Đến nay, chương trình hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ bà con nông dân trong huyện Lục Yên 166 cơ sở, trong đó, có 24 cơ sở lợn nái sinh sản, 53 cơ sở lợn thịt, 44 cơ sở gia cầm, 22 cơ sở ba ba và 23 cơ sở cá lồng. Nhờ có sự đầu tư phát triển của Nhà nước, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo quy mô trang trại vừa và lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Nhờ phát triển chăn nuôi hàng hóa, nhiều nông dân huyện Lục Yên đã có thu nhập ổn định.
Gia đình ông Trương Văn Khoa ở thôn Làng
Thọc, xã Yên Thắng đã có thâm niên nuôi lợn hàng chục năm, kinh nghiệm chăn
nuôi không phải ít. Vậy mà, ông Khoa vẫn khẳng định mình đã "vỡ vạc"
ra nhiều khi được tham gia chương trình chăn nuôi hàng hóa, qua các đợt tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT). Đến nay, chuồng nuôi của gia đình
ông lúc nào cũng có ít nhất 10 con nái. Không chỉ có thế, ông còn đang chuẩn bị
con giống để tăng thêm đàn lợn nái lên 20 con. Ông cho biết: "Tôi rất cảm
ơn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nông dân nói chung và gia đình
tôi nói riêng. Sự hỗ trợ này không chỉ giúp tôi có thêm vốn mà quan trọng hơn
là kiến thức chăn nuôi".
Ông Hoàng Văn Biên ở tổ dân phố 1, thị trấn
Yên Thế đã ấp ủ dự định nuôi ba ba từ rất lâu nhưng do nguồn vốn của gia đình
hạn chế, cộng với kiến thức KHKT chưa đầy đủ nên ông Biên chưa thể thực
hiện mong muốn. Đến đầu năm 2014, khi biết có chương trình chăn nuôi hàng hóa,
ông đã chủ động tìm đến cơ quan chức năng để tìm hiểu và xin được hỗ trợ. Qua nghiệm
thu, chuồng nuôi của gia đình ông đều đạt yêu cầu về diện tích ao, bố trí ao có
nơi sinh sản và nơi ấp trứng riêng, các điều kiện về con giống cũng bảo đảm quy
định.
Với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở chăn
nuôi lợn thịt quy mô 50 con/lứa và cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô 10 nái
sinh sản; hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô 1.000 con/lứa;
hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở nuôi ba ba gồm 30 con giống; 15 triệu đồng/cơ sở cá lồng...
, các hộ chăn nuôi đã có thêm nguồn lực để tập trung cho phát triển kinh tế gia
đình và cho rằng chính sách này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chăn
nuôi theo hướng tập trung hàng hóa. Từ đó, nhiều gia đình đã có sự bứt phá như:
ông Trương Văn Khoa, ông Đặng Minh Va phát triển nuôi lợn ở xã Yên Thắng; bà
Hoàng Thị Thuận nuôi vịt ở thị trấn Yên Thế...
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương
trình hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa ở Lục Yên cũng gặp nhiều khó khăn như: tâm lý
của một số hộ dân chỉ tính đến kinh phí hỗ trợ, cố gắng để đạt yêu cầu khi
nghiệm thu nên khi vướng chút dịch bệnh hoặc giá cả biến đổi là không đủ khả
năng để tiếp tục duy trì; nguồn cung cấp con giống không ổn định, không chắc
chắn; vấn đề dịch bệnh và giá cả thất thường cũng ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của
người dân... Những khó khăn đó khiến số hộ chăn có giảm, riêng các cơ sở cá
lồng hầu như không thể duy trì.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Năm 2015, huyện sẽ tiếp tục triển
khai chương trình phát triển chăn nuôi hàng hóa của tỉnh, tuy nhiên sẽ thay đổi
một số tiêu chí như: đối với chăn nuôi lợn thịt sẽ nâng mỗi cơ sở lên 100 con, lợn
nái tăng lên 20 con. Tương đương với đó, mức đầu tư hỗ trợ cũng tăng từ
20 triệu/cơ sở lên 30 triệu đồng/cơ sở. Cùng với những điều chỉnh về chính
sách, hiện nay, huyện cũng đang tổ chức lại phương thức thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả của chương trình. Địa phương sẽ tuyên truyền chính sách, cơ chế hỗ trợ
của tỉnh, tập trung nguồn lực giúp các hộ xây dựng dự án, tổ chức thi công, mua
con giống, thức ăn, thuốc thú y cũng như đẩy mạnh áp dụng KHKT, có giải pháp
thích ứng tốt với thị trường để tiêu thụ sản phẩm".
Chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi
hàng hóa của tỉnh thực sự là "liều thuốc" kích thích phát triển đàn
vật nuôi của huyện Lục Yên, so với năm 2010, đến nay, đàn lợn tăng 38%, đàn gia
cầm tăng 10%, nhiều hộ chăn nuôi đã xây dựng chuồng trại đúng quy cách, có hệ
thống thoát nước, có hầm biogas xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường;
ngoài ra, nhiều hộ tự chủ động con giống, góp phần giảm thiểu bệnh dịch...
