX, kết quả đạt được là khá khả quan. Tuy
nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có những sự điều chỉnh linh hoạt về
giải pháp thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là cơ sở để Đảng bộ
huyện Văn Chấn đề ra các mục tiêu kinh tế, xã hội nhiệm kỳ 2015-2020 và những
giải pháp thực hiện, đưa Văn Chấn trở thành huyện phát triển khu vực phía Tây
của tỉnh.
Ông Đỗ Đình Trâm - Bí thư Đảng bộ Công ty
TNHH Nghĩa Văn:
Quán triệt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Văn Chấn lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, hàng năm, Đảng bộ Công ty
TNHH Nghĩa Văn đã đề ra nghị quyết thực hiện từng chỉ tiêu cụ thể, triển khai
đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức lao động trong toàn Công
ty.
Ngoài việc thường xuyên giáo dục, nâng
cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý vận hành máy móc thì nhiệm vụ
bảo đảm đầy đủ nước tưới cho gần 3.400ha lúa nước được đơn vị đặt lên hàng
đầu. Để làm tốt nhiệm vụ này, chúng tôi đã phân công, giao trách nhiệm cho
từng cán bộ, công nhân, viên chức, lao động phụ trách từng khu vực cụ thể
thực hiện nhiệm vụ quản lý, tu sửa, nâng cấp kịp thời phục vụ cho sản xuất
của nhân dân.
Ông Hoàng Văn Xiến - Bí thư Đảng bộ xã
Hạnh Sơn:
Là xã thuần nông, chúng tôi nhận thức
được việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là hướng đi quan trọng để
phát triển kinh tế nông nghiệp. Hàng năm, ngoài các nghị quyết về phát triển
kinh tế - xã hội, chúng tôi còn có các nghị quyết chuyên đề về quy hoạch khu
vực sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất ngô đông, nghị quyết chuyên đề về
cho mượn đất để sản xuất vụ đông…
Với việc áp dụng cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi hợp lý, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay, bà con
nông dân trong xã đã chủ động về mặt thời vụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát
triển theo hướng hàng hóa với giá trị bình quân đạt 140 - 150 triệu đồng/ha.
Ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng bộ xã Suối
Giàng:
Xã Suối Giàng có trên 98% đồng bào dân
tộc Mông sinh sống, vì vậy, Đảng bộ xác định phát triển kinh tế, xây dựng đời
sống văn minh là mục tiêu hàng đầu.
Cùng với việc triển khai các chương
trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và các đề án "Giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc Mông", "Vận động đồng bào Mông thực hiện nếp
sống văn minh trong việc tang, việc cưới và lễ hội", chúng tôi đã chỉ
đạo các chi bộ, các cán bộ, đảng viên tổ chức các hoạt động động viên,
khuyến khích nhân dân và nêu gương để nhân dân học tập. Trong năm 2014, xã đã
giảm trên 8% hộ nghèo, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt gần 50%.