4498 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Đến nay, chương trình hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa của tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ bà con nông dân trong huyện Lục Yên 166 cơ sở, trong đó, có 24 cơ sở lợn nái sinh sản, 53 cơ sở lợn thịt, 44 cơ sở gia cầm, 22 cơ sở ba ba và 23 cơ sở cá lồng. Nhờ có sự đầu tư phát triển của Nhà nước, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo quy mô trang trại vừa và lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Gia đình ông Trương Văn Khoa ở thôn Làng
Thọc, xã Yên Thắng đã có thâm niên nuôi lợn hàng chục năm, kinh nghiệm chăn
nuôi không phải ít. Vậy mà, ông Khoa vẫn khẳng định mình đã "vỡ vạc"
ra nhiều khi được tham gia chương trình chăn nuôi hàng hóa, qua các đợt tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT). Đến nay, chuồng nuôi của gia đình
ông lúc nào cũng có ít nhất 10 con nái. Không chỉ có thế, ông còn đang chuẩn bị
con giống để tăng thêm đàn lợn nái lên 20 con. Ông cho biết: "Tôi rất cảm
ơn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nông dân nói chung và gia đình
tôi nói riêng. Sự hỗ trợ này không chỉ giúp tôi có thêm vốn mà quan trọng hơn
là kiến thức chăn nuôi".
Ông Hoàng Văn Biên ở tổ dân phố 1, thị trấn
Yên Thế đã ấp ủ dự định nuôi ba ba từ rất lâu nhưng do nguồn vốn của gia đình
hạn chế, cộng với kiến thức KHKT chưa đầy đủ nên ông Biên chưa thể thực
hiện mong muốn. Đến đầu năm 2014, khi biết có chương trình chăn nuôi hàng hóa,
ông đã chủ động tìm đến cơ quan chức năng để tìm hiểu và xin được hỗ trợ. Qua nghiệm
thu, chuồng nuôi của gia đình ông đều đạt yêu cầu về diện tích ao, bố trí ao có
nơi sinh sản và nơi ấp trứng riêng, các điều kiện về con giống cũng bảo đảm quy
định.
Với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở chăn
nuôi lợn thịt quy mô 50 con/lứa và cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô 10 nái
sinh sản; hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô 1.000 con/lứa;
hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở nuôi ba ba gồm 30 con giống; 15 triệu đồng/cơ sở cá lồng...
, các hộ chăn nuôi đã có thêm nguồn lực để tập trung cho phát triển kinh tế gia
đình và cho rằng chính sách này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chăn
nuôi theo hướng tập trung hàng hóa. Từ đó, nhiều gia đình đã có sự bứt phá như:
ông Trương Văn Khoa, ông Đặng Minh Va phát triển nuôi lợn ở xã Yên Thắng; bà
Hoàng Thị Thuận nuôi vịt ở thị trấn Yên Thế...
Bên cạnh những kết quả đạt được, chương
trình hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa ở Lục Yên cũng gặp nhiều khó khăn như: tâm lý
của một số hộ dân chỉ tính đến kinh phí hỗ trợ, cố gắng để đạt yêu cầu khi
nghiệm thu nên khi vướng chút dịch bệnh hoặc giá cả biến đổi là không đủ khả
năng để tiếp tục duy trì; nguồn cung cấp con giống không ổn định, không chắc
chắn; vấn đề dịch bệnh và giá cả thất thường cũng ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của
người dân... Những khó khăn đó khiến số hộ chăn có giảm, riêng các cơ sở cá
lồng hầu như không thể duy trì.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Năm 2015, huyện sẽ tiếp tục triển
khai chương trình phát triển chăn nuôi hàng hóa của tỉnh, tuy nhiên sẽ thay đổi
một số tiêu chí như: đối với chăn nuôi lợn thịt sẽ nâng mỗi cơ sở lên 100 con, lợn
nái tăng lên 20 con. Tương đương với đó, mức đầu tư hỗ trợ cũng tăng từ
20 triệu/cơ sở lên 30 triệu đồng/cơ sở. Cùng với những điều chỉnh về chính
sách, hiện nay, huyện cũng đang tổ chức lại phương thức thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả của chương trình. Địa phương sẽ tuyên truyền chính sách, cơ chế hỗ trợ
của tỉnh, tập trung nguồn lực giúp các hộ xây dựng dự án, tổ chức thi công, mua
con giống, thức ăn, thuốc thú y cũng như đẩy mạnh áp dụng KHKT, có giải pháp
thích ứng tốt với thị trường để tiêu thụ sản phẩm".
Chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi
hàng hóa của tỉnh thực sự là "liều thuốc" kích thích phát triển đàn
vật nuôi của huyện Lục Yên, so với năm 2010, đến nay, đàn lợn tăng 38%, đàn gia
cầm tăng 10%, nhiều hộ chăn nuôi đã xây dựng chuồng trại đúng quy cách, có hệ
thống thoát nước, có hầm biogas xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường;
ngoài ra, nhiều hộ tự chủ động con giống, góp phần giảm thiểu bệnh dịch...